Bất động sản
TP.HCM thiếu trầm trọng nhà ở giá rẻ
Nhà ở giá rẻ đang vấn đề nan giải tại các thành phố lớn do nguồn cung sụt giảm nghiêm trọng, trong khi tỷ lệ giá bán căn hộ so với thu nhập lại không ngừng tăng mạnh.
Giá nhà đang tăng chóng mặt
Trong giai đoạn 2014 - 2018 nguồn cung nhà ở bình dân tại TP. HCM tăng trưởng rất khả quan. Theo báo cáo của JLL, các yếu tố chính của nhà ở bình dân tại Việt Nam bao gồm quy mô dự án, các tiện nghi cơ bản và vị trí của dự án, đặc biệt là mức giá bán phải thấp hơn 1.200 USD (tương đương 27.000.000 VNĐ) trên một mét vuông.
Khảo sát năm 2019 của Sở Xây dựng TP.HCM cũng ghi nhận có khoảng 500.000 hộ gia đình trên địa bàn thành phố vẫn chưa sở hữu nhà riêng, các hộ này đang ở nhờ nhà người thân hoặc thuê nhà; 94% trong số đó có nhu cầu mua nhà dưới 44.000 USD/căn (tương đương 1 tỷ VNĐ).
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2019-2020, nguồn cung nhà ở bình dân đã sụt giảm nghiêm trọng chỉ đạt khoảng 5.000 căn, theo dữ liệu của JLL.
Trong khi đó, tỷ lệ giá bán căn hộ bình dân so với thu nhập lại không ngừng tăng lên trong 5 năm qua đạt 5.4 vào năm 2020, gần tới ngưỡng kỷ lục sau hơn một thập kỷ rưỡi 5.8 vào năm 2007.
Các dự án được phát triển gần đây cũng không ngừng thúc đẩy sự lạc quan về khả năng chi trả với mức lãi suất và hạn mức tối thiểu hàng tháng tương đối thấp, thời hạn vay cho phép kéo dài hơn bao giờ hết. Điều này làm gia tăng tỷ lệ sẵn lòng vay vốn của người dân cho cả mục đích chi tiêu tiêu dùng và thế chấp.
Theo báo cáo được phát hành bởi HSBC năm 2020, tỷ lệ các khoản vay hộ gia đình do Top 4 ngân hàng bao gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank và Agribank nắm giữ đã tăng từ 28% năm 2013 lên 46% năm 2020.
Bà Lê Thị Huyền Trang, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Thị trường của JLL Việt Nam nhận định, nhìn vào tỷ lệ giá bán so với thu nhập ngày càng tăng có thể thấy không có dấu hiệu dư cung trên thị trường. Tuy nhiên, con số này dự báo thị trường bất động sản đang phát triển không đồng đều và thị trường đang cần có sự điều chỉnh về cấu trúc,
Bà Trang cho biết, có nhiều lý do tác động đến mức tăng giá trung bình toàn thị trường. Thứ nhất, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn bị kiểm soát chặt chẽ, quỹ đất có tiềm năng phát triển nhà ở bình dân khá khan hiếm. Khả năng tiếp cận nguồn dự án tiềm năng cũng vì thế mà hạn chế khiến các nhà phát triển khó có thể tính được bài toán căn hộ giá rẻ.
Tiếp đến là thủ tục phê duyệt các dự án mới bắt đầu vào cuối năm 2018 bị trì hoãn đã cản trở khả năng khởi động dự án của theo kế hoạch. Do đó, các chi phí phụ phát sinh như lãi vay hoặc chi phí hoạt động cuối cùng được tính vào giá bán. Nguồn cung hạn chế trong bối cảnh nhu cầu vẫn lành mạnh làm gia tang sự tự tin của chủ đầu tư, cộng thêm sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng do đại dịch đã dẫn đến chi phí vật liệu xây dựng cao hơn cũng một lần nữa cũng tác động đến giá bán.
Tốc độ tăng giá nhà bình dân sẽ chậm lại?
“Đối với thị trường mới nổi như Việt Nam, khả năng giá bán căn hộ bình dân quay trở lại mốc trước thời kỳ tăng giá sẽ khó xảy ra”, bà Trang nhận định.
Song, vị chuyên gia này cho rằng, điều đáng chú ý trên thị trường hiện nay là mặt bằng giá chung đang tăng nhanh hơn nhiều so với mức tăng của các yếu tố hỗ trợ nguồn cầu trong đó đại diện và nổi bật nhất là mức tăng thu nhập. Điều này có nghĩa là tốc độ tăng giá trong thời gian sắp tới sẽ có sự điều chỉnh chậm lại cho đến khi các yếu tố hỗ trợ nguồn cầu bắt kịp nhịp tăng này.
Bên cạnh đó, áp lực tăng giá dự kiến cũng sẽ giảm bớt khi nguồn cung mới gia tăng sau khi các vấn đề pháp lý hiện hành được giải quyết. Do đó, các nhà phát triển nên áp dụng cách tiếp cận lạc quan “một cách thận trọng” đối với các chiến lược đầu tư hiện tại và các dự báo trong tương lai.
