Tính toán của KBank ở Việt Nam

Quỳnh Chi Thứ hai, 05/12/2022 - 08:15

Cho rằng Việt Nam sẽ là nước dẫn đầu tăng trưởng liên kết kinh tế Đông Nam Á, ngân hàng hàng đầu Thái Lan tiến vào thị trường Việt cùng khát vọng thúc đẩy dịch vụ tài chính số.

Ông Chat Luangarpa, Phó chủ tịch điều hành Kbank (Thái Lan)

Kasikornbank (KBank), một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Thái Lan với hơn 77 năm kinh nghiệm, đã quyết định ra mắt chi nhánh tại thị trường Việt Nam vào tháng 11/2021. 

Nhận thấy tiềm năng phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ tài chính, chi nhánh tại Việt Nam của ngân hàng này hướng tới kết nối, phục vụ không chỉ các doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam, mà còn là giữa các doanh nghiệp nội địa và các doanh nghiệp nước ngoài khác sở hữu vốn đầu tư vào Việt Nam.

Ông Chat Luangarpa, Phó chủ tịch điều hành Kbank nhận định, thị trường Việt Nam sẽ còn rất nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai, đặc biệt là sự đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà bán lẻ trong thúc đẩy nền kinh tế quốc gia.

Việt Nam là mắt xích kết nối trọng điểm của KBank ở Đông Nam Á

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới, mọi quyết định đầu tư đều cần được các doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng. Tuy nhiên, KBank vẫn lựa chọn tiến vào thị trường Việt Nam với mục tiêu dẫn đầu phân khúc khách hàng doanh nghiệp và khách hàng bán lẻ, phục vụ hơn 1,2 triệu khách hàng và giải ngân hơn 500 triệu USD vào năm 2023.

“Các quốc gia ASEAN ngày càng có sự kết nối mạnh mẽ. Sự tách biệt giữa phương Đông và phương Tây đã giúp Đông Nam Á trở thành nơi có động lực tăng trưởng toàn cầu mới. Vì vậy, Việt Nam sẽ trở thành nước dẫn đầu trong vòng tăng trưởng này”, ông Chat Luangarpa nhận định trong chương trình "Nguy Cơ" do vnExpress và S-World tổ chức.

Theo vị doanh nhân này, Việt Nam sở hữu thị trường nội địa rất lớn và có nhiều cơ hội để phát triển. Hiện tại, số lượng người dân chưa sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng vẫn còn nhiều. Theo báo cáo của Merchant Machine vào năm 2021, Việt Nam có đến 69% dân số chưa tiếp cận, sử dụng được các dịch vụ ngân hàng, tài chính, tạo tiềm năng cho KBank hay các nhà đầu tư tài chính khác khi muốn mở rộng tại thị trường 100 triệu dân.

Bên cạnh đó, Việt Nam là nơi sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có giá trị cao rất mạnh, không chỉ với tư cách là các Nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) mà còn có các sản phẩm của các thương hiệu nội địa, do đó Việt Nam còn tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Tuy phải đối mặt với tình hình kinh tế toàn cầu đang đi xuống, vị đại diện cho rằng đây là hiện tượng toàn cầu mà tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng, quốc gia nào thoát khỏi cuộc khủng hoảng đầu tiên sẽ là nơi có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Ông Chat kỳ vọng, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục là một trong những nơi tuyệt vời nhất để hoạt động kinh doanh.

“Tất cả mọi nơi đều bị ảnh hưởng bởi suy thoái toàn cầu. Vì vậy, chúng ta không cần lo lắng quá về ngọn gió ngược này. Dĩ nhiên, mọi thứ sẽ chậm hơn một chút, nhưng cuối cùng mọi thứ vẫn phụ thuộc vào nền móng và động lực tăng trưởng tại mỗi quốc gia”, ông Chat nhận định.

Khi bước đầu hoạt động tại thị trường Việt Nam, KBank nhìn nhận được sự phát triển vượt bậc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một trong những nguồn lực tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Theo thống kê, Việt Nam có đến hàng triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng góp trên 40% cho nền kinh tế nước nhà và con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng hơn nữa trong tương lai.

Tài chính ngân hàng là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh rất khốc liệt tại thị trường Việt Nam. Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, từ 2016 cho đến nay, số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính tại Việt Nam đã tăng lên gấp bốn lần, từ 40 doanh nghiệp lên hơn 150 doanh nghiệp.

Bên cạnh những yếu tố thông thường như sự uy tín, ổn định của ngân hàng khi nói về những yếu tố then chốt khiến khách hàng xem xét quyết định sử dụng, đầu tư vào một ngân hàng, ông Chat còn nhấn mạnh năng lực công nghệ - năng lực cốt lõi của không chỉ ngân hàng mà của mọi doanh nghiệp trong tương lai.

Tính toán của KBank ở Việt Nam
KBank khai trương chi nhánh tại TP.HCM đầu tháng 8/2022

Đưa công nghệ đến vùng đất ngân hàng

Những người làm công nghệ thường muốn làm ở công ty công nghệ thay vì quan tâm đến việc làm trong lĩnh vực ngân hàng. Do đó, KBank đã đầu tư xây dựng một môi trường công nghệ, nơi các kỹ sư công nghệ có thể làm những công việc đặc thù với họ và hưởng những đãi ngộ phù hợp.

