Tín hiệu hồi phục kinh tế đang dần rõ hơn

An Chi Thứ sáu, 08/10/2021 - 09:42

Mặc dù đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trước mắt, song theo nhiều chuyên gia, đà hồi phục của nền kinh tế Việt Nam cuối năm 2021 và sang năm 2022 hiện đã khá rõ nét.

Khả năng GDP Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,0% theo yêu cầu của Quốc hội đặt ra từ đầu năm là rất khó khả thi.

Đợt dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài từ cuối tháng 4/2021 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế.

GDP quý III/2021 của Việt Nam đã chứng kiến mức giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm sâu nhất trong lịch sử kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.

Theo nhiều chuyên gia, mức tăng trưởng âm là điều có thể dự đoán trước, nhưng mức giảm tới hơn 6% lại nằm ngoài dự đoán. Song, cũng không quá khó hiểu khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài, "đánh" thẳng vào các khu công nghiệp và các đầu tàu kinh tế như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là thương mại và dịch vụ. 

Tăng trưởng âm trong 9 tháng năm 2021 của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế. Trong đó, cả hai khu vực quan trọng nhất của nền kinh tế là công nghiệp xây dựng và khu vực dịch vụ đều có mức giảm rất sâu, lần lượt là 5,02% và 9,28% so với quý trước.

Tăng trưởng âm trong 9 tháng năm 2021 của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế. Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 0,3% trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành vận tải kho bãi giảm 7,79%, làm giảm 0,47%. Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 23,18%, làm giảm 0,57% trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. 

Với mức giảm sâu của quý III/2021, GDP 9 tháng qua của năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đang đặt áp lực rất lớn lên tăng trưởng trong quý cuối cùng của năm và trong cả năm 2021.

Thoát 'kịch bản xấu nhất' trong tăng trưởng kinh tế

Khả năng GDP Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,0% theo yêu cầu của Quốc hội và 6,5% theo yêu cầu của Chính phủ đặt ra từ đầu năm là rất khó khả thi. Thay vào đó, dựa vào tăng trưởng 9 tháng đầu năm, Tổng cục Thống kê vừa đưa ra hai dự báo về tăng trưởng cả năm 2021. Ở kịch bản 1, tăng trưởng GDP cả năm đạt 2,5% và ở kịch bản 2, tăng trưởng GDP là 3%.

Mặc dù nền kinh tế đang ở trong giai đoạn đặc biệt khó khăn, tuy nhiên, theo TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, triển vọng về việc Việt Nam sẽ vượt qua khó khăn để hồi phục là rất rõ ràng. 

Ông Thiên chỉ ra rằng, những biện pháp giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa, tiền tệ trên thị trường đã được nhận diện và chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn bình thường mới. 

Tâm thế chuẩn bị cho sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam đang hiện hữu. Hiện nay, còn nhiều khó khăn như sức khoẻ doanh nghiệp còn yếu, sức mua, tiêu dùng chưa mạnh nhưng toàn nền kinh tế và các doanh nghiệp đều đã xác định được mục tiêu phải đứng dậy, quyết tâm hồi phục. 

Đây chính là thay đổi rất lớn trong tư duy của các doanh nghiệp và cả bộ máy quản lý nhà nước, Chính phủ nhằm chuẩn bị cho sự phát triển kinh tế trong bối cảnh mới, ông Thiên nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành cũng cho rằng, mặc dù những khó khăn hiện nay là vô cùng lớn nhưng nền kinh tế vẫn có những điểm sáng. Trong đó, một trong những điểm sáng quan trọng nhất đó chính là chiến lược chống dịch đã thay đổi một cách căn bản để sống chung với đại dịch và phát triển kinh tế trong bối cảnh bình thường mới.

Theo ông Thành, nếu như trước đây, Việt Nam chống dịch bằng phương pháp truyền thống, áp dụng giãn cách xã hội, phong tỏa trên diện rộng thì hiện nay chiến lược phòng chống và kiểm soát dịch đã thay đổi căn bản. Tốc độ tiêm vaccine giai đoạn đầu rất chậm nhưng hiện đã rất nhanh, nhiều thành phố lớn đạt tỷ lệ tiêm chủng cao. Đây là điều kiện quan trọng để mở cửa nền kinh tế.

