Thủ tướng chỉ đạo nóng về loạt dự án đường sắt

Thái Bình Thứ ba, 08/04/2025 - 10:12
Nghe audio
0:00

Thủ tướng yêu cầu cụ thể về một số dự án đường sắt trọng điểm như Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam, đường sắt đô thị Hà Nội.

Nổi bật trong chỉ đạo của Thủ tướng xoay quanh các dự án đường sắt quan trọng nêu trên, là tinh thần "rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ kết quả, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ thẩm quyền” được quán triệt trong phân công các công việc liên quan.

Điển hình, đối với tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính trình Thủ tướng thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước trong tháng 4/2025 để tiến hành thẩm định cùng với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, đáp ứng tiến độ khởi công vào tháng 12/2025.

Trên cơ sở báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính nhận trách nhiệm làm việc với phía Trung Quốc để đàm phán Hiệp định khung về các nội dung liên quan đến dự án trong tháng 5/2025, ký kết hiệp định vay trong tháng 11/2025 ngay sau khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.

Thủ tướng giao Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao dự thảo và gửi Công thư của Phó thủ tướng đề nghị Phó thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc phụ trách lĩnh vực để hỗ trợ về vốn vay ưu đãi của Trung Quốc cho Dự án này.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng được giao chuẩn bị hồ sơ để sớm triển khai đồng bộ các tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái.

Bộ Công thương chủ trì xây dựng Đề án phát triển công nghiệp đường sắt, hoàn thành trong tháng 6/2025. Ảnh minh họa: Hoàng Anh

Tại dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, trọng trách của Bộ Xây dựng là trình Chính phủ bổ sung cơ chế về Chỉ định thầu cho dự án trong tháng 4/2025; Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội vào tháng 5/2025.

Liên quan đến tiến độ, Bộ Xây dựng tập trung hoàn thiện các thủ tục để phấn đấu khởi công dự án vào cuối năm 2026 cũng như nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền về cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.

Đối với các dự án đường sắt đô thị Hà Nội và TP.HCM, Thủ tướng yêu cầu UBND hai địa phương này xây dựng kế hoạch chi tiết, tiến độ công việc triển khai các cơ chế chính sách áp dụng cho hai thành phố và ban hành kế hoạch riêng của mỗi thành phố hoàn thành trong tháng 5/2025.

UBND hai thành phố rà soát lại kế hoạch triển khai các tuyến, xác định rõ phương án huy động nguồn vốn cho từng dự án.

Bộ Tài chính đảm trách hoàn thiện thủ tục, báo cáo Thủ tướng xem xét, phê duyệt đề xuất dự án Tuyến số 3, đoạn ga Hà Nội - Yên Sở (Hoàng Mai) theo đề nghị của UBND TP. Hà Nội. Thủ tướng cũng yêu cầu bộ này sớm có ý kiến về việc dừng sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài đối với dự án đường sắt đô thị TP.HCM, tuyến số 2 đoạn Bến Thành - Tham Lương và điều chỉnh nguồn vốn cho dự án.

Làm chủ công nghiệp đường sắt

Những chỉ đạo cụ thể về tiến độ, công việc phân công cho các bộ ngành, địa phương đối với các dự án được ví như “tương lai” của ngành đường sắt được Thủ tướng nêu ra tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt vừa diễn ra.

Đặt mục tiêu đến năm 2030-2045, Việt Nam phát triển được công nghiệp đường sắt (làm chủ sản xuất toa xe, đầu máy và hệ sinh thái liên quan công nghiệp đường sắt...), Thủ tướng Phạm Minh Chính – Trưởng Ban chỉ đạo, xác định việc phát triển hệ thống đường sắt có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội và cần được ưu tiên.

Với quy mô đầu tư rất lớn, bao gồm các dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, các đường sắt đô thị Hà Nội, TP.HCM, và các tuyến Lạng Sơn - Hà Nội, Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái, Thủ tướng nhấn mạnh đây là cơ hội để làm chủ công nghệ, phát triển sản xuất công nghiệp đường sắt.

Bên cạnh các giải pháp trọng tâm như hình thành các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, huy động mọi nguồn lực hay cơ chế chính sách đặc thù, Thủ tướng xác định trước mắt ưu tiên tập trung lập báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Các địa phương (được giao làm chủ đầu tư dự án giải phóng mặt bằng) cần ưu tiên bố trí nguồn lực, phối hợp Bộ Xây dựng, chủ đầu tư để hoàn thành đúng kế hoạch; tiếp tục rà soát cơ chế tài chính, đa dạng hóa nguồn vốn (ngân sách, ODA, PPP).

Thủ tướng yêu cầu triển khai trước tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và nghiên cứu mở rộng để triển khai đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, kéo dài đến mũi Cà Mau các tuyến Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng.

Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp Bộ Tư pháp rà soát các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt đã được Quốc hội cho phép để kịp thời bổ sung thêm đầy đủ các cơ chế (như chỉ định thầu, huy động nguồn lực, phát triển công nghệ, công nghiệp đường sắt…) để báo cáo cấp thẩm quyền quyết định trong tháng 5 tới.  

Trong khi đó, Bộ Công thương nhận trách nhiệm chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng, các cơ quan liên quan xây dựng Đề án phát triển công nghiệp đường sắt trong tháng 6/2025.

Tháng 6 năm nay cũng là mốc hoàn thành một loạt công việc liên quan tới Đề án như: Bộ Xây dựng xây dựng, trình Chính phủ Đề án phát triển nguồn nhân lực; Bộ Tài chính chỉ đạo, tổ chức lập Đề án tái cơ cấu Tổng công ty đường sắt Việt Nam (theo định hướng mô hình Tập đoàn) để tham gia vào triển khai thực hiện các dự án ngay từ giai đoạn chuẩn bị đến sau khi hoàn thành.

