Khởi nghiệp

Thiếu cơ chế nâng tầm trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp

Hường Hoàng Chủ nhật, 31/12/2023 - 10:05

Phải có sự rõ ràng về cơ chế, chính sách và sự đồng bộ trong triển khai thì các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp mới có thể trở thành thương hiệu quốc gia, là điểm đến khi bất cứ ai có ý tưởng khởi nghiệp.

Không gian khởi nghiệp tại Trung tâm Sáng kiến cộng đồng và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Bình Dương

Nhiều địa phương trên cả nước đã và đang xây dựng các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp nhưng còn rất nhiều khó khăn do chưa có hướng dẫn cụ thể, nhiều nút thắt dẫn đến các địa phương không dám triển khai hoặc còn triển khai tự phát, chưa hiệu quả.

Rõ ràng về cơ chế, chính sách

Hiện nay có đến hơn 20 địa phương trên cả nước đang xây dựng các trung tâm hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, do chưa có những cơ chế, chính sách rõ ràng, rất nhiều trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong số đó vẫn đang xây dựng và hoạt động theo hướng tự học hỏi, tự mày mò, chưa có tính hệ thống.

Ông Nguyễn Đình Vinh, Phó giám đốc Sở Khoa học công nghệ Hải Phòng, khẳng định đây chính là giai đoạn cần thiết để chúng ta lưu tâm giải quyết vấn đề này bằng chính sách và để có sức nặng, những quy chế, chính sách này phải từ tầm nghị định và cần phải rất rõ ràng.

“Thứ nhất, theo tôi là nên có một nghị định, sau nghị định là thông tư để quy định rõ, hình thành chức năng pháp lý của trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và cơ chế chính sách kèm theo. Tôi cho rằng đây là giai đoạn cần thiết để tham mưu với chính phủ ban hành nghị định và sau đó để bộ ban hành thông tư”, ông Vinh đề xuất.

Dựa trên những quy định cụ thể, các địa phương, các tổ chức có thể đưa ra những kế hoạch, những quy định để có hành lang pháp lý rõ ràng trong việc phát triển một tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp của địa phương, của quốc gia hay của toàn khu vực.

Theo ông Vinh, những tài liệu này nên quy định rất rõ ràng, cụ thể và chi tiết vì đây là những quy định mang tính xuyên suốt và có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình phát triển về sau của các trung tâm.

Lấy việc quy định về loại hình của các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp làm ví dụ, hiện nay, thực hiện theo Nghị định 60, các đơn vị tổ chức sự nghiệp có rất nhiều cấp độ khác nhau. Thứ nhất là tự chủ toàn phần, cả chi đầu tư và chi thường xuyên. Thứ hai là tự chủ không thường xuyên. Thứ ba là nhà nước đầu tư hỗ trợ một phần và thứ tư là nhà nước đầu tư 100%.

Về vấn đề này, ông Vinh nêu ý kiến rằng một trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp là một tổ chức mang tính hỗ trợ, không phải là tổ chức kinh doanh nhưng cũng Nhà nước cũng không nên bao cấp 100% bởi với vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, bản thân trung tâm này cũng cần phải năng động, linh hoạt.

Nếu độc lập tự chủ 100% cho hoạt động khởi nghiệp thì rất khó thành công. Nếu ngược lại, việc bao cấp 100% sẽ tạo sức ỳ, không tạo ra được sự năng động trong môi trường này.

Và với cách vận hành như vậy, theo điểm 2, điều 9, Nghị định 60, đây phải là một tổ chức được ngân sách đảm bảo một phần chi thường xuyên.

Theo ông Vinh, một trong những cơ chế quan trọng nữa mà cần phải có giải pháp hợp lý, đó là cơ chế để tạo môi trường làm việc và thu hút nhân tài. Với doanh nghiệp ngoài, doanh nghiệp tư nhân thì rất dễ, nhưng với một đơn vị sự nghiệp công thì có rất nhiều bài toán phải giải.

Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một tổ chức đặc thù, tư vấn để các doanh nghiệp hình thành, hay như ông Vinh nói nôm na "là một tổ chức làm thầy để dẫn dắt các doanh nghiệp phát triển."

Vì vậy vai trò, trình độ nhân sự của trung tâm này phải tương đối đặc biệt: phải có kiến thức tổng hợp; rất am hiểu về kinh doanh, về tổ chức; rất am hiểu về chiến lược phát triển một doanh nghiệp; am hiểu về công nghệ, thị trường. Khi đó thì trung tâm mới trở thành đầu mối.

Rõ ràng các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp có thể nhận sự giúp đỡ từ có các đội ngũ chuyên gia trong hệ sinh thái, nhưng đội ngũ ở trung tâm phải là đội ngũ cốt lõi, dẫn dắt, phải là một bên kiến tạo.

Trong khi đó, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp thuộc khối công đương nhiên là phải chịu cơ chế chung của Nhà nước, theo hệ số, và với thu nhập đó rất khó tuyển dụng được người tài.

