Bill Gates mua đất để xây dựng 'thành phố thông minh'
Tỷ phú Bill Gates đã mua gần 25.000 mẫu đất ở tây nam bang Arizona, Mỹ để xây dựng một "thành phố thông minh" mới.
Sự phát triển của các thành phố thông minh có những tác động không nhỏ tới tất cả các lĩnh vực trong đời sống như môi trường, y tế, giáo dục.
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng cuộc sống và hiệu quả dịch vụ ở thành phố trở nên phổ biến và rất phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản và Đức.
Tại Việt Nam, thuật ngữ “thành phố thông minh” đã được nói đến rất nhiều, tuy nhiên, việc phát triển các “thành phố sinh thái” này còn khá mới mẻ, đòi hỏi nhiều sáng kiến vượt trội.
Trong cuộc thi Tìm kiếm Giải pháp Xây dựng Thành phố thông minh cho Việt Nam do MBI tổ chức tại Hà Nội, bốn đội đã được lựa chọn để đầu tư phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam.
MBI cho rằng chỉ trong một thời gian ngắn nữa thôi, các giải pháp này sẽ mang lại những ý nghĩa tích cực. TheLEADER đã có cuộc trao đổi với ông Roger Thomas Moyes, Giám đốc dự án MBI về tiềm năng của các thành phố thông minh tại Việt Nam.
Cuộc thi tìm kiến giải pháp xây dựng thành phố thông minh cho Việt Nam có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?
Ông Roger Thomas Moyes: Đây là chương trình đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam nhằm tìm kiếm giải pháp xây dựng thành phố thông minh. Việt Nam hiện đang ở giai đoạn đầu của quá trình tiếp nhận công nghệ chuyển đổi mà các thành phố khác trong khu vực đang bắt đầu sử dụng.
Vì vậy, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc ứng dụng các giải pháp dựa trên công nghệ tiên tiến vào việc phát triển các dịch vụ. Đây đồng thời cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng công nghệ để phát triển thành phố, cung cấp cho người dân những tiện ích tốt hơn.
Ông đánh giá như thế nào về việc phát triển các thành phố thông minh tại Việt Nam?
Ông Roger Thomas Moyes: Tôi cho rằng đây là một bước đi hết sức quan trọng. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang trở thành những siêu đô thị, và việc quản lý một số lượng lớn dân cư không ngừng gia tăng trong một không gian nhỏ hẹp ngày càng đặt ra nhiều thách thức.
Vì vậy, đã đến lúc Việt Nam cần học hỏi và áp dụng tất cả các giải pháp sáng tạo, tạo một môi trường sống, một môi trường kinh doanh tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp cũng như giúp chính quyền quản lý dễ dàng hơn.
Mất khoảng bao lâu để các doanh nghiệp có thể hoàn vốn đối với các dự án này?
Ông Roger Thomas Moyes: Những giải pháp sáng tạo này có thể giúp các thành phố và quốc gia tiết kiệm một lượng lớn ngân sách. Các dự án và sáng kiến được đưa ra ngày hôm nay chủ yếu tự đầu tư. Đây là những giải pháp rất thông minh với những công nghệ hiện đại, tiên tiến và sẽ giúp các doanh nghiệp hoàn vốn trong thời gian ngắn hơn nhiều so với việc đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản.
Chẳng hạn, khi đầu tư xây dựng sân bay thì thời gian hoàn vốn sẽ là 10 đến 15 năm, nhưng đối với các dự án thông minh này thì các doanh nghiệp chỉ mất 3 đến 4 năm là đã có thể hoàn vốn.
Cụ thể các doanh nghiệp đề ra giải pháp phát triển thành phố thông minh sẽ nhận được gì?
Ông Roger Thomas Moyes: Với khoảng thời gian hoàn vốn từ 4 đến 5 năm cũng như khoảng 25-30% lợi tức đầu tư của các doanh nghiệp mà các đội đã đề cập đến, các giải pháp này chắc chắn sẽ thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư.
Trong số 15 đội tham gia, chúng tôi đã chọn ra được 4 đội có ý tưởng xuất sắc nhất. Họ sẽ được nhận đầu tư và phát triển ý tưởng tại Việt Nam. Đặc biệt các công ty nước ngoài sẽ có cơ hội làm việc với các cố vấn hàng đầu Việt Nam.
Sứ mệnh của MBI là thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân tại Việt Nam, Lào và Myanmar bằng việc xây dựng các chương trình cũng như nền tảng để kết nối các doanh nghiệp, các công nghệ tiên tiến trên thế giới với các nhà khởi nghiệp của Việt Nam, giúp họ tập trung vào các giải pháp cụ thể. Chúng tôi đang cố gắng xây dựng một thị trường và khuôn khổ cho những sáng tạo kinh doanh ở Việt Nam và khu vực.
Theo ông, cơ sở hạ tầng đóng vai trò gì trong sự phát triển của các thành phố thông minh?
Ông Roger Thomas Moyes: Các giải pháp sáng tạo mà chúng ta đang nói đến chính là hạ tầng mềm cũng như những phương pháp để khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng cơ bản nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng như đường sá, trường học, bệnh viện...
Việc ứng dụng các giải pháp này sẽ giúp các thành phố sử dụng nguồn lực một cách thông minh hơn, giúp tiết kiệm hơn. Do đó, việc xây dựng cơ sở hạ tầng song song với phát triển và ứng dụng mô hình kinh doanh cũng như công nghệ mới là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh nhiều địa phương tại Việt Nam còn có cơ sở hạ tầng yếu kém.
Xin cảm ơn ông!
Tỷ phú Bill Gates đã mua gần 25.000 mẫu đất ở tây nam bang Arizona, Mỹ để xây dựng một "thành phố thông minh" mới.
Vượt qua 14 đội xuất xắc còn lại, đội đến từ Công ty GridComm Pte Ltd đoạt giải nhất về giải pháp thành phố thông minh cho Việt Nam. Đứng ở vị trí thứ ba là một đội của Việt Nam đến từ Công ty TNHH Mimosa Tek.
Hai doanh nghiệp Hoa Phong E&C Investment and Development JSC và Mimosa Technology (MimosaTEK) đã lọt vào danh sách 15 sáng kiến xuất sắc nhất về xây dựng thành phố thông minh.
Do triển khai xây dựng thành phố thông minh đầu tiên trong cả nước nên TP. HCM đang gặp phải không ít khó khăn, chính sách còn nhiều cản trở, vấn đề tài chính, thiếu hụt cơ sở hạ tầng...
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?