Rừng là nguồn tín chỉ carbon có giá trị cao
Không chỉ hạn chế phát thải, các hoạt động tạo ra tín chỉ carbon giá trị cao còn phải tuân thủ yêu cầu về sinh thái, sinh kế của cộng đồng bản địa và tuân thủ nguyên tắc phân chia công bằng lợi ích.
Tính đến năm 2021, hàng nghìn nhà đầu tư quốc tế bày tỏ sự quan tâm với thị trường tín chỉ carbon có giá trị cao tại Việt Nam.
Trước những cam kết đầy tham vọng được các quốc gia đưa ra tại COP26, thị trường giao dịch tín chỉ carbon đang trở thành tâm điểm được nhiều doanh nghiệp quốc tế quan tâm. Mặt khác, với nhu cầu tăng cao, giá bán tín chỉ carbon cũng được dự báo sẽ ngày càng tăng, đem lại cơ hội tài chính lớn đối với những quốc gia có tiềm năng.
Đánh giá về tiềm năng thị trường carbon của Việt Nam, TS. Phạm Thu Thủy, Trưởng nhóm nghiên cứu toàn cầu về biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo và phát triển carbon thấp, Tổ chức nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) và Tổ chức Nông lâm quốc tế (ICRAF), cho biết, rất nhiều doanh nghiệp đang bày tỏ nhu cầu mua tín chỉ carbon có giá trị cao của Việt Nam.
Cụ thể, theo số liệu từ CIFOR, nếu năm 2017 chỉ có khoảng 400 doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm đến thị trường Việt Nam thì đến hết năm 2021, con số này đã tăng gấp 4 – 5 lần, tương đương với khoảng hơn 2 nghìn doanh nghiệp, nhà đầu tư. Thực tế, Việt Nam hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia buôn bán tín chỉ carbon có giá trị cao, cụ thể là tín chỉ carbon dựa vào rừng.
Đầu tiên phải kể đến là việc Việt Nam đã và đang tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về thị trường carbon. Đầu năm nay, Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon đã chính thức được ban hành, với lộ trình chi tiết về việc thành lập thị trường carbon.
Theo đó, sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ được khởi động thí điểm vào năm 2025 và chính thức hoạt động vào năm 2028. Năm 2028 cũng được đặt làm mốc để kết nối sàn giao dịch tín chỉ carbon Việt Nam với thế giới.
Theo bà Thủy, với nghị định này, Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á có cơ sở pháp lý về thị trường tín chỉ carbon, cùng với Malaysia, Indonesia và Campuchia.
Thứ hai, Việt Nam có diện tích rừng lớn với cộng đồng dân cư sinh sống và có sinh kế liên quan tới rừng lên đến 25 triệu người. Đây là cơ hội lớn để các dự án tạo tín chỉ carbon có thể đáp ứng điều kiện về đảm bảo sinh kế cộng đồng bản địa, một trong những yêu cầu bắt buộc của tín chỉ carbon có giá trị cao.
Thứ ba, những năm vừa qua, công tác trồng mới và phục hồi rừng tuy vẫn còn bất cập nhưng đã được cải thiện đáng kể. Khả năng giám sát khí thải nhà kính cũng được nâng cao, giúp hạn chế chi phí theo dõi, thẩm định tín chỉ carbon cho nhà đầu tư.
Thứ tư, ngành lâm nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để tăng tham vọng giảm phát thải khí nhà kính.
Tuy nhiên, việc triển khai dự án trồng mới, phục hồi và nâng cao khả năng hấp thụ carbon của rừng để tạo ra tín chỉ carbon tại Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản cần được giải quyết.
Đầu tiên phải kể đến là việc chưa có quy định rõ ràng về “quyền carbon”, cụ thể là cơ chế quy định rõ ràng quyền sở hữu đối với tín chỉ carbon được tạo ra từ rừng cũng như cơ chế chia sẻ lợi ích và đánh giá các tác động của dự án.
Thứ hai, so với các quốc gia có diện tích và chất lượng rừng tương tự, Việt Nam vẫn còn yếu hơn về hệ thống giám sát, đánh giá khả năng phát thải, hấp thụ carbon.
Thứ ba, nhận thức về rừng chưa cao, nạn phá rừng vẫn còn tiếp diễn. Tại một số địa phương, rừng bị suy thoái nghiêm trọng dẫn đến hiện tượng hoang hóa, rất khó phục hồi.