Việc thiếu vắng các dự án có giá bình dân cũng mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư và nhà phát triển trong nước mở rộng thị phần, đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình trong phân khúc này. Mặc dù lợi nhuận biên trên từng dự án có thể kém hấp dẫn hơn so với các phân khúc cao cấp, nhưng quy mô tiềm năng rất lớn của phân khúc này sẽ là yếu tố hấp dẫn nên cân nhắc.
Các dự án bình dân có tốc độ bán tốt hơn do có mức giá thấp; nguồn cung tại phân khúc này có mức tăng trưởng chậm hơn so với các dự án cao cấp, do đó sự canh tranh về khách hàng sẽ ít quyết liệt hơn. JLL kỳ vọng trong những năm tiếp theo các nhà phát triển có thể dồn sự quan tâm đến phân khúc phải chăng.
Mặc dù phát triển nhà ở giá rẻ rất quan trọng để giảm bớt áp lực cho các thành phố, nhưng việc thiết kế và thực hiện các dự án này cần rất nhiều hỗ trợ từ chính phủ. Một số giải pháp khả thi có thể đến từ việc đưa ra các chính sách hỗ trợ tốt hơn về thuế cho nhà phát triển trong phân khúc này, đẩy nhanh và ưu tiên việc cấp phép cho các dự án trong phân khúc giá thấp, hoặc việc phát triển hạ tầng giúp cải thiện kết nối giữa các khu vực ngoại ô với khu trung tâm và các khu vực làm việc sẽ là những yếu tố tích cực thúc đẩy phát triển nhà ở bình dân.
Trong tháng 06/2015, chính phủ đã xóa bỏ mức hạn chế tỷ lệ sở hữu 49% tại rất nhiều công ty niêm yết, một động thái nhằm tăng cường dòng vốn đầu tư. Các chủ đầu tư nước ngoài mới tham gia thị trường nên cân nhắc thành lập mối quan hệ liên doanh chiến lược với các đối tác địa phương có uy tín, những doanh nghiệp mà có quyền sử dụng quỹ địa ốc và có thể hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình hoàn tất các thủ tục và giấy phép kinh doanh.
Tuy nhiên, theo đại diện JLL, những dự án như trên là rất hiếm, bởi lẽ thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn non trẻ. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài nên tìm đến sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để có thể gia nhập vào thị trường.
Càng hút đầu tư, TP.HCM càng 'khát' nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội hụt hơi
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường, cho rằng Chính phủ nên có giải pháp khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá rẻ thay vì phát triển nhà ở xã hội.
Vốn ngoại chực chờ đổ vào nhà ở giá rẻ
Khan hiếm quỹ đất sạch và giá đất cao đang ngăn dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào bất động sản.
Giải cơn khát cho thị trường nhà ở giá rẻ Thanh Hoá
Những dự án chung cư, nhà ở giá rẻ nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở của công nhân, người lao động có thu nhập thấp luôn có sức hút rất lớn trên thị trường bất động sản Thanh Hoá.
Nghịch lý nhà ở giá rẻ: Thiếu nguồn cung vẫn... ế ẩm
Không nhiều dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ chào bán trong lúc nhu cầu được cho là rất cao, nhưng có dự án vẫn chật vật bán hàng.
IHG ra mắt khách sạn mới, tăng tốc tại Việt Nam
Dự kiến khách sạn mới của IHG, một trong những tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới, sẽ khai trương vào cuối năm nay với hơn 280 phòng.
Cơ hội cuối sở hữu căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences chỉ từ 62 triệu đồng/m2
Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, chuyên gia dự báo khó giảm năm 2025. Hiện là cơ hội "vàng" để mua căn hộ nội đô từ 62 triệu đồng/m2 trước chu kỳ tăng mới.
Doanh nghiệp nhận ưu đãi trọn gói khi sử dụng các dịch vụ số OCB
Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa triển khai chương trình ưu đãi “Hoàn phí dịch vụ số – Tối ưu lợi ích” cho doanh nghiệp với mức hoàn phí lên đến 100% khi khách hàng sử dụng tích hợp các giải pháp thanh toán số OMNI Corp, tài khoản định danh, BankHub, Open API…
5 đột phá then chốt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Giống như hai kỷ nguyên đầy vẻ vang trước đó, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc được kỳ vọng sẽ đưa Việt Nam phát triển đột phá, vượt bậc lên một tầm cao mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
Chiều 25/11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Trung ương Đảng thông qua chủ trương tinh gọn bộ máy và tái khởi động điện hạt nhân
Trung ương Đảng xác định tinh gọn bộ máy là nhiệm vụ "đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị".
Lộc Trời họp bất thường về các vấn đề nhân sự
Lộc Trời sẽ tổ chức họp đại hội đồng cổ đông bất thường để họp bàn về việc miễn nhiệm, bầu bổ sung các thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát.