Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thủ tướng lưu ý trong những tháng cuối năm, tiếp tục theo dõi sát tình hình để có đối sách phù hợp, “càng về đích càng phải cố gắng”, trong đó tập trung giải quyết việc chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công và cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước.
Thủ tướng yêu cầu càng về đích càng phải cố gắng. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2017, Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước tình hình kinh tế-xã hội, nhất là nhiều khả năng có thể hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu mà Quốc hội giao trong năm nay.
Đạt được kết quả này, Thủ tướng cho rằng là do chúng ta đã chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, đi vào chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, đến nay, đã cắt giảm trên 5.000 thủ tục hành chính. Chúng ta đã cố gắng đổi mới phương thức làm việc, tổ chức nhiều diễn đàn, đối thoại chính sách, quyết sách kịp thời. Tăng cường kiểm tra đôn đốc thực hiện nhiệm vụ được giao với nhiều cuộc kiểm tra của Tổ công tác của Thủ tướng, thanh tra công vụ của Bộ Nội vụ để bảo đảm “nói đi đôi với làm”, “chống trì trệ trong hệ thống”.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tế vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, yếu kém, do vậy Thủ tướng lưu ý trong những tháng cuối năm cần tiếp tục theo dõi sát tình hình để có đối sách phù hợp, “càng về đích càng phải cố gắng”. Các tư lệnh ngành phải sâu sát, trực tiếp chỉ đạo, phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm được giao, siết chặt kỷ cương hành chính, phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện kế hoạch 2017.
Theo đó, Thủ tướng đề nghị tập trung vào một số việc cụ thể như cần tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên. Thực hiện quyết liệt việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, để đến cuối năm 2018, cơ bản hoàn thành những công việc chính về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.
“Cuối năm là thời điểm nhạy cảm về tỷ giá, thị trường ngoại hối, giá dầu… Các đồng chí nghiên cứu theo dõi sát biến động tài chính, tiền tệ quốc tế để có phản ứng chính sách phù hợp”, Thủ tướng nói.
Về ngân sách, Thủ tướng đề nghị tiếp tục đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá và nợ đọng thuế. Rà soát kỹ, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách, triệt để tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính-ngân sách Nhà nước. Thực hiện khoán chi hành chính, sử dụng xe công; đẩy mạnh đấu thầu, đặt hàng trong cung cấp dịch vụ công. Chưa đề cập việc tăng các loại thuế, phí, lệ phí, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, môi trường đầu tư kinh doanh.
Về giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng cho rằng, đây là một tồn tại, đồng thời yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trực tiếp về việc đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong quý IV, bảo đảm thực hiện giải ngân hết nguồn vốn đầu tư công được giao 2017. Trường hợp nào giải ngân chậm thì kiên quyết cắt giảm theo quy định để chuyển sang thực hiện các nhiệm vụ cấp bách khác. Làm nghiêm việc thanh tra, kiểm tra, không để lãng phí, tham nhũng, lợi ích nhóm trong đầu tư công, gây bức xúc xã hội.
Các ngành, các cấp cần tạo mọi điều kiện thuận lợi thúc đẩy giải ngân đầu tư tư nhân và FDI trên cơ sở nhận thức rõ nguồn vốn này rất quan trọng, là một động lực phát triển.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng nhìn nhận, cũng là khâu yếu, đã được lưu ý nhiều lần, “cần tìm nguyên nhân căn cơ để thúc đẩy, xử lý, giải quyết”. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành làm nghiêm việc này, khi mà “lộ trình đã có, kế hoạch đã rõ”. Bộ Công Thương cần triển khai ngay kế hoạch thoái vốn Nhà nước tại Sabeco đúng quy định pháp luật.
Thủ tướng đề nghị xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả hành vi cố tình làm chậm hoặc vi phạm pháp luật trong cổ phần hóa, tập trung xử lý dứt điểm các dự án công trình đầu tư không hiệu quả, thua lỗ kéo dài.
Về xuất nhập khẩu, thương mại trong nước, cần tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, chú trọng xây dựng hệ thống thông tin thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục thông quan hàng hóa, quy trình thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Có biện pháp ứng phó với các rào cản thương mại, trong đó ứng phó những thay đổi chính sách của Mỹ áp dụng cho sản phẩm xuất khẩu tôm, cá tra của Việt Nam. Bộ Công Thương tiếp tục phát triển thị trường trong nước, không để nước ngoài chi phối. Tăng cường quản lý thị trường, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
Về nông nghiệp, tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm tăng trưởng 3,05% theo kịch bản đề ra. Chủ động bám sát diễn biến thời tiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng của thiên tai, bão, lũ tới sản xuất và đời sống người dân. Tiếp tục hỗ trợ nông dân thực hiện chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng hiệu quả hơn, nuôi trồng thủy sản. Có cơ chế, chính sách phù hợp để ngư dân yên tâm bám biển.
Về công nghiệp dịch vụ, tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho các ngành công nghiệp, xây dựng. Tập trung giải quyết các dự án đang tồn đọng, các dự án còn vướng mắc để sớm tái khởi động, vận hành có hiệu quả. Tiếp tục bám sát thị trường, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và bảo vệ lợi ích của các ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là ngành thép, ô tô, phân bón, hóa chất...
Về du lịch, phấn đấu đạt mục tiêu 13-15 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2017.
Phát biểu phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2017 sáng 3/10, Thủ tướng nhìn nhận, trước kết quả 9 tháng qua thì nhiều khả năng đây là sẽ năm đầu tiên sau nhiều năm chúng ta hoàn thành tất cả 13 chỉ tiêu Quốc hội giao. Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu, tuyệt đối không được chủ quan.
Tổ công tác của Thủ tướng cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khen ngợi, biểu dương, đánh giá cao Bộ Công Thương trong 3 vấn đề, mới nhất là việc Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký quyết định cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh, “tích cực hơn mong đợi của Thủ tướng, của Tổ công tác”.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.