Phát triển bền vững

Thu hút đầu tư chuỗi giá trị nhựa tuần hoàn

Phạm Sơn Thứ hai, 17/05/2021 - 19:30

Các tổ chức tài chính và quỹ đầu tư đang gặp nhiều rào cản trong việc rót vốn vào lĩnh vực tái chế nhựa.

Tái chế nhựa được xem là lĩnh vực đầu tư thiếu tiềm năng. Ảnh: Circular Capital.

Kể từ khi ra đời, vật liệu nhựa ngày càng trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống, kéo theo rác thải nhựa phát sinh ngày càng nhiều. Tính riêng ở Việt Nam, khoảng 2.500 tấn là lượng rác thải nhựa được thải ra môi trường mỗi ngày.

Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), trước cuộc khủng hoảng rác thải nhựa, nhiều giải pháp thúc đẩy tái chế, thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn đang được triển khai tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực Nam và Đông Nam Á. Tuy nhiên, các giải pháp chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, khi tỷ lệ nhựa được tái chế chỉ đạt khoảng 9%.

Lý giải cho điều này, các chuyên gia WEF chỉ ra, dòng vốn đầu tư cho hoạt động thu gom, tái chế không có quy mô đủ lớn để tạo ra những giải pháp mang tính bước ngoặt và ảnh hưởng đến khả năng thương mại hóa.

Hiện nay, vốn đầu tư vào hoạt động thu gom, tái chế chủ yếu đến từ các bên tham gia chuỗi cung ứng nhựa, các tổ chức phát triển quốc tế và nguồn tài trợ mang tính “từ thiện”, hầu như chưa có sự tham gia của các tổ chức quản lý tài chính hay quỹ đầu tư.

Kênh đầu tư kém tiềm năng?

Theo nghiên cứu của quỹ đầu tư Circular Capital, lĩnh vực xử lý, tái chế chất thải nhựa là vô cùng quan trọng nhưng chưa được các tổ chức tài chính xem là kênh đầu tư tiềm năng.

Sự “thiếu tiềm năng” đến từ việc các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tái chế thường ít niêm yết công khai và thiếu minh bạch trong lợi nhuận cũng như trong việc đánh giá các tác động đến môi trường của các bên liên quan.

Thông thường, việc tái chế và xử lý chất thải luôn tồn tại nhiều vấn đề nan giải, đòi hỏi các dự án tái chế thường phải tập trung vào việc ứng dụng sáng kiến, đổi mới công nghệ. Tại các quốc gia đang phát triển, ứng dụng những công nghệ mới này lại phải vượt qua nhiều rào cản về hành lang pháp lý, năng lực quản lý và chất lượng nguồn nhân lực. Đây cũng là yếu tố khiến các quỹ đầu tư và tổ chức tài chính e ngại.

Mặt khác, thị trường nhựa tái chế tương đối biến động khi phụ thuộc nhiều vào giá thành của vật liệu nhựa nguyên sinh, bên cạnh sự bất ổn của nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Theo Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), nguồn rác thải đầu vào kém chất lượng do thiếu sót trong quá trình thu gom, phân loại và xử lý sơ là rào cản rất lớn đối với công tác tái chế.

Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào chuỗi giá trị tái chế

Mặc dù nhiều cản trở đặt ra khiến các tổ chức tài chính và quỹ đầu tư tỏ ra lo ngại khi rót vốn vào lĩnh vực tái chế nhựa, nhưng theo ông Rob Kaplan, Giám đốc điều hành quỹ Circular Capital, huy động nguồn lực từ những nhà đầu tư này sẽ là giải pháp hữu hiệu bổ sung nguồn vốn còn thiếu hụt và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn.

Ông Kaplan đề xuất một số giải pháp các tổ chức tài chính và quỹ đầu tư có thể sử dụng để tiếp cận với ngành tái chế nhựa.

Đầu tiên, tạo ra nhiều công cụ tài chính như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, công cụ giống bảo hiểm để quản lý và hạn chế rủi ro. Các công cụ này đã được sử dụng hiệu quả trong việc phát triển chuỗi cung ứng nông sản như cà phê và cây bông.

Thứ hai, tham gia vào kế hoạch liên ngành ở cấp quốc gia để được đảm bảo về tính minh bạch trong các dự án tại địa phương, ví dụ như Chương trình Đối tác hành động quốc gia về nhựa tại Việt Nam, một sáng kiến được quỹ Circular Capital đánh giá cao.

Thứ ba, mở rộng quan hệ hợp tác với những đối tác có kinh nghiệm trong đầu tư phát triển bền vững nói chung và đầu tư tái chế nhựa nói riêng. Thông qua mối quan hệ hợp tác, khả năng nhận diện và đánh giá rủi ro sẽ được nâng cao, giúp quỹ đầu tư và tổ chức tài chính dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm dự án đầu tư thích hợp.

Tài chính xanh cho chiến lược tăng trưởng xanh

Tài chính xanh cho chiến lược tăng trưởng xanh

Phát triển bền vững -  3 năm
Các chuyên gia trong và ngoài nước đề xuất cần bổ sung các quy chế khuyến khích tài chính xanh để huy động nguồn lực thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045 và hướng tới 2050.
Tài chính xanh cho chiến lược tăng trưởng xanh

Tài chính xanh cho chiến lược tăng trưởng xanh

Phát triển bền vững -  3 năm
Các chuyên gia trong và ngoài nước đề xuất cần bổ sung các quy chế khuyến khích tài chính xanh để huy động nguồn lực thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045 và hướng tới 2050.
ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  56 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  1 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.