Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Mục tiêu của Đề án nhằm quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái và các giá trị dịch vụ môi trường rừng; thúc đẩy cấp chứng chỉ rừng ở Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới về nguồn gốc gỗ hợp pháp.
Đồng thời tạo nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng trong các khu rừng thực hiện quản lý rừng bền vững, đáp ứng tối thiểu khoảng 80% cho nhu cầu sản xuất sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu; nâng cao giá trị gỗ rừng trồng, góp phần xóa đói giảm nghèo đối với người làm nghề rừng và nâng cao giá trị gia tăng cho ngành lâm nghiệp.
Định hướng về thực hiện quản lý rừng bền vững, toàn bộ các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hiện đang quản lý 7.216.889 ha rừng hoàn thành việc xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.
Về cấp chứng chỉ rừng quản lý rừng bền vững: Công nhận nhiều loại chứng chỉ rừng hợp pháp của các tổ chức chứng chỉ rừng thế giới trong hoạt động đánh giá và cấp chứng chỉ rừng tại Việt Nam; hình thành được tổ chức trong nước đáp ứng yêu cầu về chuyên môn để cấp chứng chỉ rừng theo quy định của Việt Nam và của các tổ chức chứng chỉ rừng thế giới; duy trì toàn bộ diện tích rừng hiện đã được cấp chứng chỉ là 235.000 ha (88.000 ha rừng tự nhiên; 147.000 ha rừng trồng).
Giai đoạn từ năm 2018 - 2020, xây dựng và tổ chức cấp chứng chỉ rừng cho 300.000 ha rừng trồng sản xuất, phòng hộ của các tổ chức, hộ gia đình và ban quản lý rừng phòng hộ; giai đoạn từ năm 2020 - 2030, xây dựng và tổ chức cấp chứng chỉ rừng cho 1.000.000 ha rừng trồng sản xuất, phòng hộ của các tổ chức, hộ gia đình và ban quản lý rừng phòng hộ.
Đề án đặt ra nhiệm vụ xây dựng văn bản pháp luật, tài liệu hướng dẫn thực hiện quản lý rừng bền vững, xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, tổ chức tập huấn hướng dẫn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững cho các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng và một số chủ rừng là tổ chức kinh tế đang quản lý 7.041.128 ha rừng; tổ chức thẩm định phương án quản lý rừng bền vững cho các chủ rừng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định đối với chủ rừng thuộc tỉnh, Tổng cục Lâm nghiệp thẩm định đối với chủ rừng thuộc các bộ, ngành trung ương.
Xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững hướng tới cấp chứng chỉ rừng tại một số địa phương với mục đích mô hình sẽ là nơi thăm quan, học tập phục vụ công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các đối tượng là cán bộ chuyên môn, chủ rừng; đồng thời là hiện trường để thực hiện đánh giá thử nghiệm các tiêu chí quản lý rừng bền vững của Việt Nam trước khi được ban hành.
Hỗ trợ chủ rừng xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý, sử dụng rừng đạt tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững; thủ tục đăng ký cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi.
Xây dựng các mô hình quản lý rừng bền vững đối với: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân hoặc nhóm hộ gia đình, cá nhân liên kết với quy mô khoảng 2.000 ha; chủ rừng có rừng trồng là công ty lâm nghiệp với quy mô khoảng 3.000 ha; vườn cây cao su, chủ rừng là doanh nghiệp với quy mô khoảng 2.000 ha; chủ rừng thực hiện quản lý rừng bền vững liên kết tổ chức sản xuất theo chuỗi với doanh nghiệp chế biến gỗ, với quy mô khoảng 3.000 ha.
Về kinh phí, khái toán nhu cầu để thực hiện Đề án khoảng 1.269 tỷ đồng, bao gồm xây dựng phương án quản lý rừng bền vững 707 tỷ đồng, đánh giá cấp Chứng chỉ rừng 270 tỷ đồng, đóng niêm liễm và vận hành hệ thống cấp chứng chỉ rừng trong 2 năm đầu khoảng 6 tỷ đồng. Nguồn kinh phí từ nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (khoảng 301 tỷ đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp) để hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng giai đoạn 2016-2020; hỗ trợ đóng niêm liễm cho tổ chức chứng chỉ rừng quốc tế trong 2 năm đầu hợp tác; nguồn huy động từ các chủ rừng và xã hội hóa (khoảng 968 tỷ đồng).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.