Nhìn lại thương mại Việt Nam - EU gần một thập kỷ qua
Với EVFTA, xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) sẽ có thêm cú huých lớn giữa bối cảnh đà tăng tích cực trong gần 10 năm qua.
Việt Nam là nước thứ tư trong Châu Á - Thái Bình Dương và là nước thứ hai trong ASEAN tham gia ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu.
Việt Nam và EU chính thức ký Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) vào chiều ngày 30/6/2019.
Thủ tướng nhận định ngay tại buổi lễ rằng, "hai hiệp định này mở ra chân trời mới cho sự hợp tác rộng lớn, toàn diện và phát triển mạnh mẽ hơn của Việt Nam và EU, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp hai bên. "
Theo Thủ tướng, “Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang nổi lên, các thách thức an ninh phi truyền thống càng lớn, thương mại toàn cầu đối mặt với nhiều khó khăn, sự hợp tác hai bên mang ý nghĩa đặc biệt”.
“Hai hiệp định quan trọng này như hai tuyến cao tốc quy mô lớn, hiện đại nối gần hơn EU và Việt Nam, để hai bên tiếp cận thị trường của nhau". Thủ tướng cho biết.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng, việc ký hai hiệp định mới là bước khởi đầu, hai bên cần nỗ lực hợp tác để quá trình triển khai hợp tác thành công.
Việt Nam sẽ ban hành “Chương trình hành động quốc gia” thực hiện 2 Hiệp định với các nhiệm vụ, biện pháp cụ thể thực thi nghiêm túc, đầy đủ các cam kết, triển khai sâu rộng đến các Bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, người dân.
Bên cạnh đó, theo bà Cecila Malmstrom - Cao uỷ thương mại của Liên minh châu Âu, Hiệp định này với những tiêu chuẩn cao về mua sắm Chính phủ, xuất xứ, sở hữu trí tuệ, thương mại... sẽ tạo ra điều kiện để những trở ngại thương mại, đầu tư trước đây được gỡ bỏ. Đồng thời, chính doanh nghiệp, người tiêu dùng sẽ là chủ thể chọn lựa đối tác.
Cao uỷ thương mại của EU kỳ vọng, EVFTA và IPA được ký sẽ là nền tảng để EU hợp tác chặt chẽ hơn với ASEAN, khu vực mà Việt Nam năm sau sẽ là Chủ tịch.
Mặt khác, theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, xuất nhập khẩu, tăng trưởng thương mại có thể lên tới 20% trong những năm đầu tiên. Việt Nam sẽ có động lực và cơ sở quan trọng để tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực thi các cam kết hội nhập.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng đây là thỏa thuận thương mại tự do nhiều tham vọng nhất từ trước tới nay mà EU ký với một nền kinh tế mới nổi, Hiệp định EVFTA và IPA được xây dựng dựa trên cam kết chung của cả hai bên về tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế theo hướng mở cửa, công bằng và tuân thủ luật lệ.
Do đó, thách thức từ hiệp định này sẽ không ít khi người dân Việt Nam với trình độ thấp hơn, doanh nghiệp và nền kinh tế có quy mô nhỏ.
Bộ trưởng cho rằng doanh nghiệp và người dân sẽ có thuận lợi trong việc cắt giảm thuế quan nhưng châu Âu là thị trường đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, thực thi pháp luật về đầu tư. Do đó, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu để tổ chức lại, đảm bảo năng lực cạnh tranh, phát triển phù hợp với thị trường châu Âu. Nếu làm được thì còn có điều kiện để tiếp cận nhiều thị trường khác.
"Từng người dân, doanh nghiệp phải là chủ thể hưởng lợi của hiệp định thương mại này", Bộ trưởng nhấn mạnh.
"Việc chuẩn bị nên được tiến hành toàn diện từ nghiên cứu cơ hội, thách thức của thị trường EU đến các giải pháp như nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu suất… Cần lưu ý là để tận dụng được ưu đãi từ Hiệp định, doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ, về tiêu chuẩn kỹ thuật và về vệ sinh an toàn động thực vật của EU”, theo Bộ trưởng
Dòng vốn nhà đầu tư EU vào Việt Nam sẽ có sự thay đổi lớn
Bên cạnh Hiệp định về thương mại, Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) cũng được ký kết với nhiều điều khoản, nội dung quan trọng, đồng thời thay thế 21 hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam đã ký với các thành viên EU trước đây.
