Trung Quốc xuất khẩu 2,55 tỷ USD hàng hóa sang Triều Tiên
Bắc Kinh có ý định hạn chế thương mại với Bình Nhưỡng đối với một số mặt hàng quan trọng, bao gồm sản phẩm dệt may, hải sản và dầu khí
Một trong những quốc gia bí mật nhất trên thế giới sẽ trở nên 'xanh hơn' vì lý do an ninh quốc gia.
Bình Nhưỡng có thể quan tâm đến việc phát triển tảo như là "một nguồn lực chiến lược", theo một lưu ý gần đây được đề cập trên trang 38 North, một trang web của trường Nghiên cứu quốc tế cao cấp Johns Hopkins, tập trung vào phân tích Triều Tiên.
Tảo, một nhánh thực vật bao gồm tảo bẹ và tảo xoắn, là một nguồn tài nguyên đa năng có thể sản xuất thực phẩm, phân bón, nguyên liệu và nhiên liệu từ cùng một sinh khối. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với Bình Nhưỡng: Theo thời gian, ngành công nghiệp tảo có thể dần dần giúp "giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của các biện pháp trừng phạt đối với việc cung cấp năng lượng và an ninh lương thực của đất nước".
"Không có gì đáng ngạc nhiên khi chính phủ Triều Tiên đang phát triển hàng ngàn ao ở nông thôn để sản xuất tảo, cùng với đó, Bình Nhưỡng cũng xây dựng những hệ thống nuôi trồng thủy sản rộng lớn và hiện đại hơn".
Lợi ích của thứ 'vàng màu xanh'
Quốc gia bị cô lập này không có dự trữ dầu trong nước cũng như phân bón. Để bù đắp cho điều đó, với ngành nông nghiệp yếu kém và tình trạng thiếu lương thực triền miên, Bình Nhưỡng từ lâu đã cố gắng phát triển nguồn tài nguyên một cách tự lực.
Nhưng nhà nước này vẫn còn phải phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu và thực phẩm của nước ngoài để tồn tại. Trung Quốc từ lâu đã là đối tác thương mại chính của nền kinh tế của Bình Nhưỡng, nhưng Bắc Kinh vào tháng trước đã cấm xuất khẩu năng lượng cho Bình Nhưỡng để tuân thủ các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Các lệnh trừng phạt quốc tế đang gây áp lực nặng nề lên nền kinh tế Triều Tiên. Các hộ gia đình thường phải đối mặt với nguồn lương thực thiếu thốn và thiếu điện năng, cựu quan chức cao cấp của Triều Tiên, ông Ri Jong Ho, nói với Hiệp hội châu Á ở New York vào tuần trước.
Đây là lúc phát huy sức mạnh của tảo
Khi được chế biến, tảo có hàm lượng protein cao, là một thực phẩm tuyệt vời và còn có thể sản xuất phân bón, 38 North cho biết. Loại thực vật này, đôi khi được gọi là thứ vàng xanh, thường được sử dụng để chống lại tình trạng suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển và cũng được quảng cáo là siêu thực phẩm.
"Tảo cũng có thể được chế biến thành nhiên liệu sinh học", trang này cho hay.
Sử dụng dữ liệu từ 9 cơ sở sản xuất tảo của Triều Tiên, trang web ước tính Bình Nhưỡng có thể sản xuất được 2.851 tấn sinh khối tảo mỗi năm, chứa khoảng 1.425,5 tấn khối lượng dinh dưỡng và có thể được chuyển đổi thành tương đương 4.075,6 thùng dầu.
"Nếu khối lượng sản xuất tăng 100 lần diện tích hiện nay, sản lượng dầu tảo có thể đạt 6,5% nhu cầu dầu mỏ ước tính của Triều Tiên vào năm 2014 cho toàn bộ nền kinh tế", tờ báo cho biết. "Với tiềm năng sản xuất dầu từ tảo, nước này cần có nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để đảm bảo rằng các cơ sở này có thể đáp ứng yêu cầu an ninh quốc gia trong tương lai hay không".
Bắc Kinh có ý định hạn chế thương mại với Bình Nhưỡng đối với một số mặt hàng quan trọng, bao gồm sản phẩm dệt may, hải sản và dầu khí
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.
Được xướng tên trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” là minh chứng cho cam kết hiện thực hóa mục tiêu ESG, hướng tới tương lai bền vững của Alphanam.
Trải qua hàng loạt thử thách theo thời gian, các nhà quản lý gen Z sẽ trưởng thành hơn và sẵn sàng gánh vác những vai trò lớn trong doanh nghiệp.
Thách thức về pháp lý, lao động, năng lượng tiếp tục khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn với nhà đầu tư Mỹ.
Chủ tịch FPT Software Chu Thị Thanh Hà tiết lộ lý do ngày nào đi làm cũng là ngày hạnh phúc nhờ hai yếu tố văn hóa và con người ở FPT.
Khu công nghiệp sinh thái có mục đích cao nhất là nâng cao hiệu suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đem lại tác động tích cực cho môi trường, xã hội.
Việt Nam cam kết phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tại Hội nghị G20.