Tổ hợp gang thép tỷ đô gặp hàng rào quy hoạch

Nguyễn Cảnh Thứ năm, 30/11/2023 - 10:57

Vẫn còn nhiều rào cản đối với dự án tổ hợp gang thép kèm cảng chuyên dùng Long Sơn tại Bình Định.

Liên hợp gang thép Long Sơn gắn với cảng chuyên dùng do Công ty CP Gang thép Long Sơn Phù Mỹ đề xuất, được kỳ vọng là dự án mang tính đột phá, trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng biển, tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định

Nhà đầu tư ban đầu muốn xây dựng tổ hợp gang thép trên diện tích khoảng 500ha tại huyện Phù Mỹ, tổng mức đầu tư khoảng 56.000 tỷ đồng với công suất 5,4 triệu tấn thép/năm. Nhà đầu tư cũng công khai ý muốn phát triển cảng chuyên dùng Hoài Nhơn với tổng giá trị khoảng 10.000 tỷ đồng, nhằm đáp ứng khai thác tổ hợp gang thép.

Đề xuất này đã được UBND tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương và điều chỉnh chấp thuận nhà đầu tư hơn một năm trước, với tính toán sơ bộ cho thấy, trong quá trình thi công sẽ tạo việc làm cho tổng cộng khoảng 12.500 người và sẽ đóng góp thuế khoảng 10.000 tỷ đồng mỗi năm khi đi vào sản xuất.

Tuy nhiên, hành trình cụ thể hóa siêu dự án gang thép nêu trên đã chuyển hướng khi phải giải quyết bài toán chuyển mục đích sử dụng hơn 420ha đất rừng phòng hộ, một trong những nút thắt cơ bản trong quá trình xin ý kiến thẩm định của các bộ, ngành liên quan.

Cụ thể, tháng 10/2022, sau khi vấp phải yêu cầu giải trình việc chuyển mục đích sử dụng khoảng 420ha rừng phục vụ dự án, trong đó có gần 290ha thuộc quy hoạch rừng phòng hộ từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UNND tỉnh Bình Định đề nghị tạm dừng thẩm định việc chuyển mục đích sử dụng rừng.

Lý do, theo UBND tỉnh, là nhà đầu tư đề xuất khảo sát thêm địa điểm khác để đảm bảo hiệu quả đầu tư và cơ sở hạ tầng.

Và cũng chỉ một tháng sau, dự án đã được điều chỉnh địa điểm thực hiện về thôn Lộ Diêu, thị xã Hoài Nhơn, theo chấp thuận chủ trương của UBND tỉnh.

Cùng với việc chuyển vị trí mới, nhà đầu tư đã nhanh chóng đề xuất triển khai cảng chuyên dùng Hoài Nhơn giai đoạn 1 trị giá 6.800 tỷ đồng, nhằm hoàn thành mảnh ghép còn lại của tổ hợp dự án theo kế hoạch ban đầu. 

Giữa năm nay, UBND tỉnh Bình Định và các sở ngành tổ chức công bố tới người dân sở tại về dự án liên hợp gang thép Long Sơn kèm cảng chuyên dùng tại Hoài Nhơn với thông điệp xuyên suốt là “không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế thuần túy”.

Cụ thể, UBND tỉnh xác định, để được thông qua và trình các bộ, ban ngành trung ương xem xét phê duyệt, dự án trước hết phải bảo đảm năm nguyên tắc. Trong đó, bên cạnh công nghệ tiên tiến, bốn nguyên tắc đều hướng tới yếu tố con người và môi trường như đảm bảo môi trường, sinh kế của người dân, bảo vệ di tích lịch sử và giữ nguyên địa danh.

Thậm chí, 32% diện tích dự án cảng chuyên dùng được dành cho cây xanh và các vùng đệm cách ly, sẽ giúp giảm tối đa ảnh hưởng của nhà máy đến môi trường.

Tuy nhiên, sau khi thông tin phổ biến tới người dân sở tại, dự án tiếp tục xin ý kiến thẩm định, đánh giá của các bộ ngành liên quan, trước khi bắt tay vào triển khai. 

Chờ khớp nối quy hoạch

Số phận dự án cảng chuyên dùng còn phụ thuộc vào hàng loạt quy hoạch mang tính chất chuyên ngành.

Cụ thể, địa điểm dự án cảng chuyên dùng được chuyển sang thôn Lộ Diêu, thị xã Hoài Nhơn với diện tích gần 500ha chưa phù hợp với đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035, đồ án Quy hoạch chung đô thị Hoài Nhơn đến năm 2035 và Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang trình phê duyệt.

Trong số này, quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vẫn đang chờ Thủ tướng phê duyệt, sau khi được Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua vài tháng nay.

Thứ hai, cảng chuyên dùng cũng gặp trở ngại về không gian biển. Diện tích khoảng 470ha mặt biển của dự án được xác định chồng lấn một phần với ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Bình Định hiện hữu.

Thứ ba, dự án cũng phụ thuộc vào Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Hơn một năm trước, UBND tỉnh đã đề nghị Bộ Tài nguyên và môi trường đưa vùng biển của tỉnh vào khu vực ưu tiên phát triển kinh tế biển, trong đó có kinh tế hàng hải.

Đến nay, tỉnh kiến nghị Bộ Tài nguyên và môi trường xem xét đưa dự án khu liên hợp gang thép Long Sơn và cảng chuyên dùng vào hai quy hoạch chuyên ngành nêu trên.

