Đồng bằng sông Cửu Long kỳ vọng trở thành trung tâm năng lượng sạch
Phạm Sơn
Chủ nhật, 26/06/2022 - 08:46
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các địa phương miền Tây tích cực thu hút đầu tư trong và ngoài nước để nhanh chóng trở thành trung tâm năng lượng xanh, năng lượng tái tạo của đất nước.
Trước những thách thức cả chủ quan và khách quan, quy hoạch tổng thể vùng Đồng bằng sông Cửu Long đề ra hướng tư duy phát triển mới, trong đó nhấn mạnh “nông nghiệp sinh thái là trọng tâm, công nghiệp năng lượng là đột phá, dịch vụ là bệ đỡ”.
Như vậy, bên cạnh các lĩnh vực như nông nghiệp xanh, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, dịch vụ chế biến nông sản…, ngành công nghiệp năng lượng cũng là một mũi nhọn để phát triển miền Tây.
Tuy nhiên, với đặc điểm là một đồng bằng trẻ, chịu nhiều tác động từ biến đổi khí hậu, phát triển công nghiệp năng lượng tại miền Tây cũng cần cẩn trọng hơn so với các vùng khác. Nếu cố tình phát triển những nhà máy điện gây ô nhiễm môi trường, theo cảnh báo của nhiều chuyên gia, miền Tây sẽ “chìm dần theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng”. Như vậy, công nghiệp năng lượng tại vùng đất Chín Rồng phải là năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
Đặc biệt, với cam kết phát thải ròng bằng không vào năm 2050 tại COP26, ngành năng lượng tái tạo nói chung và tại miền Tây nói riêng có thêm nhiều cơ hội để phát triển. Trong dự thảo quy hoạch điện VIII, dự kiến miền Tây đến năm 2030 có khoảng gần 8 nghìn MW điện gió, sau năm 2030 tiếp tục phát triển điện mặt trời.
Quy hoạch điện VIII không có nội dung chi tiết các dự án mà chỉ quy hoạch quy mô công suất theo vùng, miền. Vì vậy, sau khi quy hoạch điện VIII được phê duyệt, Bộ Công thương sẽ triển khai quy hoạch riêng với các địa phương.
Trung tâm về năng lượng xanh
Trao đổi với Thủ tướng Chính phủ cũng như đại diện các bộ, ngành và lãnh đạo địa phương Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, phát triển năng lượng tái tạo tại miền Tây là một trong 3 nội dung cốt lõi được Bộ Công thương thực hiện trong thời gian tới để đóng góp vào hiện thực hóa Quy hoạch tổng thể vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050.
Kêu gọi sự chung tay của các địa phương trong vấn đề phát triển năng lượng tái tạo, bộ trưởng nêu ra 4 đề xuất.
Đầu tiên, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương để sau khi quy hoạch điện VIII được phê duyệt sẽ đề xuất các dự án năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Trong đó, đặc biệt chú trọng tích hợp dự án năng lượng tái tạo vào quy hoạch địa phương và ưu tiên các dự án mang tính liên kết vùng.
Thứ hai, đẩy mạnh thu hút, xúc tiến đầu tư vào năng lượng tái tạo, bao gồm nguồn vốn trong nước và quốc tế. Đây là yếu tố quan trọng góp phần đưa miền Tây trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của đất nước.
Thứ ba, song song với thu hút đầu tư, cần tích cực cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, năng cao năng lực cạnh tranh. Đối với các dự án điện tái tạo, vấn đề giải phóng mặt bằng là điểm nghẽn phổ biến, cần phải được địa phương tháo gỡ kịp thời.
Cuối cùng, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao để cung ứng cho các dự án điện bền vững cũng như phục vụ cho định hướng phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng.
Bộ trưởng cho biết, đối với các dự án mua bán điện trực tiếp (DPPA) và sử dụng điện tại chỗ, bộ đang trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện. Những cơ chế này, nếu đi vào hiện thực, cũng sẽ là yếu tố quan trọng thu hút vốn đầu tư, đặc biệt đối với các dự án đầu tư xanh, bền vững, trung hòa phát thải carbon tại miền Tây cũng như trên cả nước.
Buổi sớm mai cái nóng đến trước cả những tia nắng mặt trời đầu tiên, những cô gái son phấn loạng choạng về nhà sau đêm tiệc tùng thâu đêm tận sáng . Dubai lại bắt đầu một ngày mới trong cái nóng hầm hập đầu hè và sự nhộn nhịp của một điểm nút giao thông và giao thương khổng lồ của thế giới, đông nghịt khách từ bốn phương trời bất kể ngày đêm.
Quan điểm mới về nông nghiệp miền Tây được đưa ra tại Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017, là quan điểm “thuận thiên”, canh tác nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, không tìm cách can thiệp thô bạo vào thiên nhiên.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, chủ trương để xây dựng hạ tầng đường bộ cho Đồng bằng sông Cửu Long là “qua sông thì bắc cầu, qua núi thì đào hầm và qua đồng ruộng thì đổ đất”, tránh việc “bám” theo khu dân cư, vừa tốn chi phí giải phóng mặt bằng, vừa làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.