“Theo tôi thấy về nhân lực có mấy cái cần quan tâm, đầu tiên đó là tuyển dụng, đào tạo và tạo môi trường thân thiện, minh bạch để anh em làm việc và cuối cùng là thu nhập. Giải quyết được ba câu hỏi này thì chúng ta mới có được nguồn nhân lực tốt. Đây là bài toán rất khó mà qua thực tiễn vận hành chúng tôi nhận thấy”, ông Vinh nhấn mạnh.

Đồng bộ để làm nên thương hiệu

Theo ông Vinh, để mỗi khi người dân, các doanh nghiệp, tổ chức manh nha ý tưởng, hay có những khó khăn, vướng mắc cần hỗ trợ trong hoạt động khởi nghiệp thì họ nghĩ ngay đến một đến một trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, cấp địa phương, cấp vùng hay cấp quốc gia, các trung tâm cần có sự đồng bộ trên nhiều mặt.

Đầu tiên là về mặt tên gọi. Các trung tâm ở các địa phương hiện nay đang trong tình trạng mỗi nơi một cái tên: “Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, “Trung tâm đổi mới sáng tạo” đến “Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo”, dẫn đến việc khi thành lập, hợp nhất, sát nhập, tính thương hiệu, xuyên suốt sẽ yếu.

Về vấn đề này, ông Vinh đề xuất quan điểm sử dụng thống nhất cái tên “Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, khi đó vai trò, chức năng của trung tâm sẽ rõ hơn, gắn với câu chuyện phát triển thương hiệu của một tổ chức.

Tiếp theo, về vấn đề nâng cao chất lượng nội dung hoạt động, ông Vinh đề xuất Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cần tham mưu để có thể xây dựng xuyên suốt những chức năng chính của trung tâm. 

Từ đó, Cục có thể xây dựng ra một quy trình, tương tự như hệ thống ISO quản lý, sau đó, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của địa phương, từng trung tâm có thể điều chỉnh các yếu tố của mình và thay đổi, chỉnh sửa sao cho phù hợp.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng đưa ý kiến về việc đồng bộ và chuẩn hóa tài liệu trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo… Có như vậy, hệ thống các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên khắp cả nước mới xuyên suốt và đồng bộ.

Liều lĩnh khởi nghiệp và hành trình 'đãi cát thành vàng'

Liều lĩnh khởi nghiệp và hành trình 'đãi cát thành vàng'

Nhịp cầu kinh doanh -  1 năm

Nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài, Nam Trần cho người đối diện cảm giác anh là một nghệ sĩ nhiều hơn là một doanh nhân. Thế nhưng đằng sau gương mặt lãng tử với những bộ cánh bảnh bao lại là người đứng đầu một trong những tổ hợp ẩm thực - trải nghiệm đình đám đầu tiên tại “phố biển” Vinhomes Ocean Park 1, Ocean City với doanh thu cao điểm lên tới hàng tỷ đồng mỗi ngày.

Chủ tịch công ty khởi nghiệp Silicon Valley: 10 năm tới là thời kỳ hoàng kim của Việt Nam

Chủ tịch công ty khởi nghiệp Silicon Valley: 10 năm tới là thời kỳ hoàng kim của Việt Nam

Khởi nghiệp -  1 năm

Tiềm năng của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong nước đã và đang ngày càng thu hút nhiều chủ sở hữu startup gốc Việt về nước đầu tư.

Chủ tịch Tập đoàn Đất Xanh: Hành trình 20 năm làm việc với tinh thần khởi nghiệp

Chủ tịch Tập đoàn Đất Xanh: Hành trình 20 năm làm việc với tinh thần khởi nghiệp

Doanh nghiệp -  1 năm

Ngay từ khi sáng lập Đất Xanh, doanh nhân Lương Trí Thìn đã quyết tâm xây dựng một doanh nghiệp với đội ngũ vững mạnh, luôn nỗ lực đổi mới, sáng tạo để không ngừng phát triển và cống hiến cho xã hội.

'Kéo cả họ' về khởi nghiệp tại thành phố mới phía Đông

'Kéo cả họ' về khởi nghiệp tại thành phố mới phía Đông

Nhịp cầu kinh doanh -  1 năm

Gắn bó với sự thay da đổi thịt của khu Đông Hà Nội từ khi nơi đây còn là mảnh đất chưa khai phá, đến nay, anh Chu Nhân - Tổng giám đốc Sunny Land Property - đã gây dựng được một hệ sinh thái khởi nghiệp độc đáo từ bất động sản tới ẩm thực, tới đây sẽ là cả các dịch vụ thể thao để đón đầu sự phát triển của đô thị với tiềm năng hơn 250.000 cư dân.

Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ

Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ

Khởi nghiệp -  7 tháng

Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.

Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa

Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa

Khởi nghiệp -  7 tháng

Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.

Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng

Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng

Khởi nghiệp -  7 tháng

Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.

Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn

Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn

Khởi nghiệp -  8 tháng

Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.

Thị trường Fintech đã hết nóng?

Thị trường Fintech đã hết nóng?

Khởi nghiệp -  8 tháng

Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  26 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.