Bất động sản
Thời đại của 'nhà siêu giàu châu Á' và cơ hội cho bất động sản Việt
Bất động sản Việt Nam đang rất thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhờ mức giá hấp dẫn và giá trị gia tăng vượt trội, Savills cho biết.
"Crazy Rich Asians - Con nhà siêu giàu châu Á" là một trong những bộ phim ăn khách nhất hè năm 2018 tại phòng vé Bắc Mỹ. Với sự tham gia dàn diễn viên Hollywood gốc Á, bộ phim không chỉ đánh dấu sự trở lại của thể loại hài tình cảm mà còn tạo được sự chú ý nhất định đến cuộc sống đẳng cấp của những người châu Á giàu có tại các thành phố lớn.
Bộ phận Kinh doanh nhà ở quốc tế Savills cho rằng, bộ phim cũng là cơ hội để nhìn lại tình hình bất động sản tại Singapore, Hồng Kông và thậm chí cả thị trường mới nổi như TP. HCM, khi châu Á hiện đang trở thành tâm điểm của rất nhiều hoạt động từ nghệ thuật đến kinh tế trên thế giới.
Theo đó, quê hương của Nick Young, nhân vật chính của bộ phim, Singapore là một ví dụ điển hình về một thành phố đắt đỏ, hiện đại bậc nhất Châu Á. Được xếp hạng là một trong năm thị trường bất động sản hàng đầu trên thế giới, Singapore cũng được biết đến với sự phát triển cao cấp và đắt giá khi một căn hộ penthouse tại trung tâm có giá lên đến hàng chục triệu đô la.
Còn tại Hồng Kông, để sở hữu một căn nhà mặt phố tầm nhìn hướng ra “nóc nhà” The Peak, người mua phải bỏ ra đến 48 triệu USD.
Theo bộ phận Kinh doanh nhà ở quốc tế Savills TP. HCM, trong việc xúc tiến, quảng bá bất động sản Việt Nam ra thị trường nước ngoài, Việt Nam đã trở thành một điạ điểm đầu tư hấp dẫn với sự tăng trưởng kinh tế to lớn trong 10 năm qua. Vì lẽ này, các nhà đầu tư nên đánh giá lại chiến lược đầu tư của họ hoặc xem xét đầu tư vào các thị trường mới nổi như TP. HCM, bởi giá trị gia tăng thật sự vượt trội nếu so sánh với quê hương của họ.
Giá nhà mới tại khu trung tâm TP. HCM trung bình rơi vào khoảng 5.500 - 6.500 USD/m2, bằng 25% giá trị trung bình của bất động sản tại Đài Loan và một phần nhỏ ở Hồng Kông.
Với đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ tại Việt Nam trong những năm qua, những nhà đầu tư nước ngoài từ Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc cuối cùng cũng quyết định tham gia vào thị trường bất động sản. Minh chứng cho sự sôi động này là việc thiếu hụt hạn ngạch nước ngoài cho các dự án có vị trí tốt, chất lượng đạt tiêu chuẩn từ các chủ đầu tư uy tín.
Từ khi luật thay đổi cho phép quyền sở hữu nước ngoài, người nước ngoài đang tập trung vốn đầu tư vào Việt Nam, nhằm tận dụng lợi thế về giá cả tương đối cạnh tranh khi so sánh Việt Nam với các quốc gia còn lại trong khu vực châu Á.
Giá nhà mới tại khu trung tâm TP. HCM trung bình rơi vào khoảng 5.500 - 6.500 USD/m2, bằng 25% giá trị trung bình của bất động sản tại Đài Loan, và một phần nhỏ ở Hồng Kông, nơi giá nhà luôn ở mức cao tại mọi thời điểm.
Ngoài ra có những điều cần lưu ý chẳng hạn như tại Đài Loan, chủ sở hữu tài sản phải chịu thêm thuế và phí, trong khi người mua tại Việt Nam chỉ cần trả 10% thuế VAT và thanh toán một lần 2% phí bảo trì.