Hoà Phát, Thaco, Vingroup cùng làm đường sắt, tàu điện ngầm ở TP. HCM

Hoà Phát, Thaco, Vingroup cùng làm đường sắt, tàu điện ngầm ở TP. HCM

Tiêu điểm -  4 tuần

Chính phủ thúc đẩy đầu tư tư nhân vào hạ tầng giao thông. Hòa Phát sản xuất đường ray, Thaco chế tạo toa tàu, Vingroup triển khai tàu điện ngầm kết nối TP. HCM với Cần Giờ.

Ngành đường sắt: Điểm nghẽn lớn nhất là thiếu vốn

Ngành đường sắt: Điểm nghẽn lớn nhất là thiếu vốn

Tiêu điểm -  1 tháng

Ngành đường sắt, với thực trạng thiếu vốn lâu nay, đứng trước đòi hỏi mở rộng huy động nguồn vốn xã hội và đột phá về ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sắp trình Quốc hội

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sắp trình Quốc hội

Tiêu điểm -  1 tháng

Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng sẽ được xem xét, quyết định chủ trương tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.

BUV đầu tư thêm ít nhất 80 triệu USD vào Hưng Yên

BUV đầu tư thêm ít nhất 80 triệu USD vào Hưng Yên

Tiêu điểm -  1 giờ

Tổng mức đầu tư của BUV vào Hưng Yên có thể lên tới 165 triệu USD, khi đơn vị này mở rộng giai đoạn ba, nâng khả năng giảng dạy lên 10.000 sinh viên.

AmCham, VCCI cùng kiến nghị Mỹ hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam

AmCham, VCCI cùng kiến nghị Mỹ hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam

Tiêu điểm -  1 ngày

Mức thuế cao bất ngờ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng như quan hệ song phương.

Mỹ tăng thuế: Phản ứng từ chuyên gia quốc tế và chính Phố Wall

Mỹ tăng thuế: Phản ứng từ chuyên gia quốc tế và chính Phố Wall

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính sách thuế quan mới của Mỹ gây phản ứng từ giới chuyên gia quốc tế, lo ngại ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu.

Doanh nghiệp Việt xoay xở trước rào cản thuế Mỹ

Doanh nghiệp Việt xoay xở trước rào cản thuế Mỹ

Tiêu điểm -  2 ngày

Ngoài việc tìm kiếm thị trường mới, các doanh nghiệp cũng đề xuất Việt Nam giảm thuế và tăng nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ để giảm thâm hụt cán cân thương mại.

Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Mỹ để đưa thuế nhập khẩu về 0%

Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Mỹ để đưa thuế nhập khẩu về 0%

Tiêu điểm -  2 ngày

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định sẵn sàng đưa mức thuế nhập khẩu đối với hàng hoá từ Hoa Kỳ về 0%, đồng thời đề nghị Mỹ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hoá từ Việt Nam.

Thủ tướng chỉ đạo nóng về loạt dự án đường sắt

Thủ tướng chỉ đạo nóng về loạt dự án đường sắt

Tiêu điểm -  3 giây

Thủ tướng yêu cầu cụ thể về một số dự án đường sắt trọng điểm như Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam, đường sắt đô thị Hà Nội.

Mỹ áp thuế ảnh hưởng thế nào đến thị trường bất động sản

Mỹ áp thuế ảnh hưởng thế nào đến thị trường bất động sản

Bất động sản -  3 phút

Bất động sản công nghiệp và nhà ở tầm trung sẽ là hai phân khúc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nếu Mỹ áp thuế cao đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Bị coi là ‘thủ phạm gây ô nhiễm’, ngành nhựa thích ứng thế nào?

Bị coi là ‘thủ phạm gây ô nhiễm’, ngành nhựa thích ứng thế nào?

Phát triển bền vững -  6 phút

Ngành nhựa tìm cách hóa giải thách thức, tận dụng cơ hội từ xu thế tiêu dùng bền vững đang lên ngôi tại các thị trường tiên tiến.

Vòng vây ESG và lựa chọn tất yếu của DEEP C, Sợi Thế Kỷ

Vòng vây ESG và lựa chọn tất yếu của DEEP C, Sợi Thế Kỷ

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Trách nhiệm ESG không còn dừng ở phạm vi nội bộ doanh nghiệp mà trải dài cả chuỗi cung ứng, từ nguyên liệu đầu vào cho đến phân phối sản phẩm.

BUV đầu tư thêm ít nhất 80 triệu USD vào Hưng Yên

BUV đầu tư thêm ít nhất 80 triệu USD vào Hưng Yên

Tiêu điểm -  1 giờ

Tổng mức đầu tư của BUV vào Hưng Yên có thể lên tới 165 triệu USD, khi đơn vị này mở rộng giai đoạn ba, nâng khả năng giảng dạy lên 10.000 sinh viên.

'Rủi ro' khi cấm nhân viên dùng điện thoại trong giờ làm việc

'Rủi ro' khi cấm nhân viên dùng điện thoại trong giờ làm việc

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Nhiều doanh nghiệp đối mặt với rủi ro bị kiện vì đưa ra các chế tài xử lý nhân sự dùng điện thoại ở nơi làm việc như phạt tiền, sa thải...

AmCham, VCCI cùng kiến nghị Mỹ hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam

AmCham, VCCI cùng kiến nghị Mỹ hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam

Tiêu điểm -  1 ngày

Mức thuế cao bất ngờ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng như quan hệ song phương.