Trung Quốc sử dụng blockchain để xây dựng "tòa án thông minh"
Hương Giang
Thứ ba, 11/10/2022 - 09:15
Vào tháng 5 năm 2022, Tòa án Nhân dân Tối cao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đề xuất tăng cường ứng dụng blockchain trong lĩnh vực tư pháp.
Về cốt lõi, blockchain là một sổ cái kỹ thuật số phân tán lưu trữ dữ liệu dưới bất kỳ hình thức nào. Bằng cách phân phối các bản sao giống hệt nhau của cơ sở dữ liệu trên toàn bộ mạng, blockchain làm cho hệ thống rất khó bị hack hoặc gian lận.
Tích hợp sâu blockchain vào quy trình pháp lý
Trung Quốc rất coi trọng việc ứng dụng và phát triển công nghệ blockchain. Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc phát triển công nghệ blockchain và đổi mới công nghiệp, thúc đẩy hội nhập để phát triển kinh tế và xã hội.
Trung Quốc có nền tảng tốt để phát triển và ứng dụng công nghệ blockchain vào lĩnh vực tư pháp. Thật vậy, hiện tại, công nghệ này đang đóng vai trò ngày càng lớn trong lĩnh vực này ở Trung Quốc.
Với công nghệ blockchain, ngoài việc xây dựng một nền tảng blockchain tư pháp mang tính thống nhất, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc còn xây dựng một hệ thống tòa án thông minh cấp cao. Nền tảng này sử dụng công nghệ blockchain để xử lý dữ liệu, chẳng hạn như bằng chứng điện tử, tài liệu lưu trữ điện tử, thông tin điều tra và kiểm soát thực thi, thông tin khiếu nại và kiến nghị, nhật ký hoạt động…
Với nền tảng này, người dân và tòa án các cấp trên khắp Trung Quốc có quyền truy cập vào hệ thống lưu trữ và xác minh dữ liệu tư pháp tập trung. Sau khi khảo sát toàn diện, tham vấn và tranh luận trên quy mô lớn, Trung Quốc đang tích cực áp dụng công nghệ blockchain vào tất cả các tòa án nhân dân địa phương.
Xây dựng mô hình blockchain tiên tiến, hàng đầu thế giới với nét đặc trưng của Trung Quốc
Đề xuất này có 32 mục, gồm bảy phần, nêu rõ những điều kiện tổng thể mà các tòa án nhân dân cần đáp ứng để tăng cường ứng dụng blockchain trong lĩnh vực tư pháp. Đề xuất này cũng phác thảo những yêu cầu, cách thức để áp dụng blockchain và xây dựng các nền tảng liên quan.
Trung Quốc cũng đưa ra những kịch bản điển hình để ứng dụng công nghệ blockchain, chẳng hạn như nâng cao uy tín và hiệu quả tư pháp, tăng cường hợp tác tư pháp và tạo điều kiện quản lý kinh tế và xã hội.
Mục tiêu tổng thể của đề xuất là xây dựng một “liên minh blockchain” có tính kết nối, nhằm thúc đẩy việc chia sẻ thông tin giữa các tòa án nhân dân và tất cả các thành phần xã hội vào năm 2025.
Trong quá trình này, công nghệ blockchain sẽ được áp dụng toàn diện cho các dịch vụ giải quyết tranh chấp, tranh tụng, quy trình xét xử và thực thi, và quản lý tư pháp. Hơn nữa, liên minh blockchain tư pháp có khả năng sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong các hệ thống kinh tế và xã hội của Trung Quốc, thúc đẩy một mô hình blockchain tiên tiến hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tư pháp, phù hợp với bối cảnh Trung Quốc.
Những nguyên tắc cơ bản của “liên minh blockchain”
Đề xuất xác định bốn nguyên tắc cho liên minh blockchain, bao gồm: các tòa án hợp tác và liên kết với nhau dựa trên luật pháp; đề cao sự cởi mở, chia sẻ và những tiêu chuẩn ưu tiên; áp dụng, đánh giá sự phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo; đảm bảo an ninh và độ tin cậy.
Đề xuất yêu cầu các tòa án cần phải tập trung vào hoạt động thiết kế hệ thống tư pháp ứng dụng blockchain cấp cao nhất; thúc đẩy khả năng tương tác của các đối tượng sử dụng nâng cao khả năng kỹ thuật; xây dựng nền tảng xác minh của hệ thống tư pháp này dựa trên Internet; cũng như thiết lập và tối ưu hóa hệ thống tư pháp blockchain tiêu chuẩn.
Mục tiêu của những đề xuất này là nhằm tạo ra một hệ thống tư pháp mở dựa trên blockchain để các tòa án nhân dân dễ dàng chia sẻ thông tin; đồng thời phát triển một liên minh, trong đó các tầng lớp xã hội có thể tương tác với hệ thống tư pháp này, nhằm tăng cường khả năng hợp tác liên tục.
Theo đề xuất, hệ thống tư pháp dựa trên blockchain sẽ cho phép tất cả các bên xác minh tính xác thực của những dữ liệu liên quan đến hòa giải, bằng chứng điện tử, tài liệu kiện tụng và những dữ liệu tư pháp khác.
Trong năm qua, rất nhiều chuyên gia đã dự đoán về những tác động toàn diện của metaverse và NFT đối với nền kinh tế toàn cầu. Điều này khiến cho nhiều người đặt câu hỏi: liệu luật pháp có nhất thiết phải tạọ ra những quy định mới để thích ứng với những thay đổi này hay không?
Với tính chất xuyên biên giới và đa chủ thể tham gia, không gian mạng đã mang lại không ít cơ hội kinh doanh, đồng thời cũng mang đến nhiều thách thức khó lường trong hoạt động kiểm soát hàng giả, hàng nhái và hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sáng tạo.
Hoạt động kinh doanh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là mối đe dọa lớn đối nền kinh tế, an ninh và xã hội toàn cầu. Mới đây, INTERPOL đã tổ chức sự kiện kéo dài ba ngày tại Hàn Quốc với sự có mặt của 450 quan chức thực thi pháp luật thuộc 70 quốc gia, nhằm chung tay tìm hướng giải quyết vấn đề này.
Nổi tiếng là quốc gia có số lượng hàng giả, hàng nhái lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc thường xuyên nằm trong danh sách theo dõi của nhiều quốc gia về quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, những năm gần đây, với nỗ lực làm lành mạnh hóa nền kinh tế trong nước, môi trường sở hữu trí tuệ (SHTT) của Trung Quốc đang dần có sự hoàn thiện và trưởng thành.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.