Tổng bí thư: Việt Nam đặc biệt coi trọng thị trường Trung Quốc

Nhật Hạ Thứ ba, 01/11/2022 - 21:05

Việt Nam mong muốn tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh, mong muốn Trung Quốc tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ triển khai thủ tục mở cửa thị trường cho các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm chính thức Trung Quốc theo lời mời của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 30/10 đến 1/11.

Đây là chuyến thăm song phương chính thức đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Đảng, nhà nước Việt Nam đến Trung Quốc kể từ sau khi bùng phát đại dịch Covid-19.

Đồng thời, cũng là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sau Đại hội 13 và Tổng bí thư cũng là lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc sau Đại hội 20 của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tại buổi hội đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào chiều ngày 31/10 tại Đại lễ đường Nhân dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc.

Theo đó, Tổng bí thư nhấn mạnh, Việt Nam đặc biệt coi trọng thị trường Trung Quốc, mong muốn tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh, mong muốn Trung Quốc tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ triển khai thủ tục mở cửa thị trường cho các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam.

Đồng thời duy trì thông suốt chuỗi cung ứng hàng hóa và tạo thuận lợi thông quan giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục và nâng hạn mức hàng hóa Việt Nam quá cảnh Trung Quốc đến nước thứ ba bằng đường sắt; tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác vận tải hàng không, đường bộ và đường sắt.

Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp lớn, có trình độ khoa học công nghệ cao của Trung Quốc mở rộng đầu tư vào Việt Nam.

Tổng bí thư: Việt Nam đặc biệt coi trọng thị trường Trung Quốc
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chiều ngày 31/10. Ảnh: TTXVN

Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là điểm sáng trong quan hệ hai nước. Việt Nam liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và thương mại Việt - Trung chiếm 1/4 tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc - ASEAN, đối tác thương mại thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới. Kim ngạch thương mại Việt - Trung năm 2021 đạt 165,8 tỷ USD, tăng 24,6% so năm trước, theo Tổng cục Hải quan.

Trong 8 tháng năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Trung đạt 117,4 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Về đầu tư, Trung Quốc đứng thứ 6 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Việt Nam với 3.453 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt 22,42 tỷ USD, tính đến tháng 8.

Vướng mắc trong một số dự án hợp tác giữa hai nước được tháo gỡ, trong đó dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã chính thức đưa vào sử dụng, vận hành hiệu quả. Hợp tác phòng, chống Covid-19 đạt hiệu quả thiết thực.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tình hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các vị tiền bối cách mạng hai nước dày công xây dựng và vun đắp là tài sản chung quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước.

Về chính sách đối ngoại, Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương quan hệ; kết hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Tại buổi hội đàm, hai bên nhất trí tiếp tục duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao thường xuyên giữa lãnh đạo hai Đảng, hai nước nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, kịp thời trao đổi, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ song phương, duy trì cục diện hữu nghị và đà phát triển lành mạnh, ổn định của quan hệ Việt - Trung.

Tổng bí thư: Việt Nam đặc biệt coi trọng thị trường Trung Quốc 1
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chiều ngày 31/10. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cũng khẳng định Trung Quốc sẽ nỗ lực để duy trì đà phát triển quan hệ thương mại Trung - Việt theo hướng ngày càng cân bằng hơn; tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.

Đồng thời, theo Tổng bí thư Trung Quốc, hai bên nỗ lực giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ hai nước, tăng cường hợp tác về năng lực sản xuất và tích cực thúc đẩy kết nối khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường" trên cơ sở phù hợp với nhu cầu, lợi ích và chiến lược phát triển bền vững của mỗi bên; nhất trí mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực nông nghiệp, môi trường, khoa học công nghệ, y tế. Phía Trung Quốc cam kết cung cấp cho Việt Nam không dưới 1.000 suất học bổng chính phủ, đào tạo không dưới 1.000 giáo viên tiếng Trung cho Việt Nam.

Hai Tổng bí thư đề nghị mỗi bên tiếp tục tạo điều kiện đi lại cho người dân hai nước, sớm khôi phục các chuyến bay thương mại, hợp tác du lịch, giao thương; tiếp tục tạo điều kiện để các địa phương, nhất là các địa phương biên giới hai nước, tăng cường giao lưu, hợp tác, đồng thời mở rộng hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam với một số địa phương giàu tiềm năng của Trung Quốc.

Về vấn đề biên giới, lãnh thổ, hai bên nhất trí tăng cường quản lý hiệu quả đường biên giới theo các văn kiện, thỏa thuận ký kết giữa hai bên, thúc đẩy sớm vận hành thí điểm hợp tác du lịch tại khu cảnh quan Thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc).

Kết thúc hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến các ban, bộ ngành, địa phương hai nước ký kết các văn kiện hợp tác trong chuyến thăm.

