Lo tụt hậu và gánh nặng thuế phí
Nhiều doanh nghiệp viễn thông đang phải chịu cảnh "một cổ, hai tròng" với gánh nặng thuế phí trong bối cảnh kinh doanh đầy thử thách.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương ngay trong tháng 9 này phải tập trung xử lý giải quyết các vướng mắc về hành chính.
Sáng 30/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ Thường kỳ tháng 8 và 8 tháng năm 2017. Cùng dự có ông Trần Thanh Mẫn - Chủ tịch Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Theo đánh giá của Thủ tướng, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đạt kết quả tích cực. Lạm phát được kiểm soát với chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,92% và CPI bình quân 8 tháng so với cùng kỳ năm 2016 chỉ tăng 3,84%.
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh với 18% giúp nhập siêu 8 tháng có xu hướng giảm. Du lịch tăng trưởng mạnh, trong đó khách du lịch quốc tế đạt cao nhất từ trước đến nay với 1,23 triệu lượt trong tháng 8, đưa số khách quốc tế 8 tháng qua tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cả cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần tăng mạnh, ước đạt trên 23,3 tỷ USD. Tính chung 8 tháng, số doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động là trên 104.000 doanh nghiệp.
Lĩnh vực xã hội có nhiều điểm sáng, trong đó tại SEA Games 29, đoàn Việt Nam đang đứng thứ 3 toàn đoàn với 59 huy chương vàng, trong đó có nhiều môn thi đạt thành tích cao. Thủ tướng biểu dương đội bóng đá nữ Việt Nam đạt huy chương vàng lần thứ 5.
Đánh giá cao các bộ, ngành và một số địa phương, nhất là Hà Nội và TP.HCM có quyết tâm cao để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, tuy vậy, Thủ tướng thẳng thắn chỉ ra nút thắt thủ tục hành chính.
“Cải cách hành chính nói chung và việc cắt giảm thủ tục hành chính chúng ta đã tập trung giải quyết, nhưng tình trạng giấy phép con, giấy phép cháu còn nhiều. Nhiều doanh nghiệp phản ánh chu kỳ sản phẩm sản xuất ra đã vất vả rồi, nhưng thủ tục để đưa vào tiêu thụ, xuất khẩu càng phức tạp hơn. Có ý kiến nói rằng nuôi gà chỉ mất 40 ngày, nhưng thủ tục để tiêu thụ, xuất khẩu gà còn phức tạp và dài ngày hơn nuôi gà. Một số đơn vị xin giấy phép cả tháng, như Cục Quản lý dược, Vụ Trang thiết bị Bộ Y tế còn rất phức tạp, nhiều vấn đề dư luận bức xúc” – Thủ tướng chỉ rõ.
Do đó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương ngay trong tháng 9 này phải tập trung xử lý giải quyết các vướng mắc về hành chính.
“Gánh nặng về thuế, phí đối với doanh nghiệp còn rất lớn, chúng ta phải tìm cách tháo gỡ. Chúng ta đặt vấn đề năm nay là Năm giảm chi phí cho doanh nghiệp, nhưng một số phí như phí BOT còn cao, trạm thu phí bất hợp lý gây bức xúc. Theo thống kê thì tổng phí vận tải của doanh nghiệp phải đóng lên tới 70 loại. Tôi đề nghị Bộ Tài chính, đặc biệt là Bộ Giao thông vận tải lưu ý các quy định hiện hành về phí BOT để có giải pháp giải quyết, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và tăng trưởng” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng chỉ ra chi phí kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu còn lớn. Tỷ lệ lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành lên tới 35% trong khi mục tiêu là chỉ 15%. Một số bộ, ngành chuyển biến rất chậm trong vấn đề này.
Cho biết các quy định hành chính hải quan, thủ tục hoàn thuế VAT, thời gian và chi phí nộp bảo hiểm xã hội còn cao, Thủ tướng nêu ví dụ từ báo cáo của Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp Việt Nam phải nộp bảo hiểm xã hội 12 lần/năm, mất 189 giờ. Trong khi đó, Thái Lan chỉ mất 48 giờ và Indonesia chỉ mất 56 giờ. Đây là những việc cụ thể mà các bộ, ngành phải giải quyết thay vì nói chung chung.
Thủ tướng chỉ rõ: “Vấn đề cải cách hành chính, vấn đề thủ tục hành chính đã nói nhiều lần trong năm qua, đặc biệt tháng 7 chúng ta đã đặt ra rất quyết liệt vấn đề này, nhưng mới giảm được một phần, còn nhiều phần chưa chuyển biến, nhiều ngành, đơn vị chưa chuyển biến. Đề nghị các Bộ trưởng có ý kiến đề xuất giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực để tháo gỡ khó khăn. Phải thực sự vào cuộc để thúc đẩy, tạo không khí và niềm tin xã hội, góp phần tăng trưởng chung của cả hệ thống và nền kinh tế”.
Về các vấn đề xã hội, Thủ tướng cho rằng cần quan tâm về tình hình năm học mới, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng lũ; vấn đề môi trường; an toàn xã hội; vấn đề dịch bệnh – sốt xuất huyết. Nhiều vụ việc về thanh tra nhưng chưa kết luận được nên các cơ quan được giao phải kiểm tra, rà soát lại để đưa ra kết luận trước kỳ họp Quốc hội sắp diễn ra vào tháng 10 tới.
Nêu rõ chỉ còn 2 tháng nữa là diễn ra Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng, dù một số Bộ, nhất là Bộ Ngoại giao, đã có sự chuẩn bị khá tốt, nhưng Thủ tướng cho rằng vẫn còn nhiều việc phải làm. Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao báo cáo công tác chuẩn bị để Chính phủ rà soát lại công việc này.
Theo chương trình phiên họp, Chính phủ sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2017, dự toán năm 2018, dự thảo kế hoạch tài chính – ngân sách Nhà nước 3 năm 2018 – 2020 và phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018.
Bộ Công Thương trình bày báo cáo chuyên đề về cơ chế, chính sách đặc thù để bảo đảm tiến độ đầu tư xây dựng các dự án điện cấp bách trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tháng 8 và kết quả kiểm tra của Tổ công tác tháng 8/2017
Nhiều doanh nghiệp viễn thông đang phải chịu cảnh "một cổ, hai tròng" với gánh nặng thuế phí trong bối cảnh kinh doanh đầy thử thách.
Cục Thuế Hà Nội vừa công bố danh sách 86 đơn vị nợ thuế, phí với tổng số tiền nợ hơn 96 tỷ đồng.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.