Công ty KBTG - chi nhánh công nghệ của KBank hiện đang sở hữu 2.000 kỹ sư công nghệ thông tin trong hệ thống của mình. Theo kế hoạch, khi chi nhánh KBTG được thành lập tại Việt Nam, công ty dự kiến thu hút hơn 100 kỹ sư làm việc tại TP.HCM. Điều này hứa hẹn góp phần phát triển lĩnh vực công nghệ tài chính ở Việt Nam trong thời gian tới.

Xem công nghệ là năng lực cốt lõi, KBank hướng đến tập trung vào công nghệ tài chính, nhưng khi các thiết bị di động trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, công ty không chỉ tập trung vào lĩnh vực ngân hàng, mà còn hiện diện các lĩnh vực khác như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, mua sắm,...

“Ở giai đoạn đầu, tại các thị trường mở rộng trong khu vực, chúng tôi phát triển chiến lược hợp tác, bởi vì chúng tôi biết rằng chúng tôi cần phải hòa mình vào đời sống của người dùng”, ông Chat chia sẻ về định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian sắp tới.

Khi bước sang thị trường Việt Nam, yêu cầu đặt ra cho KBank chính là những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với thói quen sử dụng của người Việt. Để đưa dịch vụ ngân hàng vào hệ sinh thái công nghệ của mình, KBank đã sử dụng một số phương pháp như hỗ trợ cho các nhà bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ trong kinh doanh truyền thống mà còn về mặt kinh doanh kỹ thuật số.

“Khi lựa chọn đầu tư vào bất kỳ ngành nào, chúng tôi cũng cân nhắc liệu nó sẽ hỗ trợ cuộc sống của người dân như thế nào, chứ không phải chỉ để tìm ra một công ty sẽ phát triển rất nhanh. Chúng tôi quan tâm đến yếu tố dài hạn”, vị lãnh đạo KBank cho biết.

Ông Chat cũng chia sẻ, ngoài việc đầu tư vào nền tảng công nghệ liên quan đến tài chính như blockchain…KBank còn lựa chọn chuyển trọng tâm vào việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục, các ngành thương mại và logistics.

“Người dân cần được giáo dục, họ cần được chăm sóc sức khỏe, nhưng làm thế nào để có thể giảm bớt công sức thực hiện những nhu cầu trên? Chúng tôi tin rằng mô hình kinh doanh, kết hợp công nghệ vào các ngành này sẽ giúp việc vận hành trở nên hiệu quả hơn và cuộc sống của mọi người đều được cải thiện”, vị doanh nhân cho biết. 

Nâng trải nghiệm khách hàng trong ngân hàng số

Nâng trải nghiệm khách hàng trong ngân hàng số

Diễn đàn quản trị -  2 năm
Một ngân hàng thành công không thể tách rời chiến lược về trải nghiệm của nhân sự và của khách hàng.
Nâng trải nghiệm khách hàng trong ngân hàng số

Nâng trải nghiệm khách hàng trong ngân hàng số

Diễn đàn quản trị -  2 năm
Một ngân hàng thành công không thể tách rời chiến lược về trải nghiệm của nhân sự và của khách hàng.
Triển vọng lợi nhuận kém tươi sáng của ngành ngân hàng

Triển vọng lợi nhuận kém tươi sáng của ngành ngân hàng

Tài chính -  2 năm

Suy thoái kinh tế thế giới, xu hướng tăng tỷ lệ chi phí tín dụng và tỷ lệ trích lập phòng sẽ hạn chế phần nào triển vọng định giá và tăng trưởng lợi nhuận ngành ngân hàng quý IV/2022 và năm 2023.

Nâng trải nghiệm khách hàng trong ngân hàng số

Nâng trải nghiệm khách hàng trong ngân hàng số

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Một ngân hàng thành công không thể tách rời chiến lược về trải nghiệm của nhân sự và của khách hàng.

Ngân hàng số tăng tốc khi kết hợp với Amazon Web Services

Ngân hàng số tăng tốc khi kết hợp với Amazon Web Services

Khởi nghiệp -  2 năm

Nền tảng ngân hàng đám mây từ Amazon Web Services (AWS) sẽ giúp Timo mở rộng quy mô kinh doanh và sẵn sàng phục vụ thêm 5 triệu khách hàng mới trong 3 năm tới.

Ngân hàng, doanh nghiệp tích cực mua lại trái phiếu

Ngân hàng, doanh nghiệp tích cực mua lại trái phiếu

Tài chính -  2 năm

“Sau vụ việc sai phạm của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi khối lượng phát hành mới sụt giảm, nhà đầu tư bán lại trước hạn nhiều và khối lượng mua trái phiếu trước hạn lớn”, thông tin được Bộ Tài chính công bố mới đây cho hay.

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Diễn đàn quản trị -  3 ngày

Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Diễn đàn quản trị -  5 ngày

ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.

Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn

Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn

Diễn đàn quản trị -  6 ngày

Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.

Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm

Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.

Kinh tế học hài hước

Kinh tế học hài hước

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.

PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil

PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.

MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre

MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre

Hồ sơ quản trị -  10 giờ

Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.

Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI

Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.

Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?

Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?

Doanh nghiệp -  16 giờ

Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.

Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?

Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?

Doanh nghiệp -  18 giờ

Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Tiêu điểm -  23 giờ

Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.