Sở hữu trí tuệ

Trung Quốc thu hút số bằng sáng chế nước ngoài lớn thứ hai thế giới

Hường Hoàng Thứ ba, 16/08/2022 - 07:00

Cục Sở hữu Trí tuệ Quốc gia Trung Quốc (CNIPA) gần đây đã công bố Báo cáo Thường niên năm 2021. Số lượng đơn đăng ký sở hữu trí tuệ trong nước và quốc tế của Trung Quốc tiếp tục tăng lên và ở mức rất cao. Ngoài ra, quốc gia này cũng đã sử dụng ứng dụng đăng ký sáng chế điện tử rất hiệu quả.

Trung Quốc đang đầu tư ngày càng nhiều vào hoạt động đổi mới sáng tạo (Ảnh: livemint.com)

Bài viết này cung cấp một số thông tin nổi bật về hoạt động nộp đơn và cấp bằng sở hữu trí tuệ của Trung Quốc trong năm 2021.

Hoạt động nộp đơn

Năm 2021, CNIPA đã nhận được khoảng 1,58 triệu đơn đăng ký bằng sáng chế, tăng 5,9% so với năm 2020. Trong số các đơn đăng ký này, 90% được nộp bởi các đơn vị trong nước và 10% từ các đơn vị nước ngoài. Có thể nói rằng số lượng khoảng 158.000 đơn đăng ký của các tổ chức nước ngoài là rất lớn và con số này vẫn tiếp tục tăng.

CNIPA đã nhận được khoảng 2,85 triệu đơn đăng ký giải pháp hữu ích (giảm 2,5% so với năm 2020) và khoảng 806.000 đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp (tăng 4,6% so với năm 2020).

Với các đơn đăng ký từ nước ngoài, Nhật Bản và Mỹ một lần nữa là những quốc gia nộp đơn đăng ký sáng chế hàng đầu, tiếp theo là Hàn Quốc và Đức.

Trung Quốc thu hút số bằng sáng chế nước ngoài lớn thứ hai thế giới
Mười quốc gia nước ngoài có đơn xin cấp bằng sáng chế hàng đầu (Ảnh: Mondaq)

Vào năm 2021, 99,1% số đơn đăng ký sở hữu trí tuệ được nộp dưới dạng điện tử, chứng tỏ rằng đây là sự lựa chọn số một của người nộp đơn vào thị trường Trung Quốc ở thời điểm hiện tại.

Hoạt động thẩm định

Hơn 1,2 triệu thủ tục thẩm định đơn đăng ký sáng chế đã được hoàn thành vào năm 2021, với thời gian chờ giải quyết trung bình giảm xuống còn 18,5 tháng. CNIPA đã thực hiện phân loại những trường hợp có thời gian chờ xử lý dài; và năm 2021 ghi nhận khoảng 217.000 trường hợp như vậy.

Trung Quốc thu hút số bằng sáng chế nước ngoài lớn thứ hai thế giới 1
Hoạt động thẩm định đơn (Ảnh: Mondaq)

Hoạt động cấp bằng

Năm 2021, Cục Sở hữu Trí tuệ Quốc gia Trung Quốc đã cấp khoảng 696.000 bằng sáng chế (tăng 31% so với năm 2020). Trong số đó có khoảng 110.000 bằng sáng chế (tương đương 15,8%) được cấp cho các ứng viên nước ngoài. Tỷ lệ đơn đăng ký sáng chế được cấp là 55%.

CNIPA đã cấp khoảng 3,1 triệu bằng giải pháp hữu ích vào năm 2021, tăng 31% so với năm 2020. Số lượng bằng kiểu dáng công nghiệp được cấp đạt khoảng 786.000, tăng 7,3% so với năm 2020.

Trung Quốc thu hút số bằng sáng chế nước ngoài lớn thứ hai thế giới 2
Số lượng bằng sáng chế được cấp 10 năm qua (Ảnh: Mondaq)

Với 7.629 bằng sáng chế được cấp, Huawei một lần nữa dẫn đầu bảng xếp hạng những người nhận bằng sáng chế trong nước vào năm 2021, trong khi Samsung dẫn đầu những người nhận bằng sáng chế nước ngoài.

Tính đến cuối năm 2021, Trung Quốc có khoảng 3,5 triệu bằng sáng chế có hiệu lực. Trong số đó, khoảng 77% số bằng sáng chế thuộc về các đơn vị trong nước và khoảng 23% bằng sáng chế thuộc các đơn vị nước ngoài.

Năm 2021, CNIPA đã nhận được khoảng 73.000 đơn đăng ký sáng chế theo hệ thống PCT quốc tế. Trong số đó, khoảng 68.000 đơn đã được nộp bởi người nộp đơn trong nước. CNIPA đã hoàn thành khoảng 78.000 báo cáo tra cứu quốc tế. Số lượng đơn đăng ký sáng chế theo hệ thống PCT ở giai đoạn thẩm định đơn của Trung Quốc (hay còn gọi là pha quốc gia) đạt khoảng 107.000 đơn. Phần lớn các đơn đăng ký này là đơn đăng ký sáng chế, chỉ có 916 đơn đăng ký giải pháp hữu ích được nộp theo hệ thống này.

