Tiêu điểm
EVFTA đặt ra nhiều bài toán cho doanh nghiệp Việt
Việc chưa sẵn sàng có những hành động mạnh mẽ đổi mới và số hoá hoạt động kinh doanh sẽ khiến doanh nghiệp Việt bỏ lỡ cơ hội lớn khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) nhiều khả năng sẽ được phê chuẩn ngay trong năm 2019.
Ông Bruno Angelet, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam cho biết, dù gặp một số vướng mắc về thời gian khi cuộc bầu cử nhiệm kỳ mới của Nghị viện châu Âu sắp diễn ra vào tháng 5/2019, hiệp định này vẫn có triển vọng cao được phê chuẩn ngay trong năm nay.
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và 28 nước trực thuộc Liên minh châu Âu sẽ giúp các doanh nghiệp Việt tiếp cận và khai thác một thị trường tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người và GDP đạt 15.000 tỷ USD (chiếm 22% GDP toàn cầu).
Ngược lại, các nhà xuất khẩu và đầu tư từ EU cũng có thêm cơ hội hợp tác, kinh doanh với một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trong khu vực.
“Thông qua các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, Việt Nam có cơ hội để bước lên tầm cao mới, cởi mở hơn, tiến đến vị thế dẫn đầu trong khu vực”, ông Nicolas Audier, đồng Chủ tịch EuroCham nhận định.
Đồng quan điểm, ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao cho biết: “EVFTA cùng với các hiệp định thương mại tự do khác sẽ mang lại cho Việt Nam một bệ phóng mạnh mẽ trong thương mại, tự do hóa đầu tư và hội nhập kinh tế. EVFTA nên được phê chuẩn càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong nhiệm kỳ này của Nghị viện châu Âu”.
Số liệu của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cho biết, có 24 nước thành viên EU đã đầu tư vào Việt Nam với khoảng 2.000 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký hơn 21,5 tỉ USD.
Nhiều chuyên gia dự báo, EVFTA được ký kết sẽ tạo ra một làn sóng đầu tư lớn từ các nước EU đổ vào Việt Nam. Tuy nhiên, khả năng thích nghi của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn là một dấu hỏi bởi các nền kinh tế ở Châu Âu hầu hết đều hoạt động dựa trên nền tảng số hoá. Theo đó, nhiều hoạt động kinh doanh được kết nối từ xa bằng điện thoại di động, xuất nhập khẩu không cần hệ thống hải quan truyền thống, đầu tư qua phương thức hiện diện thương mại và thể nhân không cần thủ tục giấy tờ...
Theo nhìn nhận của ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ, dòng vốn chất lượng cao được dự báo sẽ đến Việt Nam. Đặc biệt, cam kết xóa bỏ đến 99% biểu thuế quan sẽ là cơ hội tuyệt vời để gia tăng xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản,... Đồng thời, những sản phẩm trước đây của Việt Nam chưa thể xuất khẩu do hàng rào thuế quan cao thì nay đã có cơ hội tiếp cận với thị trường EU.
Tuy nhiên, ông Tạc cũng nhấn mạnh, mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều có khả năng thay đổi nhiều mặt của thế giới, thay đổi tiềm lực, thậm chí phân định lại ranh giới của các quốc gia. Chính vì vậy, để có thể tận dụng được những cơ hội mà hiệp định mang lại, Việt Nam cần phải có những chính sách phù hợp. Trong đó, việc tăng cường đổi mới sáng tạo và thích nghi với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Nếu không sẵn sàng thay đổi để thích nghi, nguy cơ thụt lùi sẽ là không tránh khỏi.
Trên thực tế, đây lại là một trong những vấn đề đã và đang diễn ra với doanh nghiệp Việt Nam. Theo khảo sát của Bộ Công thương năm 2018, vấn đề lớn nhất với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là chưa chuẩn bị tâm thế sẵn sàng.
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công thương khẳng định: “Trong làn sóng 4.0 hiện nay, việc tiếp cận với những công nghệ mới không phải thách thức lớn, ít nhất cho đến hiện nay, tuy nhiên ở những vấn đề khác thì không thể có cái nhìn lạc quan như thế”.
