Tiêu điểm
Thấy gì từ bảng xếp hạng PCI 2019
Môi trường kinh doanh dưới con mắt của các doanh nghiệp tư nhân đang bình đẳng hơn, nhưng dư địa cải cách vẫn còn rất lớn.
Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban pháp chế Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), là đã truyền tải được nguyện vọng của các doanh nghiệp đến bộ máy chính quyền và có những tác động đáng kể đến việc thúc đẩy các tỉnh, thành cải cách thủ tục hành chính sau 15 năm thực hiện.
Năm 2005, địa phương có điểm số thấp nhất chỉ đạt 36 điểm thì trong năm ngoái, tỉnh nằm cuối bảng xếp hạng đã đạt xấp xỉ điểm số 60/100.
Điểm số bình quân của PCI cũng tăng lên rất cao, đạt trên 65 điểm trong năm ngoái, nếu dùng các chỉ số gốc thì điểm số bình quân cũng trên 63 – con số cao nhất từ trước đến nay, cho thấy được sự đồng đều trong chất lượng về cải cách.
Kết quả điều tra PCI 2019 cho thấy, mức độ năng động, sáng tạo của chính quyền cấp tỉnh gia tăng. Cụ thể, năm 2019 có 54,1% doanh nghiệp cho biết thái độ của chính quyền địa phương đối với khu vực kinh tế tư nhân là tích cực, mức cao nhất kể từ năm 2006.
Môi trường kinh doanh dưới con mắt của các doanh nghiệp tư nhân đang bình đẳng hơn. Đáng chú ý, tình trạng phân biệt đối xử, dành ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước hay ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp lớn và thân hữu đã đã có dấu hiệu giảm so với các năm trước
Tính minh bạch của môi trường kinh doanh tại các địa phương có dấu hiệu được cải thiện. PCI 2019 ghi nhận các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thông tin so với năm trước, song vẫn còn nhiều dư địa để cải thiện một số chỉ tiêu tiếp cận thông tin quan trọng như tỷ lệ doanh nghiệp cần có "mối quan hệ" để có được các tài liệu của tỉnh, thương lượng về mức thuế và khả năng dự đoán được việc thực thi của chính quyền địa phương đối với pháp luật của Trung ương.
Ông Tuấn cho rằng, các doanh nghiệp cần chú trọng cải cách tính minh bạch hơn nữa bởi dư địa vẫn còn lớn, đặc biệt là về chi tiêu, mua sắm công. Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết tiếp cận được thông tin về các hợp đồng mua sắm công tại địa phương thông qua các kênh công khai chỉ là 42,9% trong năm ngoái, trong khi con số này của năm 2018 là 55%.
Chất lượng giải quyết tranh chấp của tòa án theo đánh giá của doanh nghiệp có sự cải thiện trong năm 2019 so với trước đây; tương tự, tình hình an ninh trật tự tại các địa phương cũng có cải thiện.
Điều tra PCI 2019 tiếp tục thu nhận những phản ánh tích cực của cộng đồng doanh nghiệp về nỗ lực của chính quyền trong phòng chống tham nhũng và cắt giảm chi phí không chính thức tại các địa phương, cho thấy hiệu quả của công cuộc chống tham nhũng của Nhà nước cũng như việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác cải cách.
Song ông Tuấn lưu ý, mặc dù đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng sáu năm trở lại đây nhưng tỷ lệ doanh nghiệp cho biết phải trả chi phí không chính thức trong điều tra PCI 2019 vẫn trên 50%.
Điều tra PCI 2019 cũng cho thấy những chuyển biến tích cực của công tác cải cách hành chính qua cảm nhận của các doanh nghiệp về chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, một số lĩnh vực thủ tục hành chính có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá là vẫn nhiều phiền hà còn tương đối cao như đất đai, thuế, phí, bảo hiểm xã hội, xây dựng, giao thông.
Những phản ánh của các doanh nghiệp cho thấy, các vướng mắc của doanh nghiệp khi triển khai dự án liên quan tới nhiều lĩnh vực thủ tục hành chính hiện nay rất lớn. Trong đó, những thủ tục về đất đai và giải phóng mặt bằng, thủ tục liên quan tới quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và quyết định chủ trương đầu tư là những thủ tục doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn cao hơn cả.
