Doanh nghiệp
Tập đoàn Trung Quốc mua lại công ty dược Imexpharm
Mạng lưới hoạt động của Livzon trải rộng khắp Trung Quốc và hơn 30 quốc gia, bao gồm Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực Đông Nam Á.
Livzon Pharmaceutical Group – một trong những "ông lớn" ngành dược Trung Quốc – vừa chi hơn 5.700 tỷ đồng để thâu tóm gần 65% cổ phần Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm (IMP), doanh nghiệp dẫn đầu thị trường thuốc kháng sinh tại Việt Nam.
Cụ thể, vào ngày 22/5, Livzon Pharmaceutical Group công bố hoàn tất giao dịch mua lại 64,81% cổ phần của Imexpharm với tổng giá trị hơn 5.730 tỷ đồng, tương đương khoảng 219,1 triệu USD. Mỗi cổ phiếu IMP được sang tay với giá 57.400 đồng – cao hơn 13,4% so với mức giá đóng cửa phiên giao dịch liền trước.
Với mức giá này, Imexpharm được định giá xấp xỉ 8.842 tỷ đồng (hơn 338,1 triệu USD). Sau thương vụ, Livzon chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của Imexpharm, vượt qua Tổng công ty Dược Việt Nam (Vinapharm – DVN) đang nắm giữ 22,04% cổ phần.
Livzon cho biết việc định giá giao dịch được xây dựng dựa
trên mức vốn hóa trung bình 30 phiên gần nhất của cổ phiếu IMP, vào khoảng 269
triệu USD.
Tập đoàn này cũng áp dụng khoản phí kiểm soát (control premium) – mức chênh lệch khi mua lại doanh nghiệp để nắm quyền điều hành – trung bình khoảng 42% so với giá đóng cửa bình quân một tháng gần đây. Ngoài ra, giá mua còn cao hơn 38,4% so với giá bình quân gia quyền theo khối lượng (VWAP).
Sau khi hoàn tất, Imexpharm sẽ trở thành công ty con của Livzon và được hợp nhất kết quả kinh doanh vào báo cáo tài chính của tập đoàn mẹ. Đây được xem là bước đi chiến lược nhằm hiện thực hóa tham vọng quốc tế hóa dài hạn và củng cố vị thế bền vững trong lĩnh vực dược phẩm của Livzon.
SK Group rút lui
Được thành lập năm 1985, Livzon Pharmaceutical Group đặt trụ sở tại Trung Quốc và là tập đoàn dược lớn chuyên về nghiên cứu, phát triển, sản xuất và kinh doanh thuốc tân dược, dược phẩm sinh học, thuốc đông y, nguyên liệu dược và thiết bị chẩn đoán. Mạng lưới hoạt động của Livzon trải rộng khắp Trung Quốc và hơn 30 quốc gia, bao gồm Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực Đông Nam Á.
Năm 2021, tập đoàn này đạt doanh thu gần 1,9 tỷ USD, lợi nhuận ròng xấp xỉ 278 triệu USD. Riêng mảng nghiên cứu và phát triển (R&D) được Livzon đầu tư mạnh tay với 237 triệu USD.
Theo thông tin công bố, các bên bán cổ phần IMP cho Livzon gồm SK Investment (thuộc SK Group của Hàn Quốc), Công ty cổ phần Đầu tư Bình Minh và Công ty cổ phần Đầu tư KBA. Cả ba đơn vị đều bán toàn bộ cổ phần đang nắm giữ, trong đó SK là bên thu về nhiều nhất, với hơn 4.216 tỷ đồng.
Trước đó, vào cuối năm 2024, truyền thông đưa tin SK Group đang cân nhắc bán 65% vốn tại Imexpharm. Tập đoàn Hàn Quốc được cho là đã chủ động tiếp cận các công ty dược và quỹ đầu tư cổ phần tư nhân để tìm kiếm đối tác quan tâm đến thương vụ này.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên cuối tháng 4 vừa qua, ông Sung Min Woo – Chủ tịch Hội đồng quản trị Imexpharm – xác nhận SK đang trong quá trình đánh giá và hoạch định các quyết định mang tính chiến lược để tái cơ cấu danh mục đầu tư toàn cầu, trong đó có thị trường Việt Nam. Việc thay đổi cổ đông tại Imexpharm là một phần của kế hoạch này.
Tuy nhiên, thời điểm đó, đại diện SK vẫn khẳng định quá trình tái cơ cấu danh mục không đồng nghĩa với việc chắc chắn thoái vốn khỏi Imexpharm. Họ cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong vai trò cổ đông lớn nhất và tiếp tục góp phần điều hành hiệu quả.
Imexpharm hiện là đối tác sản xuất của nhiều hãng dược phẩm lớn trên thế giới như Sandoz Group AG, Pharmascience Inc (Canada) và Sanofi SA. Doanh nghiệp đang giữ vị trí số một trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thuốc kháng sinh tại Việt Nam, chiếm khoảng 10% thị phần toàn quốc trong năm 2024.
