Doanh nghiệp
Thế Giới Di Động muốn đẩy mạnh hàng nhãn riêng để tăng biên lợi nhuận
Thế Giới Di Động muốn đa dạng danh mục nhóm hàng, tăng số lượng các mặt hàng độc quyền, OEM, thương hiệu riêng ở cả 3 chuỗi Thegioididong, Điện máy Xanh và Bách hóa Xanh
Công ty Thế Giới Di Động (MWG) mới đây cho biết làn sóng Covid mới nhất vào cuối tháng 1 và các biện pháp hạn chế lây lan đã ảnh hưởng đến gần 100 cửa hàng Thế Giới Di Động (Thegioididong) và Điện máy Xanh. Quan trọng hơn, đợt bùng phát này trùng với mùa cao điểm của nhu cầu mua sắm trước Tết.
Theo Thế Giới Di Động, lượng khách hàng tới cửa hàng đã giảm khoảng 15% so với cùng kỳ trong giai đoạn này, trong khi số lượng cửa hàng vào cuối tháng 2 năm 2021 đã tăng gần 400 cửa hàng so với cùng kỳ năm ngoái, 388 cửa hàng trong số đó là cửa hàng Điện máy Xanh Supermini, lên khoảng 2.440 cửa hàng.
Nhờ số lượng cửa hàng mở mới tăng mạnh, doanh thu của chuỗi Thegioididong và Điện máy Xanh trong hai tháng đầu năm 2021 chỉ giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, Bách hóa Xanh ghi nhận doanh thu 2 tháng đầu năm 2021 khoảng 3.900 tỷ đồng tăng 50% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ tích cực mở rộng mạng lưới cửa hàng từ giữa năm 2020.
Mặc dù vậy, tốc độ mở mới đã giảm nhanh trong những tháng gần đây, xuống còn khoảng 30 cửa hàng mỗi tháng so với trung bình gần 100 cửa hàng từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2020, do công ty tập trung phát triển mô hình Bách hóa Xanh với diện tích lớn hơn 500m2.
Sau 6 tháng triển khai hình thức này, số lượng cửa hàng quy mô lớn này đạt 239 vào cuối tháng 1 năm 2021. Ban lãnh đạo dự kiến đạt 500 cửa hàng vào cuối năm 2021.
Để ứng phó với rủi ro từ sức mua yếu do tác động của dịch Covid-19 và nền kinh tế chưa phục hồi, ban lãnh đạo Thế Giới Di Động cho biết đã tung ra chiến lược kinh doan tập trung vào cải thiện biên gộp bằng việc tối ưu hóa cơ cấu hàng bán.
Với mức tỷ suất lợi nhuận gôp khá cao hiện tại (22%) cùng với bối cảnh thị trường còn tồn tại nhiều rủi ro đến từ sức mua, dư địa để thương thảo để giảm giá mua với các nhà cung cấp không còn nhiều.
Thay vào đó, Thế Giới Di Động đa dạng danh mục nhóm hàng, tăng số lượng các mặt hàng độc quyền, OEM, thương hiệu riêng. Ban lãnh đạo đặt mục tiêu tỷ lệ doanh thu của nhóm hàng này tại Thegioididong và Điện máy Xanh vào khoảng 30% vào cuối 2021, gấp đôi số liệu trong năm 2020. Ngoài ra, công ty cũng sẽ tăng số điểm bán các ngành hàng mang lại biên gộp cao như phụ kiện, đồ gia dụng, và đồng hồ thời trang.
Công ty vẫn sẽ tiếp tục mở rộng số lượng cửa hàng để thúc đẩy doanh số. Hiện tại Thế Giới Di Động đang dồn lực hoàn thành mục tiêu 1.000 cửa hàng Điện máy Xanh Supermini trong năm 2021, tương đương trung bình mỗi tháng mở mới 60 cửa hàng. Thế Giới Di Động cũng để ngỏ khả năng kinh doanh ngành hàng mới.