Hoạt động tái thẩm định và chấm dứt hiệu lực sáng chế

Cơ quan tái thẩm định và quyết định chấm dứt hiệu lực của CNIPA xử lý cả thủ tục tái thẩm định (liên quan đến việc từ chối đơn đăng ký bằng sáng chế) và thủ tục chấm dứt hiệu lực (liên quan đến tính hợp lệ của các bằng sáng chế đã cấp). Vào năm 2021, CNIPA đã nhận được khoảng 76.000 đơn yêu cầu tái thẩm định (cao hơn 39,2% - đây là con số tăng đáng kể so với năm 2020) và đã đưa ra kết luận cho khoảng 54.000 đơn.

Trong số những đơn tái thẩm định đã được tiếp nhận và đưa ra kết luận, hầu hết là đơn xin cấp bằng sáng chế. Thời gian chờ giải quyết trung bình cho thủ tục tái thẩm định là 16,4 tháng.

Năm 2021, CNIPA đã nhận được 7.628 đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực bằng sáng chế, tăng 23,5% so với năm 2020. Số lượng các đơn chấm dứt hiệu lực đã được kết luận giảm nhẹ xuống còn 7.065 trường hợp. Không giống như các trường hợp tái thẩm định, 44% các trường hợp vô hiệu liên quan đến bằng giải pháp hữu ích và 34% liên quan đến bằng kiểu dáng công nghiệp. Trong khi đó, chỉ có 22% liên quan đến bằng sáng chế. Thời gian chờ giải quyết trung bình cho những trường hợp vô hiệu là 5,8 tháng.

Kết quả tổng quan của những trường hợp đã được đưa ra kết luận

Có thể thấy, vào năm 2021, hoạt động nộp đơn sở hữu trí tuệ, hoạt động thẩm định lại và hủy bỏ hiệu lực của Trung Quốc, tiếp tục đạt ở mức rất cao và ngày càng tăng lên. Đồng thời, CNIPA đã làm giảm được thời gian chờ tổng thể. Các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài vẫn tiếp tục coi Trung Quốc là một quốc gia có quyền tài phán rất quan trọng. Ta có thể thấy rất rõ điều này thông qua số lượng đơn đăng ký sở hữu trí tuệ lớn và vẫn đang tăng lên (vào khoảng 158.000 đơn) của những người nộp đơn nước ngoài.

Đây là con số lớn hơn rất nhiều so với số đơn đăng ký sáng chế có nguồn gốc nước ngoài mà bất kỳ cơ quan cấp bằng sáng chế nào khác trên thế giới nhận được ngoại trừ Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO).

Tác động toàn diện của Luật sửa đổi Sở hữu trí tuệ năm 2022

Tác động toàn diện của Luật sửa đổi Sở hữu trí tuệ năm 2022

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Theo đánh giá của các chuyên gia, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 đã có những thay đổi sâu rộng, góp phần nâng cao khả năng bảo hộ và quản lý tài sản sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt.

Định giá tài sản sở hữu trí tuệ: Thiết yếu nhưng còn nhiều thách thức

Định giá tài sản sở hữu trí tuệ: Thiết yếu nhưng còn nhiều thách thức

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Cùng với sự phát triển nhanh, mạnh của công nghệ, các tài sản sở hữu trí tuệ giá trị cao xuất hiện ngày càng nhiều và đóng vai trò ngày càng quan trọng. Cùng với đó, định giá tài sản sở hữu trí tuệ trở nên cần thiết. Tuy vậy, do bản chất vô hình và ít công khai của tài sản sở hữu trí tuệ, việc định giá của loại tài sản này có nhiều khó khăn.

Hiệp định TRIPS và hoạt động đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài

Hiệp định TRIPS và hoạt động đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Hiệp định TRIPS là một trong những hiệp định đang được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cho nhiều quốc gia trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Những quy định chung này đã và đang hạn chế được những tranh chấp, sự xung đột giữa các quốc gia với nhau.

Nhóm nhạc BTS: Xây dựng đế chế riêng nhờ sở hữu trí tuệ

Nhóm nhạc BTS: Xây dựng đế chế riêng nhờ sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Nhóm nhạc nam Hàn Quốc BTS là một trong những nhóm nhạc thành công nhất mọi thời đại. Kể từ khi ra mắt album đầu tiên “2 Cool 4 Skool” vào năm in 2013, BTS đã thu hút được lượng người hâm mộ hùng hậu trên toàn cầu. Vốn xuất thân từ dòng nhạc hip hop không chính thống ở Hàn Quốc, BTS đã xóa bỏ thành công rào cản về ngôn ngữ và văn hóa bằng các bài hát như Blood, Sweat and Tears, Fake Love và IDOL.

Các hiệp định của WTO quy định những gì về sở hữu trí tuệ

Các hiệp định của WTO quy định những gì về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là một tổ chức quốc tế chuyên xử lý những quy tắc thương mại quốc tế. Mục đích của WTO là thúc đẩy thương mại giữa các nước thông qua việc tạo ra những điều kiện cạnh tranh bình đẳng và hợp lý. Để đạt được điều đó, WTO khuyến khích các nước đàm phán nhằm giảm thuế quan và xóa bỏ những hàng rào khác trong thương mại và yêu cầu các nước áp dụng các quy tắc chung về thương mại hàng hóa và dịch vụ.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  33 phút

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  4 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  9 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  9 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Sổ tay quản trị -  11 giờ

Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.