Tiêu điểm
Quảng Ninh dồn lực gỡ nút thắt giải ngân vốn đầu tư công
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh xác định, giải ngân vốn đầu tư công là điểm tựa giúp tỉnh này hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021.

Động lực đến từ nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các địa phương.
Trong bối cảnh một số ngành, lĩnh vực bị sụt giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giải ngân vốn đầu tư công được tỉnh Quảng Ninh xác định là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong năm 2021.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh xác định, để đạt mục tiêu đến 31/12/2021 giải ngân 100% vốn đầu tư công thì các sở, ngành liên quan và các chủ đầu tư cần phải quyết liệt, tích cực tranh thủ khoảng thời gian còn lại trong năm tăng cường thực hiện giải ngân.
Ngày 1/11/2021, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Văn bản số 7788/UBND-XD1 chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất trong những tháng cuối năm 2021. Đây cũng là căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2021 của cá nhân, đơn vị liên quan và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Sự quyết liệt này đến từ việc tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vẫn chưa đạt kỳ vọng của tỉnh đặt ra ngay từ đầu năm, đặc biệt là tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách tỉnh đạt thấp nhất, mặc dù Quảng Ninh là một trong những địa phương ghi nhận tỷ lệ giải ngân cao trong cả nước.
Số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho thấy, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Định là những địa phương có vốn đầu tư thực hiện tăng.
Trong đó, báo cáo tổng hợp của Sở Kế hoạch và đầu tư Quảng Ninh, đến hết tháng 10/2021, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 toàn tỉnh đạt trên 17.200 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương bố trí trên 740 tỷ đồng; ngân sách tỉnh trên 10.500 tỷ đồng; ngân sách huyện, xã gần 6.000 tỷ đồng.
Đến hết tháng 10/2021, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công các nguồn vốn của Quảng Ninh đạt trên 62% kế hoạch năm. Cụ thể, tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách Trung ương đạt 61,5%, tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách tỉnh đạt 60,3% và tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách huyện, xã đạt 64%.
Ông Cao Tường Huy, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh từng nhấn mạnh trong phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 10/2021, Quảng Ninh quyết liệt triển khai các dự án đầu tư công, nhất là các công trình trọng điểm và tạo mọi điều kiện để các dự án này được triển khai đúng theo kế hoạch.
Đến cuối tháng 10, Quảng Ninh đã khởi công một chuỗi dự án trọng điểm như: dự án khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh với tổng mức đầu tư trên 230 nghìn tỷ đồng; dự án Nhà máy điện khí LNG ở TP Cẩm Phả, dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh ở thành phố Móng Cái.
Dù vậy, giải ngân vốn đầu tư công ở nhiều dự án lớn vẫn còn chậm. Trong tổng số 22 dự án khởi công mới năm 2021 được bố trí trên 3.000 tỷ đồng,đến hết tháng 10/2021 mới chỉ giải ngân đạt 51,06% kế hoạch.
Một số dự án có thể kể đến như dự án bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thị xã Đông Triều, đoạn từ đường tỉnh 338 đến thị xã Đông Triều (giai đoạn 1) mới được bố trí vốn chưa kịp giải ngân; dự án Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh và dự án hạ tầng khu tái định cư, khu hành chính tại xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn giải ngân dưới 50%.
Còn đối với những dự án vốn chuyển tiếp ngân sách cấp tỉnh, trong tổng số trên 6.600 tỷ đồng được phân bổ cho những công trình, dự án động lực, trọng điểm của tỉnh, đến hết tháng 10/2021, tỷ lệ giải ngân mới đạt trên 62% kế hoạch.
Trong đó, dự án đường cao tốc Vân Đồn - Tiên Yên, hiện chủ đầu tư mới giải ngân hết 53% kế hoạch vốn năm 2021. Giải ngân dự án đường nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến đường tỉnh 338 đạt 50%. Dự án xây dựng hoàn chỉnh nút giao Đầm Nhà Mạc mới đạt 33%. Dự án đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến Đông Triều, đoạn từ nút giao Đầm Nhà Mạc đến đường tỉnh 338 (giai đoạn 1) đạt 58%. Dự án đường bao biển nối Hạ Long - Cẩm Phả đạt 64%.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc giải ngân vốn đầu tư công chậm được xác định nằm ở vướng mắc về mặt bằng xây dựng; chậm trễ trong giải quyết thủ tục thuộc thẩm quyền thẩm định của một số bộ, ngành Trung ương; nguồn đất đắp một số dự án chưa phù hợp tiêu chuẩn nên phải điều chỉnh.