Từ góc độ chuyên gia quốc tế về thị trường carbon, bà Thủy đưa ra một số đề xuất để Việt Nam có thể khai thác lợi ích từ thị trường mới đầy hấp dẫn này.
Đầu tiên, ưu tiên phát triển thị trường carbon rừng. Thứ hai, hợp pháp hóa quyền và cơ chế chuyển quyền carbon dựa vào sở hữu đất, đồng thời triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn trong cơ chế này.
Thứ ba, hướng tới việc tham gia cả thị trường carbon tự nguyện và thị trường carbon bắt buộc. Theo đó, thị trường carbon bắt buộc là thị trường được thành lập nhằm thực hiện hóa quy định, luật lệ về giảm phát thải tại các quốc gia, còn thị trường carbon tự nguyện được xây dựng dựa trên nhu cầu giảm phát thải phục vụ mục đích riêng của mỗi doanh nghiệp.
Thông thường, các tín chỉ carbon được giao dịch trên thị trường bắt buộc đều có thể giao dịch trên thị trường tự nguyện, tuy nhiên tín chỉ carbon trên thị trường tự nguyện chưa chắc đã giao dịch được trên thị trường bắt buộc. Chuyên gia CIFOR cho biết, xu thế chung hiện nay khi xây dựng thị trường carbon là các quốc gia đều tập trung vào loại tín chỉ có thể giao dịch trên cả 2 thị trường để tăng thanh khoản, tối ưu hóa lợi ích.
Thứ tư, kết nối với thị trường carbon quốc tế. Tuy nhiên, để kết nối được với thị trường quốc tế, nhiều cơ chế liên quan đến công cụ tài chính, công cụ kinh tế cần được đa dạng hóa và hoàn thiện.
Mặt khác, theo bà Thủy, cần có sự xác định rõ ràng vùng nào phục vụ thị trường carbon trong nước, vùng nào phục vụ thị trường quốc tế. Đây là điều đặc biệt quan trọng để hạn chế rủi ro gian lận trên thị trường carbon.
Thứ năm, cân nhắc tới cam kết giảm phát thải của Việt Nam. Thực tế, trên thế giới có một số quốc gia như Brazil hay Peru, dù có diện tích rừng rất lớn nhưng đã từ chối tham gia thị trường carbon quốc tế, bởi muốn “để dành” hạn ngạch phát thải phục vụ cho doanh nghiệp trong nước.
Cuối cùng, chính sách liên quan đến quyền carbon cần phải đảm bảo cả 2 yếu tố là “quyền” và “nghĩa vụ”. Theo kinh nghiệm quốc tế, nhiều quốc gia đã ban hành các công cụ phục vụ thị trường carbon nhưng chỉ nhấn mạnh về “quyền” mà không có “trách nhiệm”.
Vị chuyên gia nhận định, khi quyết định giao đất cho doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân để xây dựng dự án giảm phát thải, bên cạnh quyền được bán tín chỉ carbon, những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp ấy phải chịu trách nhiệm nếu dự án không có hiệu quả, không giảm được phát thải hoặc tín chỉ không bán được. Nếu chính sách không đảm bảo, điều này sẽ tạo ra một lỗ hổng pháp lý rất lớn, dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực.
Không chỉ hạn chế phát thải, các hoạt động tạo ra tín chỉ carbon giá trị cao còn phải tuân thủ yêu cầu về sinh thái, sinh kế của cộng đồng bản địa và tuân thủ nguyên tắc phân chia công bằng lợi ích.
Tập đoàn Lego sẽ triển khai dự án trang trại sản xuất điện mặt trời công suất 50 MW để phục vụ cho Nhà máy đồ chơi hơn 1 tỷ USD tại Bình Dương. Việc này nhằm biến nhà máy tại Việt Nam là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của Lego.
Theo Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, doanh nghiệp Nhật Bản đang bày tỏ sự quan tâm tới lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm tài nguyên, 2 mũi nhọn trong tiến trình giảm phát thải, hướng tới trung hòa carbon.
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon vừa được Chính phủ ban hành.
Phát triển thị trường carbon sẽ giúp kinh tế Việt Nam gia tăng sức cạnh tranh, phát triển bền vững hơn trong tương lai.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.