Thừa lúa gạo vẫn có thể thiếu đói trong đại dịch

Nhật Hạ Thứ năm, 19/03/2020 - 11:06

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong nhóm dẫn đầu thế giới nhưng an ninh lương thực chỉ đứng thứ 57/113 quốc gia, mức trung bình.

Hàng nông sản Việt có tới 7 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm.

Nông nghiệp hiện có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 2,6% /năm. Năng suất lúa của Việt Nam cao nhất Đông Nam Á đạt 5,6 tấn/ha, gần gấp đôi so với Thái Lan và gấp 1,5 lần so với Ấn Độ; năng suất cà phê cao gấp 1,5 lần so với Brazil, gấp 3 lần so với Colombia, Indonesia; năng suất hồ tiêu gấp 3 lần so với Indonesia và 1,3 lần của Ấn Độ; năng suất cá tra bình quân đạt 209 tấn/ha, cao nhất thế giới...

Hàng nông sản có tới 7 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm, bình quân mỗi năm xuất khẩu khoảng 5-7 triệu tấn gạo. Ngoài ra, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ được đầu tư phát triển.

Việt Nam có khả năng đảm bảo tự cung lương thực với sản lượng lương thực bình quân tính trên đầu người ở mức tương đối cao (đứng thứ 6 trên thế giới).

"Từ một nước thiếu ăn, đến nay, bình quân lương thực đầu người của Việt Nam đã đạt 525kg và là một trong những nước xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới. Ngoài ra, Việt Nam hiện có loại gạo được bình chọn là ngon nhất thế giới", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định tại Hội nghị trực tuyến hôm nay về an ninh lương thực quốc gia. 

Mặc dù xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tốp đầu nhưng an ninh lương thực chỉ đứng thứ 57/113 quốc gia, mức trung bình. Lý do là ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập.

Đầu tiên, về trồng lúa, mức sống nông dân đã khá hơn trước nhưng nhiều người vẫn còn nghèo, còn khó khăn. Do đó, phải chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, sản xuất lương thực một cách hợp lý.

Sắp tới, Việt Nam cần giữ diện tích lương thực, diện tích sản xuất lúa ở mức nào để bảo đảm an ninh lương thực, đồng thời phát huy hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới.

5 vấn đề cần khắc phục để tăng xếp hạng an ninh lượng thực Việt Nam
Thủ tướng tại hội nghị trực tuyến an ninh lương thực hôm nay. Ảnh: Nhật Bắc.

“Theo tôi, phải chốt cứng diện tích trồng lúa và sản lượng lương thực hằng năm và tăng cường khả năng dự trữ”, Thủ tướng nhấn mạnh, không chạy theo thị trường và nêu cao tinh thần tự cường, chủ động đối với an ninh lương thực. 

Chuyển nhận thức phát triển nông nghiệp từ vai trò an sinh, đủ ăn, điểm tựa cho sự phát triển thành vai trò mới. Đó là một lợi thế đặc thù, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế, hội nhập, theo Thủ tướng.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 9-10%/năm, phấn đấu đến năm 2030, nông nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu 100 tỷ USD.

Về lúa gạo và diện tích đất lúa, Thủ tướng nêu rõ, gạo có vai trò quan trọng trong cơ cấu thực phẩm, cho nên, sẽ trình Chính phủ, Bộ Chính trị việc giữ trên 3,5 triệu ha đất trồng lúa để ít nhất có 35-38 triệu tấn lúa, tương ứng 22 triệu tấn gạo trong cân đối.

Về thực phẩm, Việt Nam cần tăng nhanh sản lượng sữa từ 1 triệu tấn lên 3 triệu tấn đến năm 2030 vì đây là loại thực phẩm góp phần cải thiện sức khỏe, tầm vóc giống nòi. Trứng, thịt đỏ, thịt gà, thủy sản, rau quả có lợi cho sức khỏe và phù hợp với cơ cấu dinh dưỡng cần được tăng nhanh sản lượng.

Đồng thời, Thủ tướng cho rằng “Chúng ta cần đưa ra lời khuyên giảm thịt lợn trong khẩu phần và cơ cấu sản xuất”. 

Thứ hai, hạ tầng nào cần tiếp tục đầu tư trong nông nghiệp. Công nghiệp chế biến bảo quản làm sao khi mà thất thoát sau thu hoạch còn lớn, hiệu quả xuất khẩu như thế nào.

Thứ ba, liên kết sản xuất chuỗi gắn với vùng sản xuất, chế biến, tổ chức thị trường nhìn chung trên tất cả các ngành hàng còn yếu. Năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp do sản xuất quy mô nhỏ, manh mún. Ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa đạt tỉ lệ thấp, làm cho giá thành cao, khó cạnh tranh.