Đó là Thỏa thuận hợp tác giữa Ban đối ngoại trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Nội chính trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và Ủy Ban Chính pháp Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc; Bản Ghi nhớ hợp tác Hữu nghị giai đoạn 2022 - 2027 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc; Bản Ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Trung Quốc;

Bản Ghi nhớ hợp tác giữa Thành phố Hà Nội và Thành phố Bắc Kinh; Bản Ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc về tăng cường hợp tác đảm bảo chuỗi cung ứng Việt – Trung; Bản Ghi nhớ giữa Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính Việt Nam và Tổng cục hải quan Trung Quốc về xây dựng lĩnh vực ưu tiên hợp tác;

Bản Ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực sinh thái và môi trường giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc Bản Ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc về an toàn thực phẩm trong thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc;

Bản Ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam Trung Quốc về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại; Kế hoạc hợp tác văn hóa và du lịch giữa Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch Việt Nam và Bộ văn hóa và du lịch Trung Quốc, Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu hợp tác trong lĩnh vực tài sản nhà nước và doanh nghiệp nhà nước giữa Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Việt Nam và Ủy ban quản lý và giám sát tài sản Nhà nước Trung Quốc và Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chuối tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Vào tối ngày 31/10, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trao tặng Huân chương Hữu nghị cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi lễ ở Đại lễ đường Nhân dân.

Đến sáng ngày 1/11, khi hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Nhà khách Điếu Ngư Đài, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định lần nữa: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, có truyền thống hữu nghị lâu đời, có nhiều điểm tương đồng về chế độ chính trị và con đường phát triển. Việt Nam hết sức coi trọng và luôn ưu tiên hàng đầu phát triển quan hệ với Trung Quốc; trước sau như một, kiên trì chính sách "một Trung Quốc".

Trung Quốc: Lần đầu tiên cho vay tiền kỹ thuật số, thế chấp bằng tài sản trí tuệ

Trung Quốc: Lần đầu tiên cho vay tiền kỹ thuật số, thế chấp bằng tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm
Khoản vay này được trao cho một công ty giấu tên, chuyên sản xuất thiết bị bảo vệ môi trường cho các nhà máy thép ở tỉnh Tô Châu
Trung Quốc: Lần đầu tiên cho vay tiền kỹ thuật số, thế chấp bằng tài sản trí tuệ

Trung Quốc: Lần đầu tiên cho vay tiền kỹ thuật số, thế chấp bằng tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm
Khoản vay này được trao cho một công ty giấu tên, chuyên sản xuất thiết bị bảo vệ môi trường cho các nhà máy thép ở tỉnh Tô Châu
Trung Quốc rút ngắn thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu

Trung Quốc rút ngắn thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Một trong những bất cập mà doanh nghiệp thường gặp phải khi đăng ký sở hữu trí tuệ là thời gian đăng ký nhãn hiệu thường kéo dài. Tuy vậy, mới đây, hệ thống đăng ký nhãn hiệu của Trung Quốc đã có sự biến chuyển lớn, rút ngắn thời gian đăng ký nhãn hiệu rất nhiều so với trước đây.

Trung Quốc sử dụng blockchain để xây dựng 'tòa án thông minh'

Trung Quốc sử dụng blockchain để xây dựng "tòa án thông minh"

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Vào tháng 5 năm 2022, Tòa án Nhân dân Tối cao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đề xuất tăng cường ứng dụng blockchain trong lĩnh vực tư pháp.

Trung Quốc thu hút số bằng sáng chế nước ngoài lớn thứ hai thế giới

Trung Quốc thu hút số bằng sáng chế nước ngoài lớn thứ hai thế giới

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Cục Sở hữu Trí tuệ Quốc gia Trung Quốc (CNIPA) gần đây đã công bố Báo cáo Thường niên năm 2021. Số lượng đơn đăng ký sở hữu trí tuệ trong nước và quốc tế của Trung Quốc tiếp tục tăng lên và ở mức rất cao. Ngoài ra, quốc gia này cũng đã sử dụng ứng dụng đăng ký sáng chế điện tử rất hiệu quả.

'Dấu chân' Trung Quốc dọc dòng Mekong

"Dấu chân" Trung Quốc dọc dòng Mekong

Phát triển bền vững -  2 năm

Không chỉ phát triển các đập thủy điện lớn trên dòng chính sông Mekong thuộc lãnh thổ của mình, Trung Quốc còn tham gia tài trợ nhiều dự án tại các nước trong khu vực. Điều này đang khiến khu vực hạ lưu ngày càng phụ thuộc vào thiện chí giải phóng nước của Bắc Kinh.

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Phát triển bền vững -  41 giây

Nhu cầu giống để phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 rất lớn, nhưng lượng giống trong kho dự trữ quốc gia chỉ còn ít.

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

Nhịp cầu kinh doanh -  41 giây

The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Đọc nhiều