Những vướng mắc này lại rơi vào những dự án có số vốn lớn, như dự án đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, cầu Cửa Lục 3, xây dựng hoàn chỉnh nút giao Đầm Nhà Mạc tại Km20+050 với đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, đường nối từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến đường tỉnh 338...
Qua công tác kiểm tra, giám sát của đoàn công tác liên ngành làm việc với 13 địa phương của tỉnh mới đây cho thấy, việc giải ngân chậm một phần do tiến độ thu ngân sách năm 2021 của các địa phương khá chậm, ảnh hưởng đến cân đối kế hoạch vốn đã bố trí cho các dự án, cũng như tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân. Bên cạnh đó, sự chủ quan của các chủ đầu tư cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong đầu tư công.
Trước thực trạng này, tổ công tác đặc biệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 của tỉnh đã phân công nhiệm vụ các thành viên phụ trách toàn diện công tác thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 của 21 dự án, công trình quan trọng, trọng điểm và dự án có tổng mức đầu tư lớn ở 13 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.
Hiện nay, tổ công tác đang phối hợp với các đơn vị để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là các dự án có liên quan đến chuyển đổi đất rừng, đất trồng lúa để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.
Quảng Ninh quyết liệt đôn đốc chủ đầu tư, nhà thầu còn số dư tạm ứng quá hạn chưa thu hồi, làm rõ nguyên nhân trách nhiệm của tập thể, cá nhân phụ trách, người đứng đầu đơn vị, có biện pháp khắc phục, không để số dư tạm ứng quá hạn kéo dài làm cho chất lượng giải ngân không thực chất.
Đồng thời, tỉnh này cũng tập trung rà soát các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước đã hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng chưa thực hiện quyết toán, nghiêm túc lập hồ sơ quyết toán gửi Sở Tài chính thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành theo quy định.
Ngoài việc tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thì Quảng Ninh cũng đẩy mạnh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và coi đây là giải pháp hỗ trợ quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư.
Cùng với việc chỉ đạo đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng yêu cầu các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, làm cơ sở triển khai thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư cho các dự án khởi công mới năm 2022 đảm bảo đúng quy định, tránh tình trạng lặp lại khi phân bổ kế hoạch vốn như năm 2021.
Du lịch Quảng Ninh tìm cách chuyển mình trong cơn bão Covid
Quảng Ninh có thể mở cửa du lịch sớm nhất cả nước
Là một địa phương có nhiều lợi thế về thiên nhiên, sản phẩm và con người cộng với yếu tố an toàn nổi lên như một điểm nhấn trong suốt nhiều tháng dịch bệnh diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh thành, Quảng Ninh đang bắt đầu thực hiện kế hoạch phục hồi ngành du lịch với một quyết tâm cao của cả chính quyền và doanh nghiệp.
Chiến lược phục hồi du lịch và phát triển kinh tế của Quảng Ninh
Chiến lược thích ứng chung sống với dịch bệnh trong trạng thái bình thường mới của Quảng Ninh sẽ được xây dựng theo hướng “thắt chặt bên ngoài, nới lỏng bên trong” có kiểm soát, có lộ trình phù hợp.
Quảng Ninh tìm cách gỡ khó trong việc thực hiện các dự án đầu tư
Tỉnh Quảng Ninh hiện đang gặp năm điểm nghẽn trong đầu tư công và 13 hạn chế khi triển khai dự án ngoài ngân sách nhà nước.
Quảng Ninh thí điểm đón khách có 'hộ chiếu vaccine'
Chuyến bay mang số hiệu VN5311 chở 297 công dân Việt Nam từ Nhật Bản hạ cánh tại cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là chuyến bay thí điểm chương trình "cách ly y tế 7 ngày" của Bộ Y tế đối với các công dân đã tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.