Quốc tế

Thương hiệu 'Made in Japan' bị lung lay bởi bê bối của các tập đoàn Nhật Bản

Linh Lan Thứ hai, 16/10/2017 - 17:11

Lại thêm một vụ bê bối nữa làm rúng động Nhật Bản. Lần này là Kobe Steel Ltd., một nhà sản xuất thép lớn của Nhật Bản. Hãng này đã thừa nhận làm giả số liệu về chất lượng, độ cứng và độ bền của một số sản phẩm nhôm, đồng.

Lãnh đạo tập đoàn Kobe Steel cúi đầu xin lỗi trong một buổi họp báo. Ảnh: Japan Today

Theo đó, tất cả mọi sản phẩm từ đạn, tàu hỏa đến ôtô hay máy bay đều có thể bị ảnh hưởng. Cuối tuần trước, Kobe Steel cho biết số công ty bị ảnh hưởng đã lên tới 500.

Vụ bê bối này sẽ gây thiệt hại lâu dài cho danh tiếng của các doanh nghiệp Nhật, vốn được biết đến với chất lượng sản xuất hàng đầu - sau khi nhiều tập đoàn công nghiệp lớn của nước này dính vào những bê bối tương tự.

Vụ việc của Kobe Steel là hồi chuông cảnh tỉnh cho hệ thống quản trị doanh nghiệp của các công ty Nhật Bản. Cùng với những vụ bê bối gần đây của Toyota Motor Corp., cũng như giả mạo dữ liệu tại hãng sản xuất túi khí Takata Corp., vụ việc cho thấy các công ty Nhật Bản cần phải giải quyết và ngăn chặn những vấn đề này từ gốc, thay vì chỉ xin lỗi sau khi sự đã rồi.

Vụ bê bối của Kobe Steel sẽ gây thiệt hại lâu dài cho danh tiếng của các doanh nghiệp Nhật, vốn được biết đến với chất lượng sản xuất hàng đầu.

Nhưng việc ngăn ngừa các vụ bê bối không phải là lý do duy nhất khiến Nhật Bản cần cải tổ hệ thống quản trị doanh nghiệp, mà còn vì lý do tăng năng suất. Với sự già hóa và thu hẹp dân số, cùng với việc phụ nữ tham gia đông đảo vào lực lượng lao động, Nhật Bản cần phải duy trì nền kinh tế đang hồi phục của mình bằng cách tăng cường hệ thống quản lý doanh nghiệp.

Đây là kết luận của một nghiên cứu gần đây của các nhà kinh tế Naoshi Ikeda, Kotaro Inoue và Sho Watanabe đến từ Học viện Công nghệ Tokyo. 

Các nhà nghiên cứu tiến hành thử nghiệm cái mà họ gọi là giả thuyết về “cuộc sống yên lặng”. Ý tưởng của giả thuyết là nếu không có áp lực của cổ đông, các nhà quản lý sẽ có khả năng tránh việc phải đưa ra những quyết định lớn và bằng lòng với việc quản lý đế chế kinh doanh một cách ổn định.

Giả thuyết về cuộc sống yên lặng là một ý tưởng không mới, quay trở lại với nhà kinh tế học vĩ đại John Hicks trong những năm 1930. Herbert Simon, có lẽ là nhà kinh tế học đầu tiên đoạt giải Nobel về kinh tế học hành vi, gọi nó là hành vi "satisficing" (bằng lòng), để phân biệt với hành vi tối ưu hoá có lý trí. 

Khi một ngành công nghiệp trở nên kém cạnh tranh hơn, do các quy định của chính phủ, các hiệu ứng dây chuyền hay sự trung thành của khách hàng - các nhà quản lý thay vì tiếp tục thúc đẩy mục đích lợi nhuận, họ tốt hơn là nên rút lui.

Ông Ikeda và cộng sự nhận thấy rằng, tình trạng này đang diễn ra phổ biến trong các công ty Nhật Bản hiện đại. Nhiều công ty Nhật đang sở hữu chéo cổ phần của nhau. Thực tế này tạo điều kiện cho những cuộc thỏa thuận ngầm. Các công ty Nhật Bản cũng không có giám đốc độc lập trong hội đồng quản trị, nên các nhà quản lý thường là những người có quyền kiểm soát.

Thương hiệu "Made in Japan" đã bị ảnh hưởng nhiều bởi các vụ bê bối như tại Kobe Steel

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, các công ty có tỷ lệ sở hữu chéo chi tiêu ít hơn cho cả vốn đầu tư và bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D). Họ cũng ít tham gia vào việc cơ cấu lại doanh nghiệp. Trong khi chi tiêu vốn và R&D là các chỉ số thể hiện mong muốn tăng trưởng và mở rộng sang các thị trường mới, trong khi việc tái cơ cấu lại là nỗ lực thúc đẩy hoạt động hiệu quả.

Nói cách khác, để cải thiện tính năng động, tăng trưởng và hiệu quả của các công ty và để giảm tỷ lệ các vụ bê bối, Nhật Bản cần giảm sự ảnh hưởng của cổ đông đối với các nhà quản lý doanh nghiệp.

Chính phủ Nhật Bản nhận ra đây là ưu tiên hàng đầu. Dưới sự điều hành của Thủ tướng Shinzo Abe, Cơ quan dịch vụ tài chính Nhật Bản đã đưa ra một bộ luật quản trị doanh nghiệp mới cách đây hai năm. Tỷ lệ tuân thủ đạt mức cao đáng ngạc nhiên. Theo đó, việc bầu ra các giám đốc độc lập vào hội đồng quản trị doanh nghiệp được hưởng ứng và khuyến khích tại các công ty Nhật.

Cơ quan này cũng giới thiệu một bộ luật quản lý nhằm trang bị cho các nhà đầu tư nghệ thuật quản trị hiệu quả. Nói cách khác, các quan chức chính phủ Nhật đang cố gắng “dạy” các nhà tư bản những chiến lược để đạt được lợi nhuận cao hơn.

Lợi nhuận tăng và sự phổ biến của các giám đốc độc lập là dấu hiệu cho thấy mọi việc đang diễn ra theo chiều hướng tích cực với hy vọng những vụ scandal như của Kobe Steel là những “cái giãy chết” cuối cùng của một trật tự cũ.

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Quốc tế -  5 năm

2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Quốc tế -  5 năm

Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Quốc tế -  5 năm

Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Quốc tế -  5 năm

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Quốc tế -  5 năm

Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.

Vinhomes Đan Phượng hút khách

Vinhomes Đan Phượng hút khách

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Bất động sản -  14 giờ

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Tiêu điểm -  15 giờ

Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.

Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá

Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá

Leader talk -  16 giờ

Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Tiêu điểm -  16 giờ

Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.

'Quốc gia khởi nghiệp': Bài học quản trị xuất sắc

'Quốc gia khởi nghiệp': Bài học quản trị xuất sắc

Tủ sách quản trị -  17 giờ

Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm

Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm

Tài chính -  19 giờ

Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.