Phần lớn doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chưa sẵn sàng với các công nghệ của nền kinh tế số, đây là thách thức lớn cần phải khắc phục.
Trong số 2.659 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp tham gia khảo sát về sự sẵn sàng trước nền kinh tế số, chỉ có 28% doanh nghiệp bắt đầu có những bước đi đầu tiên, 62% vẫn còn đang ở ngoài cuộc, ông Hải cho biết.
Chuyển đổi số là chìa khóa
Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, doanh thu thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2018 đạt 9 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2015. Con số này được dự báo sẽ đạt mức 15 tỉ USD vào năm 2021, đứng thứ ba Đông Nam Á chỉ sau Singapore và Indonesia.
Theo ông Đặng Quang Vinh, đại diện từ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nếu Việt Nam áp dụng được những công nghệ số vào nền kinh tế và doanh nghiệp thì có thể tạo giá trị doanh thu từ thương mại điện tử từ 30 – 60 tỷ USD trong năm 2030 và tạo thu nhập ròng cho thêm 3 triệu người lao động.
Ông Vinh cho rằng, lý do nhiều doanh nghiệp được khảo sát cho biết vẫn ở ngoài công cuộc chuyển đổi số là bởi họ chưa có nhận thức đúng lợi ích đem lại từ việc chuyển đổi và thiếu nguồn nhân lực đủ kỹ năng để vận hành những thay đổi và số hoá hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, theo bà Magdalena Ciesielska, Phó trưởng ban Kinh tế thương mại, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, với việc tham gia vào nhiều hiệp định song phương và đa phương cũng như áp lực tự do hoá thương mại là xu thế không thể tránh được sẽ buộc doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi.
Theo thông tin từ đại diện CIEM, hiện Bộ Kế hoạch và đầu tư đang cùng với CIEM xây dựng ba chương trình chính nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được những lợi thế mà cách mạng 4.0 mang lại.
Các chương trình này bao gồm: Xây dựng cơ chế chuyển đổi, xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ chương trình chuyển đổi và giải pháp để các doanh nghiệp có thể áp dụng, tạo ra thêm các công nghệ mới.
Đồng thời, CIEM cũng chú trọng đến các chương trình đào tạo kỹ năng nhằm tạo ra công việc mới cho người lao động.
Khả năng thích ứng với công nghệ của các doanh nghiệp cũng là mối quan tâm đặc biệt từ phía Bộ Công thương. Ông Hải cho biết, trong quá trình chuyển đổi số, vấn đề mấu chốt là con người. Nếu con người chưa sẵn sàng thì sẽ không hiểu được công nghệ, không hiểu được lợi ích mà công nghệ 4.0 mang lại, khi đó kể cả có đưa công nghệ vào doanh nghiệp cũng không có khả năng áp dụng.
Do đó, theo ông Hải, các doanh nghiệp cần nhanh chóng có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đủ khả năng thích nghi với chuyển đổi số. “Kể cả trong hợp tác quốc tế, những điều khoản trong EVFTA liên quan tới nền kinh tế số chủ yếu là hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, điều then chốt và cần có đầu tiên phải là con người”, ông Hải khẳng định.
Những cánh cửa cần được mở khóa trước thềm EVFTA
Bất động sản Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi
Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch Covid-19, du lịch Phú Quốc bứt phá ngoạn mục, tín hiệu cho thấy bất động sản Phú Quốc nóng trở lại.
Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin
Nếu Việt Nam bỏ lỡ làn sóng tài sản số lần này, không biết tới bao giờ mới có được cơ hội thứ hai, theo Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng.
Menas đưa nông sản Đà Lạt vào siêu thị Mena Gourmet Market
Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ngọc Duy Group và Da Dream Farm nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ Đà Lạt vào hệ thống phân phối của Mena Gourmet Market.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 trong chuyến kiểm tra hiện trường lần thứ năm tại dự án trọng điểm quốc gia này.
Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh
Những năm tới sẽ cho thấy liệu thị trường có thể hấp thụ được nguồn cung mới hay không và Tây Hồ Tây có thực sự trở thành trung tâm kinh doanh hàng đầu như kỳ vọng.
Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'
Tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ chính thức.
Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM
Việc khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM đánh dấu sự mở rộng hoạt động mảng đào tạo, xuất khẩu lao động của Sao Mai Group.