Tiêu điểm
Toyota và Honda ngừng xuất khẩu sang Việt Nam
Các nhà sản xuất ô tô vấp phải các quy định kiểm tra nghiêm ngặt đối với các loại xe nhập khẩu của các nhà chức trách Việt Nam.

Toyota Motor và Honda Motor đã ngừng xuất khẩu sang Việt Nam kể từ đầu năm sau khi các hãng này phải tuân thủ các quy tắc kiểm tra nghiêm ngặt về các loại xe nhập khẩu.
Quy định mới này có hiệu lực ngay khi Việt Nam bãi bỏ thuế nhập khẩu ô tô theo quy định chung từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ 30% về mức 0% từ ngày 1/1, chậm hơn hai năm so với các nước phát triển khác của khối.
Toyota cho biết hôm thứ Ba (16/1) rằng họ đã ngừng quá trình sản xuất để xuất khẩu sang thị trường Việt Nam. Toyota hiện có nhà máy sản xuất tại Việt Nam, nhưng lại nhập khẩu khoảng 1/5 lượng xe (1.000 chiếc) mỗi tháng từ Thái Lan, Indonesia và Nhật Bản để bán trên thị trường Việt Nam. Các mẫu xe nhập khẩu bao gồm các dòng xe tải Hilux, xe thể thao Fortuner và xe hạng sang Lexus.
"Thị trường Việt Nam tăng trưởng chậm lại vào năm ngoái bởi lý do người tiêu dùng chờ động thái cắt giảm thuế", Chủ tịch Toyota Motor Thái Lan Michinobu Sugata cho biết.
Thực tế, doanh số bán ô tô tại Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 11 giảm 10% trong năm 2017 xuống còn 245.000 chiếc. "Chúng tôi dự đoán doanh số sẽ có bước nhảy vọt lớn vào năm 2018 nhưng với những rào cản phi thuế quan do chính phủ Việt Nam đưa ra, chúng tôi không thể xuất khẩu ra thị trường", ông nói.
Vào tháng 10, Chính phủ đưa ra Nghị định 116 công bố vào tháng 10 yêu cầu việc kiểm tra an toàn và khí thải phải được thực hiện đối với từng lô xe ô tô được nhập khẩu. Trước đó, chỉ những lô nhập khẩu đầu tiên của mỗi dòng xe mới mới phải tiến hành kiểm tra.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) tại Việt Nam cho biết, việc kiểm tra phát thải có thể mất hai tháng và chi phí lên tới 10.000 USD. "Nó sẽ gây lãng phí rất lớn về thời gian và tiền bạc", JCCI nhận định.
Nghị định 116 cũng yêu cầu tất cả các mẫu xe phải có chứng chỉ VTA. Đây là chứng nhận cho thấy các dòng xe đáp ứng được các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu.
Kể từ khi Nghị định được ban hành vào tháng 10, Chính phủ các nhà xuất khẩu ô tô lớn như Nhật Bản, Thái Lan và Mỹ đã bày tỏ mối quan ngại rằng doanh nghiệp của họ sẽ khó có thể thể tiếp tục bán vào thị trường Việt Nam. Họ cũng cho rằng nghị định trên có thể vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Các nhà sản xuất ô tô khác cũng đã bị bất ngờ bởi động thái này. Honda đã chuyển việc sản xuất CR-V, mẫu SUV chính của mình, từ thị trường Việt Nam sang Thái Lan vào tháng 1. Trước đó, linh kiện được nhập từ Thái Lan được lắp ráp và hoàn thiện tại Việt Nam. Honda cho rằng họ có thể dùng lợi thế mức thuế nhập bằng 0 để củng cố tất cả hoạt động sản xuất các dòng SUV tại Thái Lan nhằm tiết kiệm chi phí.
Honda đã bị ảnh hưởng lớn từ quyết định này. Theo đó, hoạt động sản xuất các loại xe xuất khẩu cho thị trường Việt Nam đã bị đình chỉ từ đầu tháng 1.
Honda kỳ vọng nhập khẩu 10.000 chiếc CRV trong năm 2018 – tăng 70% so với sản lượng sản xuất tại Việt Nam trong năm ngoái, đặc biệt là với dòng CRV mới ra mắt.
"Dòng CRV mới rất được ưa thích và chúng tôi đã nhận 200 đơn đặt hàng. Tuy nhiên, những chiếc xe này sẽ không được nhập khẩu cho tới ít nhất là tháng 4", một chủ đại lý xe ô tô ở Hà Nội cho biết.
Người chủ đại lý này đã bắt đầu trưng bày mô hình CR-V mới nhất tại đại lý của mình vào thứ Ba (16/1), đây là một trong những chiếc trong đợt nhập khẩu đầu tiên từ Thái Lan vào tháng 12 trước khi nghị định kể trên được áp dụng. Honda phải trả thuế suất 30%.
Mitsubishi Motor cũng đã ngừng sản xuất dòng xe SUV Pajero Sports cho thị trường Việt Nam ở Thái Lan. Hãng Ford – đơn vị cũng xuất khẩu xe hơi tới Việt Nam nói rằng: "Chúng tôi tiếp tục bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng mà nghị định về kiểm tra khí thải an toàn đối với các dòng xe nhập khẩu mà Chính phủ Việt Nam công bố".
Nhập khẩu ô tô tháng 12 có thể tăng vọt lên 10.000 xe
Thời khắc "bơi hay chìm" của Việt Nam khi bỏ "phao" thuế quan ASEAN
Các biện pháp hội nhập sâu rộng này mang đến cả sự phấn khích và lo lắng cho các chính phủ, các nhà quản lý doanh nghiệp và cả người lao động.
Thuế chính thức bằng 0%, nhiều hãng ô tô trong nước đua nhau giảm giá sốc
Hàng loạt các dòng xe trên thị trường ô tô Việt như Chevrolet Việt Nam, Trường Hải (THACO) và Toyota đồng loạt đua nhau giảm giá.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp trong bối cảnh lĩnh vực này tiếp tục được dự báo có nhiều tiềm năng tăng trưởng.
TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại
TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.
Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.