Diễn đàn quản trị
Tranh cãi xu hướng 'cà phê 4 trong 1'
Dù đã trở thành một xu hướng mới được ưa chuộng trong thị trường cà phê, nhưng vẫn còn nhiều tranh luận về việc liệu cà phê 4 in 1 có thể được coi là "cà phê dòng chính" hay không.
Phá bỏ khuôn phép
Với tư duy đột phá phá bỏ khuôn phép “3 in 1”, ngay từ cách đây hơn 15 năm, tại Việt Nam đã hình thành những dòng cà phê hoà tan 4 trong 1 (4 in 1) để lại dấu ấn mạnh mẽ.
Cà phê 4 in 1 là loại cà phê hòa tan bao gồm bốn thành phần chính: cà phê, đường, sữa, và một thành phần bổ sung khác. Các thành phần này thường là một nguyên liệu đặc biệt mang lại hương vị như sâm, cacao hoặc lợi ích sức khỏe bổ sung như hạnh nhân, đậu phộng, hạt điều.
Cà phê 4 in 1 được phát triển để mang lại trải nghiệm mới lạ cho người tiêu dùng, so với công thức 3 in 1 truyền thống vốn đã là khuôn vàng thước ngọc của sản phẩm cà phê hoà tan suốt 5 thập kỷ qua với các thành phần bao gồm: cà phê, đường, và sữa.
Ngành cà phê hoà tan Việt Nam hình thành từ nhà máy Coronel của người Pháp (1968), sau 1975, Nhà nước tiếp quản và hình thành thương hiệu Vinacafe. Người đầu tiên tạo dựng các công thức 3 in 1 của Việt Nam là ông Bùi Xuân Thoa (giám đốc tiếp quản nhà cà phê Coronel 1975). Ông về hưu năm 2009 sau khi M&A với Masan.
Trong giới chế biến cà phê lâu năm, ông Thoa cũng chính là người đã phát triển nên dòng sản phẩm độc đáo cà phê 4 in 1 với thương hiệu Cà phê Sâm (Vinacafé) vào khoảng năm 2005 - 2009.

Chuyên gia từng nhiều lần được dòng cà phê 4 in 1 đặc biệt này trong các buổi họp marketing với Vinacafe Biên Hòa trước khi chuyển giao cho Masan. Đây là dòng cà phê hoà tan 4 in 1 đặc chế từ tinh chất chiết xuất Sâm Ngọc Linh nguyên chất của Việt Nam.
Một dự án cà phê 4 in 1 khác có thể kể đến là dòng cà phê hoà tan dành cho nữ giới - Passiona của Trung Nguyên. Đây có thể được xem là dòng cà phê hoà tan có tinh chất collagen đầu tiên của Việt Nam dành cho phân khúc nữ giới.
Bất chấp tranh cãi
Dù đã trở thành một xu hướng mới trong thị trường cà phê, nhưng vẫn còn nhiều tranh luận về việc liệu cà phê 4 in 1 có thể được coi là "cà phê dòng chính" hay không.
Một số ý kiến cho rằng cà phê 4 in 1 với các thành phần bổ sung như hương vị trái cây, hạt dinh dưỡng hoặc các chất bổ sung khác đã làm thay đổi bản chất của cà phê, khiến nó không còn giữ được hương vị nguyên bản và tính chất truyền thống của cà phê.
Ngược lại, có quan điểm cho rằng sự sáng tạo và đa dạng hóa trong thành phần của cà phê 4 in 1 đáp ứng nhu cầu thay đổi và sự yêu thích của người tiêu dùng hiện đại, đặc biệt là giới trẻ, và do đó, nó có thể được coi là một phần của dòng chính.
Sự phát triển của các sản phẩm cà phê 4 in 1 ở những thị trường như Trung Quốc, nơi mà người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các hương vị mới mẻ, cũng góp phần củng cố lập luận này.
Thống kê gần đây ước tính, số người uống cà phê tại Trung Quốc chiếm 28% - 30% dân số, tức khoảng hơn 400 triệu dân, đa phần là giới trẻ. Thương hiệu Luckin và Starbucks dẫn đầu về điểm bán và Nescafe vẫn dẫn đầu cà phê hoà tan đóng gói.
