Tóm tắt kết quả làm việc của Quốc hội ngày 25/10

An Nhiên Thứ tư, 25/10/2017 - 21:19

Hôm nay, Quốc hội nghe các tờ trình và thảo luận về các dự án Luật Quy hoạch, Luật An ninh mạnh và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

Sáng 25/10, Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Quy hoạch. Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn tính khả thi của Điều 30, dự thảo Luật quy định quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành; một số ý kiến khác đề nghị cần làm rõ, có quy định cụ thể đối với nội dung của Điều luật này.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về Dự án Luật Quy hoạch. Ảnh: Đình Nam.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, để giải thích, làm rõ hơn một số quy hoạch ngành và kỹ thuật thì Ban soạn thảo cùng với Ủy ban Kinh tế đã đưa vào Điều 30 trong dự thảo Luật, tuy nhiên, Điều 30 lại đang nằm trong Chương nói về nội dung. 

Ghi nhận ý kiến của các ĐBQH, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định sẽ tiếp thu để nghiên cứu, trong đó, có thể sẽ chuyển Điều 30 lên Điều 3 để giải thích từ ngữ nhằm phù hợp và chặt chẽ với kết cấu hơn.

Đến chiều 25/10, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và dự án Luật An ninh mạng.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày Tờ trình Dự thảo luật Bảo vệ bí mật nhà nước và Luật An ninh mạng. Ảnh: Đình Nam

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biểt, trên cơ sở kế thừa và luật hóa những quy định còn phù hợp của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước thông qua ngày 28/12/2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2001; sửa đổi, bổ sung những quy định còn thiếu, chưa bảo đảm khả thi của Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn, Dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước được xây dựng và bố cục thành 5 chương, 39 điều quy định về bí mật nhà nước, hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ bí mật nhà nước. Đối tượng áp dụng của luật là các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước.

Trình bày Báo cáo thẩm tra về Dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh Võ Trọng Việt cho biết, trước tình hình thực tế đã có nhiều thay đổi, quyền tiếp cận thông tin, sử dụng thông tin của công dân trong phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi ngày càng cao; mặt khác, sự thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể, phù hợp để bảo đảm công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo thẩm tra Dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Ảnh: Đình Nam

Trong tờ trình dự thảo Luật An ninh mạng, Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ, các hành vi sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được quy định trong 7 điều (từ Điều 22 đến Điều 28), cụ thể: Xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động, gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…

Đặc biệt, Chương VII quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng không gian mạng; Trách nhiệm của chủ thể sản xuất, kinh doanh thiết bị số và cung cấp dịch vụ mạng,ứng dụng mạng; Trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông,internet; Trách nhiệm của cơ quan chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về anninh quốc gia; Trách nhiệm của Bộ Công an; Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng; Tráchnhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông; Trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan.

Kết thúc buổi chiều làm việc, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường xem xét phê chuẩn việc miễm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đối với ông Trương Quang Nghĩa và chức vụ Tổng Thanh tra Chính phủ đối với ông Phan Văn Sáu và nghe trình bày Tờ trình về phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Tổng Thanh tra Chính phủ. 

Quốc hội tiến hành bỏ phiếu phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ đối với một số thành viên Chính phủ. Ảnh: Đình Nam

Trong đó, bổ nhiệm Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng ông Nguyễn Văn Thể giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông- Vận tải nhiệm kỳ 2016- 2021 và Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu Lê Minh Khái giữ chức vụ Tổng Thanh tra Chính phủ nhiệm kỳ 2016- 2021. 

Chân dung ứng viên Bộ trưởng Giao thông và Tổng thanh tra Chính phủ

Chân dung ứng viên Bộ trưởng Giao thông và Tổng thanh tra Chính phủ

Tiêu điểm -  7 năm

Chiều nay 25/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có tờ trình, đề nghị Quốc hội phê chuẩn ông Nguyễn Văn Thể làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và ông Lê Minh Khái làm Tổng Thanh tra Chính phủ.

Bộ trưởng Tài chính: ‘Chúng ta có tiền mà cũng không tiêu được’

Bộ trưởng Tài chính: ‘Chúng ta có tiền mà cũng không tiêu được’

Tiêu điểm -  7 năm

Tại phiên họp tổ của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh yêu cầu tăng tốc độ giải ngân vốn trái phiếu như là một giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định tăng thu ngân sách nhanh hơn GDP

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định tăng thu ngân sách nhanh hơn GDP

Tiêu điểm -  7 năm

"Khi ước thực hiện thu tăng 2,3% so với dự toán (tăng 23.700 tỷ đồng) đã là mức cao hơn so với dự toán, và đã cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 6,7% cộng lạm phát 4% (là 10,5%)", Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phân tích.

Lịch làm việc của Quốc hội hôm nay, 25/10

Lịch làm việc của Quốc hội hôm nay, 25/10

Tiêu điểm -  7 năm

Hôm nay, trình dự án Luật Quy hoạch, Luật An ninh mạnh và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước trước Quốc hội.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  10 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  12 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  20 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.