Leader talk
Ba điểm cốt yếu khi hiện thực hóa quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long
Theo đại diện World Bank, một trong những điều quan trọng Việt Nam cần lưu ý là quy hoạch vùng cần đi kèm với chương trình hành động chiến lược và khả thi, xác định các ưu tiên đầu tư trong khung thời gian nhất định.
Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia World Bank (Ngân hàng Thế giới) tại Việt Nam, mới đây đánh giá quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030 là thành quả của cách tiếp cận mới mang tính toàn diện và chiến lược đối với sự phát triển vùng.
Quy hoạch thể hiện cách tiếp cận toàn chính phủ và cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy phát triển bền vững, và nâng cao khả năng thích ứng với khí hậu của khu vực.
“Chuyển từ tầm nhìn và quy hoạch sang thực hiện luôn là một thách thức, và đã có một số xu hướng có thể nhận thấy cần được giải quyết để thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long”, bà lưu ý và nhấn mạnh tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng đồng bằng sông Cửu Long mới đây.
Ví dụ, mặc dù trước đây vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có đóng góp lớn cho nền kinh tế, đây lại là vùng duy nhất trên cả nước có tỷ lệ các huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên mức trung bình cả nước tăng lên trong giai đoạn 2015 – 2019.
Tình hình càng thêm phức tạp bởi cuộc khủng hoảng kép do hạn hán vào năm 2020 và đại dịch Covid-19.
Khu vực này cũng chứng kiến tình trạng di cư trong những năm qua do biến đổi khí hậu. Đặc biệt, lượng người di cư từ vùng này chiếm khoảng 37% tổng số người di cư trong cả nước vào năm 2020.
Nhiều ước tính cho thấy tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu mỗi năm có thể gây thiệt hại cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lên tới 70 triệu USD vào mùa mưa do ngập lụt, và 1,7 tỷ USD vào mùa khô do hạn mặn.
Ngoài ra, các tác động dài hạn của đại dịch Covid-19, bất ổn kinh tế toàn cầu và sự bất ổn của thị trường, đều khiến khu vực này phải đối mặt với những thách thức đặc biệt trong việc đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đầy tham vọng đặt ra trong quy hoạch, và góp phần vào mục tiêu của Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.

Theo đại diện World Bank, có ba điểm quan trọng Việt Nam cần cân nhắc khi chuyển từ quy hoạch sang hành động.
Thứ nhất, đảm bảo tập trung cao độ vào hiệu quả và hiệu lực.
Theo đó, quy hoạch vùng cần đi kèm với một chương trình hành động chiến lược và khả thi, trong đó xác định rõ ràng các ưu tiên đầu tư trong khung thời gian, và với nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội nhất định.
Với nhu cầu vốn tối thiểu dự kiến lên đến 57 tỷ USD từ nay đến năm 2030 để thực hiện các dự án đầu tư trong quy hoạch, điều quan trọng là phải có tầm nhìn khu vực, trong đó tập trung vào thực hiện những hành động mang tính cấp bách và mang lại tác động to lớn.
Điều này có nghĩa là cần đảm bảo các nguồn lực tài chính hiện có được sử dụng hiệu quả hơn, tối đa hóa các lợi ích về xã hội và môi trường, bà nhấn mạnh.
Theo bà Carolyn Turk, trên cơ sở quy hoạch vùng, Việt Nam cần tiếp tục sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư cấp vùng, phân bổ ngân sách để chuẩn bị các dự án đã lên kế hoạch và đơn giản hóa các quy trình phê duyệt để nâng cao tính sẵn sàng.
Cùng với đó, đảm bảo quyền làm chủ cũng như trách nhiệm giải trình trong việc thực hiện các dự án ưu tiên.
“Tôi cũng vui mừng nhận thấy Chính phủ đã chú trọng huy động sự tham gia của khu vực tư nhân, và tôi đặc biệt khuyến khích các quý vị sớm ban hành các quy định pháp lý và cơ chế thể chế cần thiết để tăng cường nguồn vốn tư nhân”, bà nhấn mạnh.
Thứ hai, đảm bảo sự phối hợp theo chiều dọc và chiều ngang.