Song song với đó, công ty sẽ tìm hướng khai thác tập khách hàng tiềm năng mới. MWG đang phát triển ứng dụng để thử nghiệm cho việc phân phối điện thoại cho các cửa hàng nhỏ lẻ vào tháng 4/2021. Nếu kết quả thử nghiệm khả quan thì tháng 6/2021 triển khai nhân rộng. Điều này có thể giúp công ty gián tiếp tiếp cận 1 tập khách hàng mới thông qua kênh bán là các cửa hàng nhỏ lẻ, chiếm khoảng 15% dung lượng thị trường.
Ngoài ra, gần đây, Thế Giới Di Động cũng đã thử nghiệm lại chính sách giá rẻ hơn cho kênh online để tiếp cận lại tập khách hàng nhạy cảm về giá. Tuy nhiên, sẽ có những điểm khác biệt so với chính sách “hai giá” lần trước (đã dừng vào tháng 5/2019) như việc có thể giao hàng chậm, tính phí lắp đặt, hoặc khách hành phải bảo hành trực tiếp tại hãng. Những rào cản này để rằng việc mua hàng qua kênh online sẽ ít ảnh hưởng tới lưu lượng khách mua trực tiếp tại cửa hàng, một yếu tố tối quan trọng trong mô hình kinh doanh của Thế Giới Di Động.
Với Bách hóa Xanh, công ty đặt mục tiêu hòa vốn cấp độ công ty vào cuối 2021 thông qua nâng cao biên lợi gộp và tối ưu hóa chi phí nhân công.
Ban lãnh đạo công ty cho biết, động lực cho việc gia tăng biện lãi gộp của Bách hóa Xanh còn khá dồi dào. Theo đó, việc thương lượng điều khoản thương mại với các nhà cung cấp diễn ra tương đối thuận lợi, khi quy mô của chuỗi vẫn đang được mở rộng nhanh chóng.
Bên cạnh đó, Bách hóa Xanh cũng đang rốt ráo phát triển nhóm hàng thương hiệu riêng (nhập khẩu trực tiếp và OEM), tương tự như chuỗi Thegioididong và Điện máy Xanh, nhằm đưa số lượng của nhóm hàng này lên xấp xỉ 1.000, gần gấp đôi mức hiện tại. Nhóm hàng này hiện mới chỉ đóng góp khoảng 8-10% vào doanh thu của Bách hóa Xanh.
Bên cạnh biên gộp, cắt giảm tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu là một nhân tố có ảnh hưởng đáng kể tới bức tranh lợi nhuận của Bách hóa Xanh. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí bán hàng, chi phí nhân công đang được Thế Giới Di Động xem xét để tối ưu hóa. Theo đó, công ty đang tiến hành dự án thử nghiệm nâng cao năng suất lao động từ cuối năm 2020.
Thế Giới Di Động cho biết cũng đang thử nghiệm mô hình Bách hóa Xanh mini có diện tích nhỏ không bán đồ tươi sống có vị trí nằm tại các ngõ hẻm, trục đường nhỏ. Mặc dù doanh số ban đầu của những cửa hàng này tương đối tích cực, nhưng do thời gian thử nghiệm trùng với dịp Tết nên dự án này sẽ được tiếp tục theo dõi trong thời gian tới.
'Ở Thế Giới Di Động không có khái niệm ổn định'
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận
Thương vụ đầu tư vào Long Châu của quỹ Malaysia đang thu hút sự quan tâm của giới phân tích, đồng thời mở ra những cơ hội có một không hai cho FPT Retail.
Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn
Chủ tịch Vingroup cho biết việc bán các công ty con công nghệ không chỉ vì tài chính, mà còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn nền công nghệ nước nhà.
Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'
Công ty CP Nông nghiệp BAF đặt mục tiêu lãi gấp đôi mức kỷ lục năm ngoái nhờ vào đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi là chăn nuôi heo.
Không rút khỏi Mỹ, Vĩnh Hoàn dự phòng 2 kịch bản lợi nhuận 2025
Công ty CP Vĩnh Hoàn vừa điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh 2025, với hai kịch bản doanh thu và lợi nhuận thấp hơn so với công bố trước đó. Dù đối mặt nguy cơ thuế đối ứng tăng cao tại Mỹ, doanh nghiệp khẳng định vẫn duy trì hoạt động tại thị trường xuất khẩu chủ lực này.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.