Tăng cường liên kết hộ nông dân, hợp tác xã nông nghiệp, mỗi nhóm ngành hàng đều có tập đoàn kinh tế lớn là hạt nhân liên kết.

Thứ tư, an ninh lương thực càng trở nên bức thiết hơn khi dân số thế giới có xu hướng tăng, gần 900 triệu người trên toàn cầu đang thiếu đói, thiên tai, biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ, tốc độ đô thị hóa cao, dịch bệnh bất thường.

Thêm nữa, trong tình hình quốc tế và biến đổi khí hậu, an ninh lương thực không chỉ là vấn đề trước mắt mà còn là vấn đề lâu dài, chiến lược. Lương thực là mặt hàng thiết yếu, là nhu cầu ổn định trong bất cứ hoàn cảnh nào.

“Thử thách rất lớn. Nếu không xác định sự bức thiết về an ninh lương thực trong giai đoạn tới thì sai lầm trong chỉ đạo”, Thủ tướng nêu rõ, phải bảo đảm an ninh lương thực một cách vững chắc trong mọi tình huống, ví như qua một số ngày lộn xộn vừa rồi, có thể thấy có tiền chưa chắc mua được lương thực.

Thủ tướng nhắc lại sự việc vừa qua khi xuất hiệu ca nhiễm Covid-19, “thị trường nhốn nháo, nhất là có việc người dân mua lương thực, mì tôm dự trữ” và khi đó, Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo các công ty lương thực bảo đảm cung ứng, mở cửa bán lương thực đến 23h đêm cho người dân.

Trong tình huống đó, “không có nguồn thì làm sao bảo đảm được", Thủ tướng nhận định, vì vậy, dự trữ lương thực, ổn định trong mọi điều kiện là rất quan trọng, đây là mặt hàng chính yếu, “đừng coi thường, đừng cho đây không phải vấn đề chiến lược”.

Thủ tướng nhấn mạnh, "Chúng ta sống trong kỷ nguyên 4.0, tương tác với thế giới ảo, nhưng chúng ta không được “ảo”. An ninh lương thực luôn luôn và mãi mãi là vấn đề hết sức hệ trọng đối với mọi quốc gia, nhất là trong điều kiện bất ổn chính trị, an ninh phi truyền thống, dịch bệnh xảy ra trên thế giới. 

Do đó, "câu nói của cha ông “phi nông bất ổn” cần được quán triệt trong tình hình mới", theo Thủ tướng. 

Thứ năm, đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng, cơ cấu thực phẩm hợp lý, khoa học trong từng giai đoạn, kể cả lượng và chất, ít nhất cho quy mô 104 triệu người vào năm 2030, để chống tình trạng thấp, bé, còi của người Việt Nam.

Thủ tướng Campuchia kêu gọi Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực chế biến gạo

Thủ tướng Campuchia kêu gọi Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực chế biến gạo

Tiêu điểm -  4 năm

Thủ tướng Hun Sen vừa kêu gọi các nhà đầu tư Việt Nam tiếp tục đầu tư vào Campuchia để mở rộng thương mại giữa hai nước, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực chế biến gạo để xuất khẩu.

TH ra mắt nước gạo rang TH True Rice

TH ra mắt nước gạo rang TH True Rice

Nhịp cầu kinh doanh -  4 năm

Tập đoàn TH cho biết TH true RICE là sản phẩm nước gạo rang duy nhất trên thị trường đồ uống dinh dưỡng Việt Nam có vị ngọt tự nhiên từ gạo, hoàn toàn không sử dụng đường tinh luyện.

Hạt gạo nhân văn

Hạt gạo nhân văn

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Nhắc đến hạt gạo tử tế, người ta nhớ ngay đến anh Phạm Minh Thiện, CEO thương hiệu gạo sạch Cỏ May, mà bạn bè doanh nhân vẫn thường yêu quý gọi anh là “Truyền nhân của sự tử tế” bởi sự tiếp sức giữa cha và con cho một hành trình dài của hạt gạo nhân văn, và một ký túc xá khang trang hoàn toàn miễn phí cho sinh viên.

'Không cứng nhắc duy trì xuất khẩu gạo ĐBSCL với số lượng lớn'

'Không cứng nhắc duy trì xuất khẩu gạo ĐBSCL với số lượng lớn'

Phát triển bền vững -  5 năm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng không nên cứng nhắc duy trì sản xuất lúa và xuất khẩu gạo số lượng lớn, chỉ giữ ở mức tối thiểu có chất lượng và lợi nhuận tốt để giữ thị trường truyền thống.

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Bất động sản -  10 giờ

Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Leader talk -  14 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  15 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.