Thứ hai, tiêu dùng đang trên đà phục hồi. Xu hướng tiêu dùng "trả thù" nhiều khả năng sẽ bùng nổ sau thời gian dài người dân phải ở trong nhà, cách ly xã hội. Tăng trưởng tiêu dùng được dự báo sẽ tăng mạnh hơn cả trong thời điểm trước dịch. 

Thứ ba, thực tế cho thấy, ngay trong dịch bệnh, nhiều địa phương vẫn có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất tốt, đơn cử như Quảng Ninh, Hải Phòng. Thậm chí, TP. Hải Phòng còn ghi nhận mức tăng trưởng dương lên tới 14%. Điều này cho thấy sức bật của nền kinh tế là rất lớn đối với các địa phương kiểm soát tốt dịch bệnh.

Thứ tư, nếu như giai đoạn trước, hoạt động giải ngân vốn đầu tư công rất chậm, thì thời gian gần đây đã được Chính phủ đẩy lên rất mạnh. Thời gian tới, hàng loạt các cơ sở hạ tầng, sân bay, đường cao tốc sẽ được thúc đẩy tiến độ để hoàn thiện. Từ đó, các tác động tích cực và lợi ích mang lại cho nền kinh tế sẽ là rất lớn.

Theo ông Thành, đà hồi phục kinh tế hiện đã rất rõ nét. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nếu quý IV/2021 quay trở lại trạng thái “bình thường mới” và doanh nghiệp có thể phát triển kinh tế trong điều kiện có kiểm soát dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế có thể đạt khoảng 7%.

Với mức tăng trưởng 9 tháng đầu năm đạt 1,4% cùng với tính toán như vậy, tăng trưởng kinh tế cả năm có thể sẽ đạt khoảng 3 - 4%. Trong năm 2022, dự báo kinh tế tăng trưởng từ 6,5% trở lên. Tương lai ngắn hạn của nền kinh tế là tương đối tốt.

Yếu tố quyết định phục hồi kinh tế hậu Covid-19

Yếu tố quyết định phục hồi kinh tế hậu Covid-19

Tiêu điểm -  3 năm
Trong giai đoạn phục hồi sau Covid-19, việc tạo điều kiện cho sự phát triển của một khu vực tư nhân năng động, đa dạng và năng suất cao được nhận định là một nhiệm vụ bắt buộc của Việt Nam khi các nguồn lực công trở nên khan hiếm.
Yếu tố quyết định phục hồi kinh tế hậu Covid-19

Yếu tố quyết định phục hồi kinh tế hậu Covid-19

Tiêu điểm -  3 năm
Trong giai đoạn phục hồi sau Covid-19, việc tạo điều kiện cho sự phát triển của một khu vực tư nhân năng động, đa dạng và năng suất cao được nhận định là một nhiệm vụ bắt buộc của Việt Nam khi các nguồn lực công trở nên khan hiếm.
Kinh tế Hà Nội cuối năm: Lò xo bị nén càng lâu thì bung càng mạnh?

Kinh tế Hà Nội cuối năm: Lò xo bị nén càng lâu thì bung càng mạnh?

Tiêu điểm -  3 năm

Thành lập 4 tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kiên định mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công trên 95% kế hoạch năm 2021, đẩy nhanh giải quyết các thủ tục về đầu tư, tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp… là những việc mà chính quyền Hà Nội sẽ làm để hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 ở mức cao nhất.

Hội An phục hồi du lịch với kinh tế tuần hoàn

Hội An phục hồi du lịch với kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  3 năm

Giảm thiểu rác thải nhựa, thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn là hướng đi được chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp du lịch Hội An lựa chọn để phục hồi và phát triển bền vững ngành du lịch hậu Covid-19.

Tương lai bất định của nền kinh tế

Tương lai bất định của nền kinh tế

Leader talk -  3 năm

PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, Chính phủ cần sớm có chiến lược đúng hướng trong chống dịch, từng bước sống chung với dịch bệnh để không để lại hậu quả xấu cho nền kinh tế và các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

5 nhóm giải pháp cấp bách phục hồi kinh tế

5 nhóm giải pháp cấp bách phục hồi kinh tế

Leader talk -  3 năm

Cần có kế hoạch thống nhất hành động cấp quốc gia về phục hồi kinh tế với từng bước đi cụ thể.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  3 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  19 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  1 ngày

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  1 ngày

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Tiêu điểm -  2 ngày

Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  2 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  3 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Doanh nghiệp -  6 giờ

Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  19 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Doanh nghiệp -  22 giờ

Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.

Đọc nhiều