Hơn 50% dự án năng lượng tái tạo tại Đông Nam Á không có khả năng thanh toán
Hoàng Linh
Thứ sáu, 03/11/2017 - 17:48
Khả năng vượt qua sự phụ thuộc vào các phương pháp sản xuất năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch của các quốc gia Đông Nam Á được đánh giá cao nhưng nó chỉ hiện diện khi ngành năng lượng tái tạo có thể thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nữa.
Theo dự báo, ngành năng lượng tái tạo có thể cung cấp đủ lượng điện cho 65 triệu người tại khu vực Đông Nam Á nếu các quy định thị trường và tính khả thi của các dự án năng lượng tái tạo được cải thiện.
Theo các diễn giả tại Hội nghị Thượng đỉnh về Năng lượng tái tạo châu Á được tổ chức tại Singapore vào tuần trước, Đông Nam Á là thị trường chín muồi cho việc phát triển năng lượng tái tạo.
Các nền kinh tế tại khu vực này đang nổi lên nhanh chóng, tạo môi trường thuận lợi cho năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Bên cạnh đó, thách thức từ dân số 640 triệu người đang khiến cho Đông Nam Á ngày càng trở thành điểm nóng tiềm năng đối với ngành công nghiệp năng lượng sạch.
Thế nhưng, theo ước tính của ông Allard Nooy - Giám đốc điều hành Công ty đầu tư cơ sở hạ tầng InfraCo Asia, hiện chỉ có khoảng 45% trong tổng số các dự án năng lượng tái tạo ở khu vực Đông Nam Ácó khả năng thanh toán.
55% số dự án còn lại trên thị trường hiện nay không thể thanh toán hoặc chi trả được nếu không nhờ vào chính phủ và các cơ chế khác.
Khả năng thanh toán đề cập đến khả năng tài chính của một dự án năng lượng tái tạo và khả năng mà ngân hàng quyết định có hỗ trợ hay không.
Một vấn đề khác liên quan tới các dự án thuộc lĩnh vực này mang lại không ít bức xúc là các quy định. Hiện còn một số nước như Philippines vẫn sử dụng cách tiếp cận đầy bảo hộ đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ đó hạn chế số vốn đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu năng lượng của Đông Nam Á đã tăng 60% trong 15 năm qua. Thông qua việc xây dựng các nhà máy điện từ đốt than mới, nhu cầu này tại các quốc gia như Indonesia và Việt Nam ngày càng được đáp ứng. Theo các chuyên gia, việc trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch là một trong những lý do để đạt được những thành công bước đầu này.
Mặc dù các nhà lãnh đạo đều đồng ý rằng việc chi phí cho năng lượng tái tạo giảm trong những năm tới sẽ giúp Đông Nam Á ngày càng tiếp cận tới năng lượng bền vững, tài chính hiện nay vẫn là một trở ngại lớn.
Quỹ Cơ sở hạ tầng toàn cầu của Hoa Kỳ (GIP) mới đây đã mua lại Equis Energy, công ty về năng lượng tái tạo lớn nhất châu Á với giá 3,7 tỷ USD nhằm tăng cường sự quan tâm của toàn cầu đối với đầu tư năng lượng tái tạo.
Ngày 20/9, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phát động chiến dịch thúc đẩy triển khai năng lượng tái tạo với việc lắp đặt 5 trạm đo năng lượng mặt trời trên toàn quốc.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.