Trước thương vụ bán cổ phần, SK Group từng bước tăng tỷ lệ sở hữu tại Imexpharm. Ban đầu, vào năm 2020, thông qua công ty con SK Investment Vina III, họ mua gần 25% cổ phần của IMP, và nâng lên khoảng 47,69% vào năm ngoái.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu IMP đóng cửa phiên 22/5 ở mức 50.600 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 7,65% so với đầu năm. Hồi tháng 9/2024, mã này từng lập đỉnh tại 97.000 đồng/cổ phiếu – trùng thời điểm xuất hiện tin đồn SK Group sẽ thoái vốn.
Năm 2025, Imexpharm đặt mục tiêu doanh thu gần 2.650 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm trước. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 494 tỷ đồng, tăng 22%. Nếu hoàn thành, đây sẽ là mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay, đánh dấu năm thứ tư liên tiếp doanh nghiệp lập đỉnh lợi nhuận.
Imexpharm nâng cấp phần mềm quản trị
Lãnh đạo Pharma Group: Nghị quyết 57 là một chiến lược ấn tượng
Lãnh đạo Pharma Group, ông Burak Pekmezci tin rằng, những chuyển đổi mạnh mẽ trong ngành dược phẩm sẽ giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu trong Nghị quyết 57.
Dược phẩm Trung ương 1 rời sân chơi điện gió
Công ty CP Dược phẩm Trung ương 1 – Pharbaco đã chính thức rút lui khỏi dự án điện gió Pharbaco – Lộc Bình tại tỉnh Lạng Sơn để tập trung cho sản xuất thuốc.
Thay đổi diện mạo, Dược phẩm Thái Minh tham vọng vươn ra thế giới
Dược phẩm Thái Minh ra mắt bộ nhận diện thương hiệu và bao bì mới, chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục, đẩy mạnh mở rộng đội bay
Vietnam Airlines tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc, chuyển đổi số và phát triển bền vững nhằm giữ vững vai trò hãng hàng không quốc gia hàng đầu.
Bách Hóa Xanh vượt kế hoạch mở cửa hàng mới cả năm, cứ mở là có lãi
Bách Hóa Xanh dường như đã tìm ra được "công thức" mặt bằng, khi hầu hết các điểm mở mới đều ghi nhận lợi nhuận dương ở cấp độ cửa hàng.
Vincom Retail nhận chuyển nhượng một phần siêu dự án Cần Giờ
Vincom Retail vừa công bố thông tin sẽ nhận chuyển nhượng một phần siêu dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (Vinhomes Green Paradise) của Vingroup.
'Bí quyết' đằng sau sự tự tin trước bão thuế quan của Gemadept
Ban lãnh đạo Gemadept cho biết, từ khi có thông tin thuế đối ứng thì doanh nghiệp đã chuẩn bị các kịch bản đối phó, đảm bảo ảnh hưởng tối thiểu kể cả trong kịch bản xấu.
Vietjet khai trương loạt đường bay thẳng đầu tiên kết nối Việt Nam – Nga
Hãng hàng không Vietjet vừa chính thức khai trương các đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Nga.
Đâu là yếu tố then chốt quyết định triển vọng kinh tế Việt Nam?
IMF đánh giá, triển vọng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào kết quả đàm phán thương mại và bị hạn chế bởi bất định toàn cầu tăng cao.
Từ cầm đồ tới cho vay ngang hàng: Cách F88, Tima, Fundiin nới 'chiếc áo' cho vay tiêu dùng đã chật
Vay tiêu dùng giờ đây không còn là sân chơi của riêng ngân hàng, công ty tài chính, mà còn có sự góp mặt của các tổ chức mới là tài chính thay thế.
Giá vàng hôm nay 26/6: Kẹt giữa USD yếu và địa chính trị hạ nhiệt
Giá vàng hôm nay 26/6 tăng 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC. Trong khi thị trường quốc tế mắc kẹt giữa USD yếu và địa chính trị hạ nhiệt.
Techcombank bắt tay FPT mang đến giải pháp tài chính toàn diện
Techcombank và FPT hợp tác triển khai chương trình tài trợ chuỗi cung ứng dành cho hàng nghìn đại lý, được vận hành trên nền tảng hệ sinh thái tài chính số TradeFlat.
Sóng bất động sản nghỉ dưỡng mới: Làn gió hồi sinh hay tiếp tục đánh cược?
Sự trở lại của các ông lớn không chỉ tái kích hoạt dòng vốn đầu tư, mà còn mở ra kỳ vọng vào chu kỳ phát triển mới của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Song liệu thị trường đã phục hồi thực sự, khi lực mua vẫn yếu và bài toán thanh khoản còn nhiều ẩn số cần trả lời?
Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục, đẩy mạnh mở rộng đội bay
Vietnam Airlines tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc, chuyển đổi số và phát triển bền vững nhằm giữ vững vai trò hãng hàng không quốc gia hàng đầu.
Cảng Trung Nam Cà Ná đón tàu siêu trọng từ Bồ Đào Nha
Cảng quốc tế Trung Nam Cà Ná đón chuyến tàu chở thiết bị điện gió đầu tiên cập cảng, đánh dấu hiện diện và vai trò quan trọng trên bản đồ hàng hải phục vụ công nghiệp.