Thương hiệu 'Made in China' liệu đã xóa bỏ được tiếng xấu?
Linh Lan
Thứ hai, 11/12/2017 - 09:31
Người tiêu dùng toàn cầu vẫn sẽ cần thời gian để có suy nghĩ khác về thương hiệu của Trung Quốc.
Thương hiệu 'Made in China' vẫn chưa thực sự chinh phục được khách hàng toàn cầu. Ảnh: Getty Images
Từ Haier đến Huawei, các công ty lớn của Trung Quốc, mặc dù đã quá phổ biến trên thị trường nội địa, nhưng con đường trở thành thương hiệu được toàn thế giới công nhận vẫn còn nhiều thách thức.
Ông Scott Kronick, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Ogilvy Public Relations - công ty truyền thông đa ngành hàng đầu thế giới cho biết: "Tôi nghĩ họ đang dần tiến triển".
Các hãng sản xuất của Trung Quốc đã dựa vào thương hiệu và công tác truyền thông ít hơn, trong khi đó, họ bắt tay vào việc tích luỹ tài nguyên vào cuối những năm 1990, việc mua lại IBM của Lenovo trong năm 2005 là một điểm uốn, ông Kronick nói.
"Sau điểm uốn đó, tất cả các công ty Trung Quốc đều muốn nói rằng họ muốn làm ra một chiếc Lenovo. Họ muốn đi và làm cho thế giới biết đến bằng cách mua hoặc sáp nhập với một doanh nghiệp lớn, như công ty máy tính IBM".
Các chiến lược PR cũng cho thấy sự sẵn lòng của các công ty Trung Quốc để hiểu rõ hơn về người tiêu dùng ở các thị trường nước ngoài, thay vì chỉ sử dụng mô hình kinh doanh cố hữu. Đây là một lý do khác góp phần làm thay đổi thái độ của người tiêu dùng đối với các thương hiệu của Trung Quốc đại lục.
Một số công ty cũng đã tiến hành hợp tác với những cái tên nổi tiếng để trở nên nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ, công ty sản xuất điện thoại thông minh Huawei đã đầu tư rất nhiều cho mảng nghiên cứu và phát triển cũng như tiếp thị. Hãng này đã hợp tác với hãng sản xuất máy ảnh cao cấp Leica để thiết kế một số mẫu smartphone nhằm thu hút phân khúc khách hàng cao cấp.
"Tôi nghĩ rằng những hợp tác này rất quan trọng đối với các thương hiệu như Huawei và Oppo, và tôi nghĩ bất cứ điều gì làm những thương hiệu đó nổi bật thì đều rất quan trọng", ông Kronick nói.
Theo báo cáo hàng năm của Millward Brown về các thương hiệu toàn cầu có giá trị, đa số thương hiệu hàng đầu trên thế giới đều có trụ sở tại Mỹ, trong khi đó các thương hiệu Trung Quốc đang dần tăng giá trị.
Năm 2017, 13 trong số 100 thương hiệu hàng đầu thế giới có trụ sở tại Trung Quốc, trong khi vào 12 năm trước, chỉ có duy nhất một thương hiệu từ Trung Quốc nằm trong danh sách này.
"Phải mất thời gian, tôi muốn nói, những thương hiệu này không thể nổi tiếng sau một đêm. Từng chút nỗ lực đều góp phần xây dựng nên thương hiệu đó", ông Kronick nói.
Lại thêm một vụ bê bối nữa làm rúng động Nhật Bản. Lần này là Kobe Steel Ltd., một nhà sản xuất thép lớn của Nhật Bản. Hãng này đã thừa nhận làm giả số liệu về chất lượng, độ cứng và độ bền của một số sản phẩm nhôm, đồng.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.