Thủ tướng đưa ra loạt yêu cầu để chuyển trạng thái chống dịch

Nhật Hạ Thứ bảy, 25/09/2021 - 19:58

Bộ Y tế nhanh chóng ban hành hướng dẫn tạm thời về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với Covid-19” để khoảng ngày 30/9, các địa phương tùy tình hình cụ thể, quyết định việc chuyển trạng thái, vừa phòng chống dịch có hiệu quả, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tại cuộc họp sáng 25/9, Ban Chỉ đạo Quốc gia và các địa phương đã thống nhất quan điểm chuyển trạng thái từ mục tiêu “không có Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 để thực hiện vừa phòng chống dịch có hiệu quả, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Để thích ứng với tình hình mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các nguyên tắc cơ bản gồm: y tế là trụ cột, trung tâm; kinh tế là cơ sở, nền tảng; dữ liệu khoa học, công nghệ là then chốt; đảm bảo an sinh, ổn định chính trị xã hội là trọng yếu, thường xuyên; ý thức người dân, vaccine, thuốc chữa bệnh là điều kiện tiên quyết; coi việc thích ứng với Covid-19 là động lực để thúc đẩy một số việc lâu nay gặp khó khăn như chuyển đổi số, nâng cao năng lực cơ sở...

Do đó, Thủ tướng giao Bộ Y tế lấy thêm ý kiến phản biện của các nhà khoa học, ban hành hướng dẫn tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Sau đó, nội dung nào không phù hợp thì sửa đổi, bổ sung, vì việc chống dịch chưa có tiền lệ.

Căn cứ hướng dẫn này, khoảng ngày 30/9, các địa phương tùy tình hình cụ thể quyết định địa bàn nào được nới lỏng giãn cách. Những nơi an toàn, đã kiểm soát được dịch bệnh thì phải vừa kiểm soát an toàn, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tất cả địa phương lập Tổ công tác phục hồi sản xuất do Chủ tịch UBND cấp tỉnh phụ trách. Các tỉnh, thành phố đã kiểm soát được dịch bệnh có kế hoạch khôi phục sản xuất, kinh doanh. Bộ Y tế ban hành hướng dẫn về tự xét nghiệm và huy động y tế tư nhân tham gia chống dịch.

Tiểu ban An ninh - Trật tự sớm ban hành quy định mới về xuất nhập cảnh; nghiên cứu công nhận “hộ chiếu vaccine” có tính chất đối đẳng.

Bộ Giao thông vận tải kiểm tra việc quản lý, kiểm soát hoạt động vận tải, lưu thông hàng hóa; các địa phương không ban hành “giấy phép con” cản trở lưu thông hàng hóa.

Thủ tướng đưa ra loạt yêu cầu để chuyển trạng thái chống dịch
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp ngày 25/9. Ảnh Nhật Bắc

Bộ Giáo dục và đào tạo cùng các địa phương căn cứ thực tế, nơi nào an toàn thì cho học sinh đi học. Bộ Thông tin và truyền thông nhanh chóng hoàn thành việc thống nhất các ứng dụng chống dịch, để thuận tiện nhất cho người dân; có giải pháp cho những người không dùng điện thoại thông minh.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan khẩn trương đề xuất việc khen thưởng, tôn vinh các tổ chức, cá nhân làm tốt; đồng thời đẩy mạnh phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, trục lợi chính sách, không để sai phạm nhỏ thành vi phạm lớn.

Các đại biểu tham gia cuộc họp thống nhất đánh giá, nhìn chung trên phạm vi cả nước, tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát, nhất là địa bàn tăng cường giãn cách. Số liệu về ca mắc mới, ca điều trị khỏi khẳng định kết quả này; số tử vong đang từng bước được kiểm soát, nhất là tại những điểm nóng có chiều hướng giảm dần từng ngày, từng tuần. Vừa qua có xuất hiện một số ổ dịch mới, nhưng được kiểm soát ngay.