Theo ông Vũ Đại Thắng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, điểm khác biệt nằm ở việc đảm bảo an toàn nguồn vốn của các nhà đầu tư khi di chuyển nguồn vốn và tài sản.
Hiệp định IPA cũng đưa ra tiêu chí rõ ràng cho hành vi của Nhà nước mà không thể áp dụng được phân biệt đối xử với nhà đầu tư nước ngoài;... Đặc biệt, Hiệp định bảo hộ đầu tư lần này cũng có cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế thường trực, thay vì cơ chế trọng tài theo vụ việc trong các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký với các thành viên EU trước đây.
Theo cơ chế này, tranh chấp đầu tư quy định trong IPA được giải quyết tại cơ quan xét xử thường trực gồm hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, với các thành viên do Việt Nam và EU thỏa thuận lựa chọn.
IPA cũng quy định cụ thể tiêu chí lựa chọn và bộ quy tắc ứng xử của các thành viên của cơ quan xét xử. Khi phát sinh tranh chấp đầu tư cụ thể, Chủ tịch của từng cấp xét xử sẽ chỉ định các thành viên thụ lý vụ tranh chấp đó.
Ông Thắng khẳng định, thông qua IPA, sẽ có sự thay đổi lớn trong dòng vốn nhà đầu tư EU vào Việt Nam. Nhà đầu tư từ khu vực này sẽ cảm thấy an toàn hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam đang là trọng điểm trong đầu tư của EU.
Mặt khác, ông Vũ Đại Thắng cũng khẳng định, Việt Nam sẽ nhanh chóng hoàn thiện thể chế chính sách liên quan đến đầu tư, bao gồm đầu tư nước ngoài. Việt Nam đã sẵn sàng đối phó với các vụ kiện cũng như các vụ việc tranh chấp thương mại khác.
Sau ký chính thức EVFTA, EU và Việt Nam sẽ trình lên Nghị viện châu Âu và Quốc hội Việt Nam phê chuẩn, dự kiến trong năm 2020. Sau bước phê chuẩn này, Hiệp định này sẽ chính thức hoàn tất, có hiệu lực. Trong khi đó, Hiệp định IPA cần sự phê chuẩn của các nước thành viên EU tuân thủ theo các tiến trình nội bộ của từng nước, dự kiến sẽ mất khoảng 2 năm.
Với EVFTA, xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) sẽ có thêm cú huých lớn giữa bối cảnh đà tăng tích cực trong gần 10 năm qua.
Do hàng rào thuế dần được cắt giảm nên mức độ cạnh tranh gia tăng mạnh, những quy định về truy xuất nguồn gốc của các nước nhập khẩu cũng ngày càng chặt chẽ và cao hơn.
Ông Nicolas Audier, đồng Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) nhận định EVFTA mang lại lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp và người tiêu dùng mà cả vấn đề phúc lợi, tiền lương và mức sống của hàng triệu người Việt Nam.
Việc chưa sẵn sàng có những hành động mạnh mẽ đổi mới và số hoá hoạt động kinh doanh sẽ khiến doanh nghiệp Việt bỏ lỡ cơ hội lớn khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) nhiều khả năng sẽ được phê chuẩn ngay trong năm 2019.
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
Sau hai bệnh viện lớn là Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, hàng loạt trường đại học danh tiếng đã lên kế hoạch đầu tư cơ sở 2 tại Phủ Lý, Hà Nam.
Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?
Hộp Darvas: Phương pháp giao dịch chứng khoán dựa trên phân tích biểu đồ giá, xác định điểm vào lệnh thông minh giúp tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Xanh SM và VinClub chính thức triển khai chương trình liên kết tài khoản tự động - “Chạm là liên kết, xanh hơn, lời hơn”, mở ra trải nghiệm tích điểm và nâng hạng thành viên thuận tiện cho hàng chục triệu khách hàng.
VinFast và MGA.414 Corporation (đơn vị vận hành chuỗi dịch vụ ô tô JIGA) vừa ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về việc mở rộng mạng lưới xưởng dịch vụ cho xe điện VinFast tại thị trường Philippines, hướng tới mục tiêu thiết lập hơn 100 xưởng tại quốc gia này trong năm nay.
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Trong bối cảnh nền kinh tế trải qua nhiều biến động, ngành bảo hiểm nhân thọ đang dần phục hồi và khẳng định vai trò bảo vệ tài chính cho người dân.