Tiêu điểm
Tín hiệu tích cực từ giải ngân vốn đầu tư công
Hai tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 2/2022 ước đạt 20.500 tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Số vốn này bao gồm: vốn trung ương quản lý 3.000 tỷ đồng, tăng 10,7%; vốn địa phương quản lý 17.500 tỷ đồng, tăng 9,8%.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 46.300 tỷ đồng, bằng 8,8% kế hoạch năm và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đầu tư thực hiện do trung ương quản lý đạt 6.400 tỷ đồng, bằng 6,4% kế hoạch năm và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư thực hiện do địa phương quản lý đạt 39.900 tỷ đồng, bằng 9,3% kế hoạch năm và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, một số bộ, địa phương có số vốn lớn như Bộ Giao thông vận tải đã thực hiện giải ngân 2.972 tỷ đồng, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên so với kế hoạch năm thì mới đạt 7,2%, thấp hơn mức chung của cả nước.
Hà Nội đã thực hiện giải ngân 5.509 tỷ đồng, bằng 10,8% kế hoạch năm, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2021. Quảng Ninh thực hiện 2.010 tỷ đồng, tăng 15,6%, đạt 11,9 kế hoạch năm...
Với một số dự án trọng điểm như Cảng hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư là 22.856 tỷ đồng, hiện dự án giải ngân lũy kế là 14.699 tỷ đồng, đạt 64,32% kế hoạch được giao.
Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, tính đến hết tháng 2, số vốn giải ngân đến thời điểm báo cáo là 1.134,962 tỷ đồng, đạt 6,7% kế hoạch năm 2022 được giao.
Được biết, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 (không bao gồm 24.000 tỷ đồng vốn chương trình mục tiêu quốc gia chưa được Thủ tướng Chính phủ giao) là hơn 556.234 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn 2 tháng đầu năm 2022 tuy cao hơn cùng kỳ năm 2021 nhưng vẫn đạt thấp so với tổng kế hoạch vốn được giao. Nguyên nhân là trong tháng 1, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung thanh toán khối lượng hoàn thành của kế hoạch vốn năm 2021 đến hết thành 31/1/2022 và khiển khai phân bổ kế hoạch vốn năm 2022.
Bên cạnh đó, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán trong tháng 2, đồng thời, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại số địa phương đã ảnh hưởng lớn đến công tác thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.
Đồng quan điểm, Tổng cục Thống kê cũng cho rằng, tháng 2/2022 có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán; đồng thời hoạt động đầu tư trong các tháng đầu năm tập trung chủ yếu vào việc phân khai kế hoạch vốn trong năm.
Các công trình mới được bố trí vốn năm 2022 đang trong thời gian chuẩn bị hoàn tất các thủ tục, hồ sơ chuẩn bị đầu tư. Do đó, khối lượng thực hiện chủ yếu là tại các công trình chuyển tiếp.
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Bộ Tài chính đang tiếp tục đề nghị các bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn năm 2022 khẩn trương thực hiện phân bổ vốn chi tiết cho các dự án theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh, năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021– 2025. Trong đó, đầu tư công tiếp tục là động lực cho tăng trưởng năm 2022 và giai đoạn sắp tới.
Để thúc đẩy tăng trưởng, triển khai các dự án đầu tư công đúng tiến độ, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo các bộ, ngành địa phương tập trung các giải pháp, nhiệm vụ đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 ngay từ những tháng đầu năm, vì một mục tiêu chung là phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn được giao.
Thủ tướng chốt đầu tư công cho toàn tuyến Vành đai 3 TP.HCM
Địa phương chịu trách nhiệm cho việc chậm giải ngân vốn đầu tư công
Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, cơ quan được giao dự án đầu tư công phải chịu trách nhiệm. Do đó, đối với những dự án đã trao cho địa phương, địa phương cần phải chịu trách nhiệm với việc chậm trễ.
Quảng Ninh dồn lực gỡ nút thắt giải ngân vốn đầu tư công
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh xác định, giải ngân vốn đầu tư công là điểm tựa giúp tỉnh này hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021.
Còn 250.000 tỷ vốn đầu tư công phải giải ngân trong quý IV/2021
Đây là thách thức rất lớn trong 3 tháng tới khi còn hơn 50% nguồn vốn đầu tư công phải giải ngân, đòi hỏi nỗ lực, quyết tâm rất cao mới làm được, Thủ tướng nhấn mạnh.
Xử lý nghiêm nếu để chậm giải ngân vốn đầu tư công
Thủ tướng Chính phủ đề nghị cả nước phát động phong trào thi đua yêu nước về giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời xử lý nghiêm người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ, kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan không có chuyển biến.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.