Tuyệt đối không chủ quan, lơ là khi mới kiểm soát được tình tình

Tuy nhiên, Thủ tướng nêu rõ, công tác tổ chức thực hiện ở một số địa phương vẫn là khâu còn yếu, chưa đồng đều. Một số địa phương chưa quán triệt tinh thần chỉ đạo trong các công điện, quy định, hướng dẫn của Trung ương, nên hiệu quả có lúc có nơi chưa cao, ví dụ tốc độ xét nghiệm vẫn chậm hơn tốc độ lây lan của dịch. Việc chuẩn bị “4 tại chỗ” cần cố gắng hơn nữa.

Do đó ông nhấn mạnh tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác khi chưa có dịch hoặc khi mới kiểm soát được tình hình. Đồng thời, hết sức tránh khuynh hướng khi có dịch lại hoảng hốt, mất bình tĩnh, mất bản lĩnh, thực hiện các biện pháp cực đoan.

Lãnh đạo, chỉ đạo phải tập trung, thống nhất; các nguyên tắc cơ bản, các biện pháp chống dịch đã được đúc rút, thực hiện có hiệu quả thì phải kiên trì thực hiện nhất quán. Đồng thời, tổ chức thực hiện linh hoạt phù hợp với từng địa bàn, từng cấp, từng đối tượng, kết hợp hài hòa giữa cái chung và cái riêng, giữa tổng thể và cụ thể, giữa bao quát và đặc thù.

Thủ tướng yêu cầu phải xét nghiệm tầm soát tại các địa bàn có nguy cơ cao theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các tỉnh Hà Nam, Kiên Giang, TP. Đà Nẵng vừa qua đã phát hiện ra ca mắc nhờ xét nghiệm tầm soát, từ đó khoanh vùng, dập dịch ở phạm vi nhỏ nhất có thể. “Tinh thần là phòng dịch tốt thì không phải chống dịch, một đồng phòng dịch hiệu quả thì không mất hàng triệu đồng chống dịch và nhiều mất mát khác, nhất là về tinh thần, sức khỏe, tính mạng người dân”.

Việc phân cấp tổ chức thực hiện xuống tận cơ sở, lấy xã phường là pháo đài, người dân là chiến sĩ, ý thức của người dân là hết sức quan trọng.

“Không phải cứ lập rào cản là chống được dịch. Lập rào cản mà người dân không có ý thức thì các đồng chí có thể gác 24/24 giờ không, có thể làm được cả tuần, cả tháng, cả năm không? Thế nên phải tăng cường tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức người dân, để “dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo, dân làm”, để người dân hiểu rằng dịch bệnh nguy hiểm, diễn biến nhanh nhưng phòng dịch hơn chống dịch, phòng dịch tốt thì tránh được lây nhiễm, nếu thực hiện các biện pháp y tế tốt, bảo đảm y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở thì vẫn tránh được tử vong, giảm được tử vong”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Báo cáo tại cuộc họp, Bí thư tỉnh Kiên Giang Đỗ Thanh Bình cho biết sau khi sau khi Thủ tướng phê bình, chấn chỉnh, trong 12 ngày qua, tỉnh đã thần tốc xét nghiệm sàng lọc diện rộng, tập trung ở các xã, phường, thị trấn có mức nguy cơ cao và rất cao trên địa bàn 5 huyện, thành phố trong 5 ngày với 3 đợt.

Trên cơ sở kết quả tầm soát xét nghiệm diện rộng, tỉnh đã kiểm soát tốt tình hình, thực hiện đánh giá lại mức độ nguy cơ và quyết định chuyển trạng thái theo từng vùng kể từ ngày 20/9/2021.

Biểu đồ dịch của tỉnh trong 14 ngày qua theo hướng đi xuống dần, nhất là số ca phát hiện trong cộng đồng giảm mạnh. Trong 7 ngày gần nhất (từ ngày 17/9 đến ngày 23/9) phát sinh 1.055 ca mắc mới, trong đó 127 ca trong cộng đồng, giảm 202 ca so với tuần trước. Đến ngày 23/9, số ca mắc mới trên toàn tỉnh trở lại 2 con số (93 ca, trong cộng đồng 3 ca) - thấp nhất trong 1 tháng 4 ngày qua.

