Trung Quốc: Lần đầu tiên cho vay tiền kỹ thuật số, thế chấp bằng tài sản trí tuệ
Hường Hoàng
Thứ sáu, 05/08/2022 - 18:31
Khoản vay này được trao cho một công ty giấu tên, chuyên sản xuất thiết bị bảo vệ môi trường cho các nhà máy thép ở tỉnh Tô Châu
Trung Quốc lần đầu tiên phát hành khoản vay bằng tiền kỹ thuật số, thế chấp bằng tài sản trí tuệ (Ảnh: Coin Telegraph)
Cho vay thế chấp bằng tài sản sở hữu trí tuệ là hình thức huy động vốn mà trong đó doanh nghiệp dùng sở hữu trí tuệ (SHTT) để thế chấp vay ngân hàng. Các tài sản SHTT có thể dùng để thế chấp gồm: quyền thương hiệu, bằng sáng chế, quyền tác giả, bản quyền phần mềm máy tính... Hình thức vay thế chấp bằng tài sản SHTT đã được triển khai tại một số quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thuỵ Điển…
Tại Trung Quốc, năm 2006, Ngân hàng Truyền thông Trung Quốc chi nhánh Bắc Kinh đã tung ra gói vay thế chấp bằng tài sản SHTT dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước lần đầu tiên, mở ra hướng đi mới trong hoạt động hỗ trợ thương mại hoá tài sản SHTT. Mới đây, đầu tháng 8/2022 là lần đầu tiên Trung Quốc phát hành một khoản vay bằng tiền điện tử, thế chấp bằng tài sản sở hữu trí tuệ.
Ngân hàng thương mại nông nghiệp Zhangjiagang, có trụ sở tại tỉnh Tô Châu của Trung Quốc, tuyên bố rằng họ đã phát hành khoản vay 500.000 nhân dân tệ kỹ thuật số (e-CNY) với tài sản thế chấp là tài sản sở hữu trí tuệ.
E-CNY là đồng tiền pháp định kỹ thuật số của Trung Quốc (CBDC) được phát hành từ năm 2014 và hiện đang trong quá trình phát triển bởi Viện nghiên cứu Tiền kỹ thuật số trực thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PboC).
Theo Sohu, cơ quan quản lý thị trường tài chính của thành phố, cơ quan quản lý thị trường tiêu dùng và các quan chức thành phố đều nhất trí thông qua khoản vay.
Hiện Trung Quốc có tất cả 15 tỉnh có trung tâm thử nghiệm e-CNY. Ngày 2/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố rằng họ muốn tăng cường thí điểm mô hình này. Trong bản thống kê gần nhất vào ngày 31 tháng 5, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã ghi nhận 264 triệu giao dịch e-CNY với tổng trị giá 83 tỷ CNY (12,29 tỷ USD) kể từ lần đầu ra mắt. E-CNY được chấp nhận tại hơn 4,567 triệu thiết bị thanh toán đầu cuối ở Trung Quốc.
Người thụ hưởng khoản vay đã nhận được số tiền điện tử tương đương 500.000 CNY (trị giá 74.020 USD), đồng thời đánh giá rất cao tốc độ và hiệu quả của giao dịch e-CNY.
Khoản vay này được trao cho một công ty giấu tên chuyên sản xuất thiết bị bảo vệ môi trường cho các nhà máy thép ở tỉnh Tô Châu. Theo công ty, do số lượng hóa đơn mà khách hàng của họ phải trả đang tăng lên, họ đã chọn thử nghiệm chiến lược vay mới, trong đó khoản vay ngay lập tức được chuyển vào ví tiền điện tử CNY. Theo Ngân hàng Thương mại Nông nghiệp Zhangjiagang, chương trình e-CNY đang tiếp tục được thử nghiệm.
Trung Quốc có 64 doanh nghiệp nghiên cứu công nghệ blockchain đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến, với tổng định giá thị trường là 560 tỷ CNY (82,9 tỷ USD). Trung Quốc dường như đang nỗ lực tạo ra đồng tiền kỹ thuật số của mình trong những tháng gần đây, nhằm việc thúc đẩy hoạt động chi tiêu tiêu dùng sau khi nền kinh tế tổn hại nặng nề do những lần phong tỏa vì COVID-19.
Người dân có thể nhận một khoản nhỏ tiền điện tử theo hình thức các bao “lì xì” (airdrop e-CNY) để chi tiêu trên các nền tảng kinh doanh thương mại. Theo thông báo trên ứng dụng e-CNY, nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ được thử nghiệm rộng rãi tại các khu vực diễn ra Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022. Trang Bloomberg nhận định sự kiện này là cuộc thử nghiệm lớn đầu tiên về sức hấp dẫn của đồng tiền ảo này đối với cộng đồng quốc tế.
Nhóm nhạc nam Hàn Quốc BTS là một trong những nhóm nhạc thành công nhất mọi thời đại. Kể từ khi ra mắt album đầu tiên “2 Cool 4 Skool” vào năm in 2013, BTS đã thu hút được lượng người hâm mộ hùng hậu trên toàn cầu. Vốn xuất thân từ dòng nhạc hip hop không chính thống ở Hàn Quốc, BTS đã xóa bỏ thành công rào cản về ngôn ngữ và văn hóa bằng các bài hát như Blood, Sweat and Tears, Fake Love và IDOL.
Sở hữu trí tuệ là một trong những yếu tố quan trọng trong thương mại điện tử. Không giống như những hệ thống thương mại khác, thương mại điện tử thường liên quan đến việc bán các sản phẩm và dịch vụ dựa vào quyền sở hữu trí tuệ và li-xăng quyền sở hữu trí tuệ.
Metaverse là một vũ trụ kỹ thuật số mà ở đó, trong tương lai, mọi người có thể sẽ sử dụng các thiết bị như tai nghe, kính và thiết bị đeo tay thực tế ảo (VR) để làm nhiều việc rất thú vị. Và khi một “vũ trụ mới” xuất hiện, đương nhiên thời trang trong vũ trụ đó cũng sẽ là một chủ đề nóng.
Xưa nay, khi nhắc đến champagne, rất nhiều người trong chúng ta vẫn hay mặc định rằng đây là tên gọi của một loại rượu vang chất lượng cao. Nhưng trên thực tế, tên của loại rượu này bắt nguồn từ vùng Champagne của Pháp.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.