Việc thực hiện quy hoạch sẽ đòi hỏi cách tiếp cận toàn bộ chính phủ, do đó cần có chỉ đạo rõ ràng và thống nhất về vai trò và trách nhiệm của tất cả các bên liên quan chính, đồng thời đảm bảo sự tham gia và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành có liên quan và giữa các cấp quản lý.
Ở cấp trung ương, cấp địa phương và cấp ngành, các cải cách thể chế và chính sách để tiếp tục tăng cường điều phối vùng, bao gồm nhấn mạnh nhiệm vụ của hội đồng điều phối vùng trong việc sắp xếp thứ tự ưu tiên và thực hiện các dự án cấp vùng, xây dựng nền tảng hiệu quả để ra các quyết định thực chứng và thúc đẩy các giải pháp tích hợp liên ngành, trở nên ngày càng cấp thiết.
Các quy hoạch cấp ngành và cấp tỉnh tiếp theo đang được lập phải đảm bảo tính kế thừa và nhất quán với quy hoạch vùng này, đồng thời cần có cơ chế và biện pháp khắc phục rõ ràng nếu tiềm ẩn những mâu thuẫn, trùng lặp hoặc hạn chế.
Thứ ba, đảm bảo quy hoạch vùng luôn được cập nhật.
Quy hoạch phải thích ứng và linh hoạt trong quá trình thực hiện. Điều quan trọng là phải có một cơ chế phản hồi hiệu quả để cho phép phản ánh, đánh giá, cập nhật và điều chỉnh liên tục.
Đồng thời, cần có khung giám sát và đánh giá mạnh mẽ để ghi nhận và đánh giá tiến độ thực hiện và đảm bảo chất lượng thực hiện.
World Bank bày cách chuyển dịch năng lượng bền vững tại Việt Nam
Bà Carolyn Turk cho biết thêm World Bank rất vinh dự được hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong nhiệm vụ quan trọng là lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đơn cử, tổ chức này đã hợp tác cùng Chính phủ Australia để cung cấp các phân tích nền tảng phục vụ công tác lập quy hoạch, xây dựng chính sách và tăng cường điều phối vùng.
Đại diện World Bank cho biết thêm World Bank sẽ tiếp tục hỗ trợ khi quy hoạch được triển khai, cam kết mang tri thức toàn cầu, khả năng tập hợp và nguồn lực tài chính để hợp tác với toàn bộ chính phủ, các đối tác phát triển, khu vực tư nhân và các bên liên quan chính khác, nhằm đạt được tăng trưởng bền vững, thích ứng với khí hậu và bao trùm ở đồng bằng sông Cửu Long.
“Khi phối hợp cùng nhau, chúng ta có thể đưa ra các quyết định chiến lược và thực hiện những hành động táo bạo và đổi mới sáng tạo để tiếp tục khai thác tiềm năng của vùng”, bà khẳng định.
Huy động 2,2 tỷ USD vốn nước ngoài để phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long
Kết nối nguồn lực đổi mới sáng tạo đồng bằng sông Cửu Long
Sáng kiến đổi mới sáng tạo tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (MII) mới được khởi động nhằm kết nối các nguồn lực hỗ trợ phát triển bền vững miền Tây.
Thời khắc để Đồng bằng Sông Cửu Long ‘cất cánh’
Nếu có sự hỗ trợ của Trung ương, sự hợp lực của cộng đồng doanh nghiệp, Mekong Smart City chắc chắn sẽ sớm thành công, góp phần phát triển an sinh xã hội. Đó cũng là thời khắc tiếp sức để Đồng bằng Sông Cửu Long cất cánh.
Chìa khóa đưa đồng bằng sông Cửu Long mang thương hiệu thế giới
Liên kết vùng, thích ứng và phát triển trong điều kiện biến đổi khí hậu sẽ là những vấn đề trọng tâm phát triển đồng bằng sông Cửu Long, theo quan điểm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan.
Chiến lược mới cho đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu
Bộ Tài nguyên và môi trường đề nghị các địa phương miền Tây Nam Bộ nghiên cứu, bổ sung thêm các phương án chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu, bên cạnh các quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết 120/NQ-CP.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.