Lãnh đạo Tập đoàn TKV chỉ đạo các đơn vị tập trung tối đa khắc phục hậu quả bão số 3, sẵn sàng ổn định sản xuất trở lại ngay sau khi có điện.
Ngày 11/9,
ông Ngô Hoàng Ngân, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn công nghiệp Than và khoáng sản Việt Nam - TKV, đã kiểm tra và chỉ đạo khắc phục hậu
quả do bão số 3 tại các đơn vị sản
xuất hầm lò, lộ thiên chủ lực, sản lượng khai thác lớn ở vùng miền Tây
và Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, gồm: Công ty Than Mạo Khê, Uông Bí, Nam Mẫu, Vàng Danh, Hòn Gai, Hà Lầm,
Hà Tu, Núi Béo.
Thực
hiện công điện chỉ đạo của Thủ tướng, Ban chỉ đạo quốc gia, các bộ, ngành và tỉnh
Quảng Ninh về phòng chống bão số 3, từ ngày 4/9, Ban chỉ huy Phòng chống thiên
tai - Tìm kiếm cứu nạn TKV ban hành công điện về việc chủ động, tập trung ứng
phó với bão số 3 và mưa lớn.
Đồng thời, TKV đã thành lập các đoàn kiểm tra công tác
phòng chống, ứng phó với cơn bão số 3 tại các đơn vị; phân công lãnh đạo tập đoàn cùng cán bộ ban
chuyên môn trực 24/24h tại trung
tâm điều hành sản xuất tại Quảng Ninh và trụ sở TKV tại Hà Nội để xử lý nhanh nhất các tình
huống, sự cố có thể xảy đến.
Tuy nhiên,
bão số 3 và mưa lớn do hoàn lưu bão đã ảnh hưởng nặng nề, gây gián đoạn sản xuất ở hầu
hết các đơn vị ngành than.
Theo báo cáo của các đơn vị, bão số 3 gây hậu quả rất nghiêm
trọng, làm mất điện lưới
từ 10h ngày 7/9, mất/gián đoạn
thông tin liên lạc, giao thông một số khu vực bị tê liệt như: khu vực mỏ Vàng
Danh bị mất điện, mất thông tin liên lạc toàn bộ, tuyến đường từ Uông Bí vào mỏ
bị đất đá sạt lở ngăn cách, chỉ còn tuyến đường vào Yên Tử để vào mỏ khá xa.
Đồng thời,
cơn bão còn làm tốc mái
nhiều diện tích mái nhà xưởng, nhà làm việc của các công trường, phân xưởng;
tốc bạt che than, đổ khoảng trên 30 cột điện sau các trạm biến áp 6kV của các đơn vị khai
thác lộ thiên, hư hỏng một số trạm điện, gia tăng lượng nước xuống một số khu vực
hầm lò, nhiều diện tích cây trồng cải tạo phục hồi bãi thải bị gẫy đổ.
Trước tình trạng mất điện lưới diện rộng, lãnh đạo TKV đang rốt ráo làm việc với
Công ty Điện lực Quảng Ninh để nhanh chóng cấp điện trở lại và yêu cầu các đơn
vị hầm lò, lộ thiên duy trì hệ thống máy phát điện, máy bơm để bơm thoát nước mỏ
liên tục cũng như thông gió, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện, an toàn vệ sinh
lao động để sản xuất được ngay
khi có điện.
Một
trong những khó khăn lớn nhất hiện
tại, là thiếu điện lưới quốc gia để phục vụ sản xuất, đặc biệt là đáp ứng
yêu cầu bơm thoát nước mỏ để
duy trì hoạt động của các hầm bơm, các mỏ chưa được cấp điện lưới trở lại hoặc
cấp chưa ổn định như Công ty Than Mạo Khê, Uông Bí, Vàng Danh, Hòn Gai, Núi
Béo, Hà Lầm (đều sử dụng
các hệ thống máy phát điện công suất lớn).
Chỉ
đạo khắc phục hậu quả của bão số 3 và hoàn lưu sau bão, Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV Ngô
Hoàng Ngân yêu cầu lãnh đạo các đơn vị thường trực tại mỏ để trực tiếp khắc phục,
xử lý sự cố một cách nhanh nhất. Các mỏ hầm lò khẩn trương củng cố năng lực các
máy phát điện, kiểm tra tình trạng các cửa phai chắn nước, hệ thống thoát nước
trong lò; rà soát, củng cố các khu vực, các vị trí xung yếu; triển khai phương
án thủ tiêu sự cố, chống ngập mỏ, có tiến độ cụ thể.
Tiếp tục tăng cường bơm thoát nước, hệ thống máy phát điện
đáp ứng công tác bơm thoát nước mỏ, thông gió trong điều kiện chưa có lưới điện
hoặc lưới điện hoạt động chưa ổn định.
Chủ tịch Ngô Hoàng Ngân yêu cầu, bằng mọi cách, các
đơn vị phải bảo vệ an toàn cho hệ thống hầm bơm và trạm điện - nơi được coi là trái tim của mỏ hầm lò. Đồng
thời, tiếp tục duy trì trực hằng ngày, khắc phục hậu quả của bão đến khi sản xuất
ổn định trở lại.
Lãnh
đạo tập đoàn cũng chỉ đạo các mỏ hỗ trợ nhân lực, phương tiện, thiết bị cùng
chính quyền địa phương và ngành điện trong công tác vệ sinh môi trường, khôi phục
hệ thống điện lưới, hệ thống giao thông.
Theo báo cáo của ngành điện, bão số 3 đã gây thiệt hại nặng
nề cho hệ thống điện, bao gồm cả lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối. Ước
tính có gần 3 triệu khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng, 5 đường dây 500kV, 31
đường dây 220kV, 97 đường dây 110kv bị thiệt hại; 10 nhà máy phải dừng, giảm hoạt
động để đảm bảo an toàn.
Đến 6h sáng 8/9, phụ tải không cung cấp được ở miền Bắc là
63%, trong đó nặng nhất là Hải Dương 98%, Quảng Ninh 99%. Đặc biệt, các tỉnh Quảng
Ninh, Hải Dương, Thái Bình, TP.Hải Phòng, Phú Thọ phải chủ động ngắt điện để bảo
đảm an toàn hệ thống điện.
Chiều 11/9,
Tổng công ty điện lực miền Trung quyết định cử lực lượng xung kích gồm 273 kỹ sư và công nhân lành
nghề để trợ giúp Tổng công ty điện lực miền Bắc khắc phục sự cố điện do bão số 3. Dự kiến, các đội xung kích có mặt
tại tỉnh Quảng Ninh vào sáng 13/9 để hỗ trợ khôi phục lưới điện tại địa phương này.
Sau đề xuất nâng công suất tổ hợp alumin Lâm Đồng lên 800.000 tấn alumin/năm, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam mới đây đề nghị điều chỉnh tăng diện tích, thời gian hoàn thành đưa dự án vào hoạt động.
Trận cuồng phong của cơn bão Yagi đã làm cho nhiều cột điện, công trình tại trung tâm thành phố Cẩm Phả bị hư hại nặng nề, ảnh hưởng tới quá trình cấp điện hiện tại.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.