Hiện mới chỉ có vấn đề quy hoạch cảng biển được giải quyết khi Bộ Giao thông vận tải khẳng định dự án cảng chuyên dùng Long Sơn phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Về những thách thức nêu trên, UBND tỉnh đã bước đầu đưa ra giải pháp tới các bộ chuyên trách.

Đầu tiên, liên quan đến 0,47ha đất rừng phòng hộ, tỉnh cho biết nhà đầu tư đã đề nghị sẽ đưa ra khỏi ranh giới khu vực dự án.

Liên quan đến hành lang bảo vệ bờ biển, trong trường hợp dự án được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư, việc điều chỉnh ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển sẽ trình cấp thẩm quyền xem xét, điều chỉnh theo quy định, UBND tỉnh diễn giải.

Cụ thể, đối chiếu Nghị định 11/2021 của Chính phủ, trường hợp được duyệt chủ trương thì dự án sẽ do Bộ Tài nguyên và môi trường giao khu vực biển. Do đó, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và môi trường về vị trí, ranh giới, tọa độ, diện tích khu vực biển nơi dự kiến triển khai dự án.

Bộ Kế hoạch và đầu tư lưu ý các tác động tới môi trường do việc đầu tư cảng chuyên dùng gắn liền với khu liên hợp gang thép Long Sơn sẽ di dời khoảng 566 hộ của thôn Lộ Diêu và bãi tắm khu vực biển, có tác động tới xã hội, môi trường, kinh tế, đời sống người dân khu vực dự án.

UBND tỉnh cho biết đã tổ chức thông tin chủ trương dự án cho nhân dân địa phương vào tháng 5 vừa qua. Đồng thời, chủ đầu tư đã lập báo cáo đánh giá tác động sơ bộ. Sau khi được Thủ tướng chấp thuận chủ trương, nhà đầu tư sẽ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, trong đó sẽ phối hợp địa phương tiến hành tham vấn cộng đồng dân cư khu vực dự án để trình Bộ Tài nguyên và môi trường.

Chân dung nhà đầu tư

Đứng sau dự án có vai trò tạo động lực cho phát triển kinh tế tỉnh Bình Định trong tương lai, là Công ty TNHH Long Sơn của doanh nhân Trịnh Quang Hải. Với tuổi đời hơn 22 năm, Long Sơn được định vị là một doanh nghiệp lớn trong ngành xây dựng công nghiệp, năng lượng và cảng biển.

Trong danh mục chín dự án Long Sơn đang nắm giữ, đáng chú ý có dự án điện mặt trời 170MW trị giá 2.600 tỷ đồng tại Khánh Hòa; trạm nghiền xi măng Long Sơn và khu cảng tổng hợp quốc tế Long Sơn (3.200 tỷ đồng), xi măng Long Sơn (16.000 tỷ đồng) và cảng container Long Sơn trị giá 2.700 tỷ đồng tại Thanh Hóa.

Bên cạnh đó, chỉ số năng lực tài chính năm vừa qua của doanh nghiệp này cũng khá ấn tượng với tổng nguồn vốn gần 15.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 3.500 tỷ đồng, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối khoảng 1.300 tỷ đồng.

Nữ hoàng cá tra Vĩnh Hoàn: Càng về cuối năm càng 'tươi'

Nữ hoàng cá tra Vĩnh Hoàn: Càng về cuối năm càng 'tươi'

Doanh nghiệp -  19 phút

Vĩnh Hoàn dự báo tăng trưởng mạnh giai đoạn cuối năm, nhờ xuất khẩu khả quan vào mùa cao điểm, và việc tăng tích trữ hàng trước khi ông Trump công bố chính sách thuế mới.

Bí quyết tối ưu hóa năng suất công việc cho nhà quản trị bận rộn

Bí quyết tối ưu hóa năng suất công việc cho nhà quản trị bận rộn

Tủ sách quản trị -  24 phút

Làm thế nào để tối ưu năng suất công việc mà không bị căng thẳng? Hãy tổ chức lại bản thân để giải phóng trí óc, tập trung vào những điều thật sự xứng đáng.

Mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Vẫn cần nhà nước hỗ trợ

Mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Vẫn cần nhà nước hỗ trợ

Bất động sản -  27 phút

Việc thí điểm mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại là cơ chế đúng đắn, tuy nhiên, vẫn cần sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước để tháo gỡ các vướng mắc.

Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Tiêu điểm -  29 phút

TheLEADER trân trọng giới thiệu Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp quản trị tốt nhất nhóm Midcap

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp quản trị tốt nhất nhóm Midcap

Nhịp cầu kinh doanh -  30 phút

Tại VLCA 2024, SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất ở nhóm vốn hoá vừa - Midcap và vào Top 10 báo cáo thường niên ngành tài chính.

Việt Nam và Brazil nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược

Việt Nam và Brazil nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược

Tiêu điểm -  58 phút

Việt Nam và Brazil nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, năng lượng tái tạo và phát triển bền vững.

Vị thế doanh nghiệp Việt trên 'bàn cờ' chuyển đổi xanh toàn cầu

Vị thế doanh nghiệp Việt trên 'bàn cờ' chuyển đổi xanh toàn cầu

Phát triển bền vững -  1 giờ

Bức tranh chuyển đổi xanh tại nhiều doanh nghiệp Việt đã phần nào được làm sáng tỏ thông qua câu chuyện anh thợ kiểm kê khí thải tại sự kiện FPT Techday 2024 tổ chức gần đây.