Trong ước tính dung lượng thị trường Trung Quốc 7,44 tỷ USD năm 2024, cà phê hoà tan chiếm 1,5 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số. Đáng chú ý mức tiêu dùng cà phê tại nhà của Trung Quốc còn rất thấp (dưới 0,5kg/đầu người) nếu so với Thuỵ Điển là 5,62kg/người/năm (2024).
Với tâm lý cởi mở đón nhận những hương vị mới của giới trẻ, nhất là hương vị miền nhiệt đới từ các quốc gia Đông Nam Á, nhất là hương vị từ dừa, sầu riêng… Thị trường cà phê hoà tan Trung Quốc nhanh chóng đón nhận các dòng 4 in 1 cà phê dừa, cà phê sầu riêng như là các sản phẩm sành điệu, sánh đôi với các dòng trà sữa. Các hương vị đã được công nhận trong trà như hoa nhài, earl grey… cũng đưa vào cà phê hòa tan.
Với tinh thần cải cách, ngay cả Nescafe cũng cải tiến sản phẩm bên cạnh các dòng truyền thống. Thương hiệu này cũng nhanh chóng phát triển cà phê “4 in 1” theo các hương vị hợp thị hiếu giới trẻ như cà phê hoà tan vị táo, vị đào… như là một thành phần thứ tư đáp ứng nhu cầu của giới trẻ Trung Quốc.

Một trong những dòng 4 in 1 bắt nhịp cà phê hoà tan dinh dưỡng đó là cà phê hạt dinh dưỡng, trong đó thành phần thứ tư là các loại hạt dinh dưỡng quen thuộc phổ biến như đậu phộng, hạt điều và hạnh nhân…Nescafe cũng tham gia thành công trong phân khúc này.
Trong khi đó, đa số nhà chế biến cà phê Việt Nam đang dẫm chân ở những tư duy và thông điệp lạc hậu (sáo rỗng), kiểu như 100% cà phê, chất lượng quốc tế… Một số doanh nghiệp chế biến cà phê hoà tan cũng bắt đầu thay đổi và phát triển sản phẩm theo xu hướng mới.
Tại quốc gia chú trọng sắc đẹp như Thái Lan, thị trường cà phê dành cho nữ đang lên ngôi. Thương hiệu chú trọng các dòng chữ “Slim Coffee” như là xu hướng thời thượng. Đáng chú ý, sản phẩm này khi nhập về Việt Nam được bán với mức giá 250 - 300 nghìn/hộp (hộp tiêu chuẩn 50 gói).
Xu hướng này dự kiến sẽ lan toả ra khắp thế giới vì phù hợp với lối sống xanh và lành mạnh, trong đó các thành phần dinh dưỡng cân bằng cho cơ thể sẽ được nghiên cứu đưa vào công thức cà phê hoà tan 4 in 1, kể cả các chuyên gia pha chế đồ uống cũng đang rất quan tâm đưa vào phân khúc uống tại quán.
Hành trình tìm lại vị thế hạt cà phê robusta Việt
Cuộc chiến chuỗi cà phê ở Việt Nam
Thị trường chuỗi cà phê tại Việt Nam ngày càng cạnh tranh khốc liệt.
Bài học thất bại của Auntie Anne's, cà phê NYDC, Subway tại Việt Nam
Việt Nam là một thị trường không ít thách thức đối với các công ty nước ngoài muốn nhượng quyền thương mại.
Giá cà phê tăng tốc, doanh nghiệp trở tay không kịp
Giá cà phê tăng liên tục trong vài tháng qua đã khiến doanh nghiệp xuất khẩu phải chấp nhận lỗ lớn để có thể giao hàng.
Cựu CEO Go-viet mở chuỗi cà phê công nghệ
Dù không tiết lộ số tiền cụ thể, nhưng việc chuỗi Révi Coffee & Tea được quỹ ngoại rót vốn đã đánh dấu sự trở lại của dòng vốn ngoại với thị trường cà phê Việt Nam.
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.