Tổng thống Donald Trump cam kết sẵn sàng hợp tác với các quốc gia TPP
Thùy Dung
Thứ hai, 05/03/2018 - 16:25
Mặc dù đã chính thức rút nước Mỹ ra khỏi Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương TPP nhưng ông Trump mới đây khẳng định cam kết hợp tác với các quốc gia tham gia hiệp định này, đặc biệt là các quốc gia chưa có hiệp định song phương với Mỹ.
Chương trình nghị sự về chính sách thương mại Mỹ năm 2018 và Báo cáo thường niên của tổng thống Mỹ về Hiệp định thương mại năm 2017 cho biết chính quyền Donald Trump thể hiện thiện chí và sẵn sàng hợp tác với các quốc gia tham gia TPP, dù là song phương hay đa phương, đặc biệt là các quốc gia chưa có hiệp định thương mại tự do với Mỹ nhằm tạo ra cải thiện đáng kể cho thị trường.
Báo cáo này chỉ ra rằng, việc Mỹ rút khỏi TPP nhằm mục đích theo đuổi mối quan hệ thương mại tốt hơn và công bằng hơn với các quốc gia thành viên.
Trên thực tế, Mỹ đã có hiệp định thương mại với 6 quốc gia tham gia TPP là Canada, Úc, Mexico, Chile, Peru và Singapore. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 6 nước này chiếm tới 47% giá trị GDP của TPP 11.
Năm 2018, chính quyền Trump khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực xây dựng mối quan hệ thương mại mạnh mẽ, tốt hơn và công bằng hơn với 5 quốc gia TPP còn lại là Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia, New Zealand và Brunei.
Ngay từ khi tham gia tranh cử tổng thống Mỹ, mối quan hệ giữa ông Donald Trump với TPP chưa bao giờ hòa thuận. Ông liên tục lên án TPP và gọi đây là một “thỏa thuận khủng khiếp”.
Khi trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ sau thời Obama, ông Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận này vì cho rằng TPP sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tại đây di chuyển việc làm sang các quốc gia có mức lương thấp hơn.
Cuối tháng 1/2018, ông Trump lại phát đi tín hiệu cho biết sẽ cân nhắc lại TPP nếu nước Mỹ có thể đạt được một thỏa thuận "đáng kể hơn". Thế nhưng mọi việc đã trở nên quá muộn để quốc gia này có thể đàm phán một thỏa thuận thương mại mới.
Mặc cho sự nghi ngờ bao vây lấy hiệp định thế kỉ, những nỗ lực đàm phán và cứu vãn vẫn được thúc đẩy bởi 11 quốc gia còn lại trong TPP, đặc biệt là Nhật Bản.
Ngày 21/2, New Zealand công bố phiên bản cuối cùng của TPP 11 và theo kế hoạch, 11 quốc gia sẽ ký kết thỏa thuận tại Santiago, Chi Lê vào ngày 8/3 tới, chính thức đổi tên thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Hoa Kỳ phải chấp nhận thỏa thuận đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) như hiện tại nếu họ mong muốn tham gia lại hiệp định thương mại này, Tổng thống Chile Michelle Bachelet trao đổi với Nikkei trong chuyến thăm Tokyo vừa qua.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.