Đối với Phú Quốc, ông Bình cho biết, tỉnh đã khẩn trương truy vết, khoanh vùng và tầm soát, xét nghiệm, phát hiện 109 ca dương tính. Trong sáng 25/9, Phú Quốc triển khai tầm soát 100% hộ dân trên đảo (27.000 hộ), quyết tâm kiểm soát dịch chậm nhất trước ngày 30/9.

Mục tiêu của tỉnh trong thời gian tới là phải từng bước chuyển hóa các vùng nguy cơ cao, rất cao còn lại; để sau ngày 25/9/2021 chuyển trạng thái sang áp dụng Chỉ thị số 15; trở lại bình thường mới trước ngày 30/9/2021.

Tại Hà Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Quốc Huy cho biết, ban đầu, tỉnh dự kiến giãn cách xã hội toàn bộ thành phố Phủ Lý theo Chỉ thị 16 với khoảng 180.000 dân, nhưng khi báo cáo, thì Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xem lại.

Sau đó, lãnh đạo tỉnh đã họp khẩn ngay trong đêm và cuối cùng đưa ra quyết định chỉ giãn cách một số điểm. Việc này giúp tỉnh không mất quá nhiều nguồn lực cho việc cung cấp nhu yếu phẩm để tập trung nguồn lực cho các việc khác như xét nghiệm.

Về xét nghiệm, Thủ tướng nhấn mạnh, "tất cả giác quan của chúng ta, mắt nhìn, mũi ngửi, lưỡi nếm, tai nghe, tay sờ đều không phát hiện được virus, khám lâm sàng cũng không phát hiện được sớm. Vậy cách duy nhất để tìm ra là xét nghiệm, nhưng sao cho khoa học, tiết kiệm, hiệu quả". Xét nghiệm diện rộng không nhất thiết là đại trà, toàn bộ người dân.

Xuất hiện ổ dịch mới, 3 tỉnh bị Thủ tướng chấn chỉnh

Xuất hiện ổ dịch mới, 3 tỉnh bị Thủ tướng chấn chỉnh

Tiêu điểm -  3 năm
Đà Nẵng, Hà Nam, Kiên Giang là ba tỉnh, thành phố vừa bị Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hiện tượng chủ quan, lơ là chống dịch để xuất hiện các ổ dịch mới.
Xuất hiện ổ dịch mới, 3 tỉnh bị Thủ tướng chấn chỉnh

Xuất hiện ổ dịch mới, 3 tỉnh bị Thủ tướng chấn chỉnh

Tiêu điểm -  3 năm
Đà Nẵng, Hà Nam, Kiên Giang là ba tỉnh, thành phố vừa bị Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hiện tượng chủ quan, lơ là chống dịch để xuất hiện các ổ dịch mới.
Quảng Ninh thí điểm đón khách có 'hộ chiếu vaccine'

Quảng Ninh thí điểm đón khách có 'hộ chiếu vaccine'

Tiêu điểm -  3 năm

Chuyến bay mang số hiệu VN5311 chở 297 công dân Việt Nam từ Nhật Bản hạ cánh tại cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là chuyến bay thí điểm chương trình "cách ly y tế 7 ngày" của Bộ Y tế đối với các công dân đã tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19.

Địa ốc Nam Phú Quốc tiếp tục nóng với triển vọng từ 'hộ chiếu vaccine'

Địa ốc Nam Phú Quốc tiếp tục nóng với triển vọng từ 'hộ chiếu vaccine'

Bất động sản -  3 năm

Khu vực Nam đảo Phú Quốc với những dự án được quy hoạch bài bản trong hệ sinh thái đồng bộ tiếp tục trở thành điểm đến ưa thích cho khách du lịch cũng như nhà đầu tư địa ốc.

