Nhật Bản bác bỏ ý tưởng về một hiệp ước thương mại song phương với Hoa Kỳ
Nhật Bản từ chối ký FTA với Hoa Kỳ bất chấp mong muốn của Tổng thống Trump về một nền thương mại công bằng và tương hỗ hơn.
Nhật Bản đã không có nhiều hành động cụ thể để giải quyết 'nỗi ám ảnh' của tổng thống Trump mang tên: thâm hụt thương mại
Bất chấp tất cả sự thân mật trong mối quan hệ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và quan điểm tương đồng đối với cách tiếp cận vấn đề Bắc Triều Tiên, Nhật Bản đã không có nhiều hành động cụ thể để giải quyết mối lo ngại chính của tổng thống Trump: thâm hụt thương mại.
Trong suốt chuyến công du hai ngày của tổng thống Trump đến Nhật Bản, ông Abe đã công khai trốn tránh bất kỳ cuộc đàm phán nào về những nhượng bộ thương mại quan trọng mặc dù ông Trump liên tục đề cập.
Ông Trump đã khẩn khoản yêu cầu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản xây thêm nhiều nhà máy ở Mỹ, hoặc nhập khẩu thêm xe Mỹ vào Nhật.
Tuy nhiên, sự đổi hướng của ông Abe cho thấy Trump sẽ không dễ dàng thu hẹp thâm hụt thương mại 69 tỷ USD với Nhật Bản, chủ yếu do việc Mỹ nhập khẩu ô tô và sản phẩm điện tử của Nhật.
Đối với Mỹ, thâm hụt thương mại của Nhật Bản chỉ đứng sau Trung Quốc. Tổng thống Mỹ đã thể hiện rõ rằng ông có xu hướng xem các con số như là một loại thẻ ghi mức độ công bằng và bất kỳ con số âm nào cho Mỹ đều tự động có nghĩa là phía đối tác, bằng cách nào đó, đã vi phạm các quy tắc thương mại.
"Ngay bây giờ, thương mại của chúng tôi với Nhật Bản là không công bằng và không cởi mở", ông Trump nói với lãnh đạo doanh nghiệp ở Tokyo vào hôm thứ Hai (6/11).
Nhưng ông Abe đã không quên rằng chính tổng thống Trump, người đã rút Mỹ khỏi hiệp ước thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương gồm 12 quốc gia ban đầu. Ông Abe đã dành một khoản uy tín chính trị quan trọng để hoàn tất thỏa thuận này, đặc biệt là phải trấn an những người nông dân không muốn thấy mức thuế nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp giảm xuống. Các quan chức Nhật Bản cũng cho biết TPP sẽ giúp thu hẹp khoảng cách thương mại.
Nhật Bản mặc dù không rũ bỏ mối quan hệ đối tác song phương với Mỹ mà ông Trump đang tìm kiếm, nhưng đang đặt nỗ lực lớn vào "TPP 11" - nhằm giữ nguyên khuôn khổ hợp tác ngay cả khi không có Mỹ.
Tuy nhiên, Nhà Trắng đang mong muốn tìm cách nới lỏng rào cản đối với xuất khẩu nông nghiệp và chăn nuôi của Hoa Kỳ. Các nhà sản xuất Mỹ lo ngại rằng họ đang mất thị phần và muốn giảm thuế đối với các sản phẩm thịt bò, thịt lợn, sữa, hoa quả và rau quả.
Chính quyền Trump cũng muốn Nhật Bản mở rộng việc sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ, hy vọng việc xuất khẩu có thể cắt giảm thâm hụt thương mại.
Nhà Trắng cũng hy vọng rằng nó có thể tăng cường mối quan hệ giữa các ngành giao thông của hai nước thông qua việc điều phối các dự án phát triển và bảo trì cơ sở hạ tầng.
Nhật Bản từ chối ký FTA với Hoa Kỳ bất chấp mong muốn của Tổng thống Trump về một nền thương mại công bằng và tương hỗ hơn.
Chuyến công du của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới châu Á và sự hiện diện của ông tại APEC thu hút nhiều sự chú ý ngay cả khi mới chỉ là kế hoạch.
Tại buổi làm việc với các nhà lãnh đạo kinh doanh ở Tokyo trong chuyến công du châu Á của mình, Tổng thống Donald Trump cho rằng, Nhật Bản hiện đang có lợi thế hơn trong thương mại song phương với Mỹ.
Trong quá trình chuyển giao thế hệ, PNJ vẫn giữ được bộ gen của doanh nghiệp, đồng thời tạo ra sự tươi mới với những cá tính mới và phương pháp làm việc mới.
Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ làn sóng đầu tư mới giá trị cao, đánh dấu sự phát triển trở thành một trung tâm sản xuất, logistics và kỹ thuật số của khu vực.
Startup nông nghiệp tái tạo Husk dù mới về tay Mekong Capital chưa lâu, nhưng đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực và trở thành điểm sáng của năm 2024.
Nhiều doanh nghiệp sẽ phải trả thêm chi phí vì tiền thuê đất tăng theo bảng giá đất mới điều chỉnh của TP.HCM.
Thời gian giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 không còn nhiều, nhưng vẫn còn đến hơn 47% lượng vốn chưa được giải ngân.
Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam bắt đầu và liên tục từ 20 năm nay. Cơ hội đang nhiều hơn, song thách thức cũng lớn hơn.
Giá bất động sản tăng cao, thiếu tính ổn định gây bất lợi cho cả người mua nhà lẫn chủ đầu tư, không ai được lợi.