Bên cạnh những ưu thế này, nhu cầu về bất động sản đầu tư tại thị trường Việt Nam đã tăng lên đáng kể từ năm 2015 khi Luật Nhà ở được mở ra cho các nhà đầu tư quốc tế bởi giá cả hấp dẫn hơn so với những gì họ có thể mua tại thị trường nước nhà.
Bất động sản Việt Nam có quá đắt đối với người Việt?
Trong khi Việt Nam vẫn còn là nước đang phát triển thì những người thuộc nhóm cá nhân có giá trị tài sản ròng cao vẫn tăng đáng kể trong 10 năm qua. Theo đó, với nguồn cung mới của các tòa nhà cao cấp được giới hạn trên toàn thành phố, Savills cho rằng, giá nhà vẫn duy trì ở mức cao và dự án có chất lượng lẫn vị trí tốt sẽ nhanh chóng được hấp thụ
Theo báo cáo The Wealth Report do đơn vị tư vấn bất động sản tự do Knight Frank thuộc Vương quốc Anh công bố, những cá nhân có giá trị ròng cực cao ở Việt Nam đã tăng trưởng đến 320% - tỉ lệ cao nhất thế giới từ năm 2006 đến 2016, theo sau là Ấn Độ và Trung Quốc. Chỉ số này dự kiến tăng khoảng 170% từ 2016 đến 2020 và đồng thời vẫn là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới trong giai đoạn này.
Phân khúc cao cấp có xu hướng tăng trưởng cao, cơ hội đầu tư dài hạn, và sở hữu được tiềm năng tăng giá vốn bởi Việt Nam đang có sức bật kinh tế tốt.
Nói cách khác, mặc dù chặng đường để phát triển như Hồng Kông và Singapore vẫn còn rất dài phía trước, nhưng Savills nhận định tương lai trở thành một “mãnh hổ Á châu” của Việt Nam vẫn đang trong tầm với, khi cộng hưởng bởi nền kinh tế vĩ mô ổn định, tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều và đặc biệt là giữ được giá cả phải chăng.
Theo đánh giá của các chuyên gia Savills, đây chính là thời đại của giới đầu tư châu Á, khi điều bất ngờ nhất chúng ta có thể thấy rằng sự xung đột của ý thức hệ và sự trưởng thành của một tầng lớp thượng lưu kiểu mới lại là sự thúc đẩy tốt nhất cho thị trường bất động sản cũng như nền kinh tế châu lục nói chung.
Khơi thông dòng vốn nước ngoài vào bất động sản Việt
‘Soi’ lợi thế đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng của các tỉnh ven biển
Giới đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng khi tìm kiếm bất kỳ một dự án đầu tư nào đều rất quan tâm tới những khu vực sở hữu nhiều lợi thế vượt trội; đó là sự hội tụ tiềm năng về tự nhiên, cơ sở hạ tầng và các chính sách vĩ mô thông thoáng…
Bài toán minh bạch trong bất động sản đã có lời giải
Bất động sản đang dần trở thành nơi chọn mặt gửi vàng của các tổ chức đầu tư, việc có thể tiếp cận nguồn thông tin thị trường đồng nhất và đáng tin cậy là rất quan trọng.
Chủ tịch MIKGroup: ‘Chính sách thắt chặt tín dụng sẽ lành mạnh hóa thị trường bất động sản’
Theo ông Nguyễn Vĩnh Trân, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn MIKGroup, chính sách thắt chặt tín dụng sẽ ngăn chặn tình trạng bong bóng bất động sản, các công ty bất động sản cũng sẽ không thể coi ngân hàng là “mỏ tiền” để khai thác mà buộc phải tìm kiếm nguồn vốn mới.
Thị trường bất động sản có lo ngại phụ thuộc vào vốn FDI?
TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc Đầu tư Savills Việt Nam cho rằng, nguồn vốn FDI rất quan trọng đối với thị trường bất động sản, tuy nhiên, nó chưa bao giờ giữ vai trò điều tiết và định hướng thị trường.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.