Báo cáo PCI năm nay tiếp tục phản ánh những khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm vừa qua, nổi bật là tìm kiếm khách hàng, tiếp cận vốn, tìm kiếm nhân sự thích hợp, tiếp đến là tìm kiếm đối tác kinh doanh và biến động thị trường. Dù đã có những cải thiện nhất định, nhưng vẫn có 18% doanh nghiệp lo ngại trước vấn đề biến động của chính sách, pháp luật.
Cũng theo kết quả PCI 2019, có 51% doanh nghiệp tư nhân tham gia điều tra cho biết sẽ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong hai năm tới. Mức độ lạc quan về triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp có xu hướng gia tăng theo quy mô doanh nghiệp. Dữ liệu năm 2019 cũng cho thấy khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khá lạc quan, với 53% doanh nghiệp dự kiến tăng quy mô kinh doanh. Dù vậy, con số này có thấp hơn so với hai năm trước đó.
Ông Tuấn lưu ý, những con số mô tả triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trình bày trong báo cáo PCI năm nay dựa trên số liệu thu thập vào quý 2 và quý 3/2019, khá lâu trước thời điểm vi rút Corona bùng phát. Kể từ đó, đại dịch toàn cầu này đã tác động nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp từ lớn tới nhỏ tại Việt Nam. Bối cảnh kinh doanh tại Việt Nam cũng như cả thế giới được cho rằng sẽ thay đổi rất nhanh chóng theo chiều hướng tiêu cực hơn.
Theo nhận định của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, PCI 2019 phản ánh cục diện cải cách và môi trường kinh doanh ở cấp địa phương ở Việt Nam trước đại dịch Covid-19. Tình hình hiện đã khác, nỗi lo suy thoái đang là xu hướng chủ đạo. Dù vậy, chỉ số niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp vào sự điều hành của các cấp chính quyền năm 2020 được Chủ tịch VCCI nhìn nhận chắc chắn sẽ vẫn khả quan.
Ông Lộc cho rằng, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đã sớm kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh để có thể tiên phong mở cửa thị trường, tái khởi động, phục hồi nền kinh tế. Đó là cơ hội vàng. Nhưng cần lưu ý, tái khởi động không phải là vẫn làm theo cách cũ. Thế giới sau đại dịch sẽ khác với thế giới của ngày hôm nay. Các dòng chảy thương mại và đầu tư quốc tế đang đảo chiều, các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được định hình lại một cách tin cậy hơn và bền vững hơn.
"Lúc này, các doanh nghiệp sẽ phải kinh doanh sáng tạo và phải có trách nhiệm hơn. Chính quyền kiến tạo song hành với doanh nghiệp sáng tạo và có trách nhiệm sẽ là những mái chèo đưa con thuyền kinh tế Việt Nam vươn ra biển lớn", Chủ tịch VCCI nói.
Cuộc chiến tư duy trong lòng môi trường kinh doanh
Quảng Ninh năm thứ ba liên tiếp dẫn đầu bảng xếp hạng PCI
Sau 15 năm, khoảng cách giữa tỉnh đứng đầu và tỉnh đứng cuối của điểm số PCI hay điểm số PCI gốc ngày càng thu hẹp.
Chính phủ ban hành Nghị quyết 02 nhằm tăng hạng môi trường kinh doanh lên 10 bậc
Năm 2020, môi trường kinh doanh của Việt Nam phấn đấu lên 10 bậc theo xếp hạng EoDB của Ngân hàng thế giới (WB); năng lực cạnh tranh lên 5 bậc theo xếp hạng GCI 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).
Chủ tịch Quảng Ninh ra chỉ thị cải thiện môi trường kinh doanh
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ra chỉ thị về việc thực hiện hiệu quả công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Ngân hàng Thế giới tăng điểm cho Việt Nam về cải cách môi trường kinh doanh
Theo Ngân hàng thế giới, cải cách môi trường kinh doanh của Việt Nam có sự tiến bộ khi mức điểm đánh giá cao hơn năm ngoái. Tuy nhiên, xếp hạng lại giảm nhẹ.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.