Hộ chiếu gắn chip điện tử sẽ được cấp từ ngày 14/8

Hộ chiếu gắn chip điện tử sẽ được cấp từ ngày 14/8

Tiêu điểm -  3 năm

Cùng với việc gắn chip điện tử lên hộ chiếu từ ngày 14/8, trang bìa của hộ chiếu phổ thông sẽ được đổi từ xanh lá cây sang màu xanh tím.

Phú Quốc muốn thí điểm hộ chiếu vaccine

Phú Quốc muốn thí điểm hộ chiếu vaccine

Tiêu điểm -  3 năm

Dự kiến kế hoạch thí điểm thực hiện cho người nước ngoài sử dụng “hộ chiếu” vaccine để đi du lịch Phú Quốc sẽ được trình Thủ tướng vào giữa tháng 7.

Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan

Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan

Tiêu điểm -  4 giờ

Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.

Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Tiêu điểm -  4 giờ

Thủ tướng Nhật Bản thông báo kế hoạch triển khai 15 dự án về chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ các sáng kiến AETI, AZEC.

Thời vận mới của Phú Quốc

Thời vận mới của Phú Quốc

Tiêu điểm -  7 giờ

Thời gian để xây dựng hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc không còn nhiều nên phải "vừa chạy vừa xếp hàng".

Lâm Đồng rà soát điện mặt trời phục vụ điều tra

Lâm Đồng rà soát điện mặt trời phục vụ điều tra

Tiêu điểm -  12 giờ

Lâm Đồng báo cáo về duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời vào quy hoạch điện lực giai đoạn 2016-2020 để phục vụ điều tra vụ án xảy ra tại Bộ Công thương.

Nguy cơ hồi tố giá FIT tại 4 dự án điện tái tạo: Nhà đầu tư Hàn Quốc lên tiếng

Nguy cơ hồi tố giá FIT tại 4 dự án điện tái tạo: Nhà đầu tư Hàn Quốc lên tiếng

Tiêu điểm -  13 giờ

Đại diện cho một số nhà đầu tư Hàn Quốc, Hiệp hội Năng lượng Hàn Quốc tại Việt Nam lo ngại về khả năng hồi tố giá FIT các dự án điện tái tạo.

VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính

VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính

Tài chính -  3 giờ

Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.

VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%

VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%

Doanh nghiệp -  3 giờ

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập VinFast, đã giải ngân 10.000 tỷ đồng tính đến 31/3/2025 dưới dạng tài trợ không hoàn lại.

Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan

Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan

Tiêu điểm -  4 giờ

Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.

Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Tiêu điểm -  4 giờ

Thủ tướng Nhật Bản thông báo kế hoạch triển khai 15 dự án về chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ các sáng kiến AETI, AZEC.

Giá vàng chiều 28/4 rớt thủng ngưỡng 120 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều 28/4 rớt thủng ngưỡng 120 triệu đồng/lượng

Vàng -  6 giờ

Giá vàng chiều 28/4 đã giảm thêm 1 triệu đồng/lượng so với buổi sáng xuống dưới ngưỡng 120 triệu đồng/lượng ở giá bán ra đối với vàng miếng SJC.

KSB tăng gấp đôi vốn điều lệ, đẩy mạnh tái cơ cấu đón sóng tăng trưởng mới

KSB tăng gấp đôi vốn điều lệ, đẩy mạnh tái cơ cấu đón sóng tăng trưởng mới

Doanh nghiệp -  6 giờ

KSB đang thực hiện nhiều giải pháp từ tăng vốn điều lệ, sáp nhập công ty con, đến bổ sung ngành nghề kinh doanh nhằm tạo “bệ phóng” trong giai đoạn mới.

Thời vận mới của Phú Quốc

Thời vận mới của Phú Quốc

Tiêu điểm -  7 giờ

Thời gian để xây dựng hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc không còn nhiều nên phải "vừa chạy vừa xếp hàng".