Leader talk

Triết lý vượt qua khủng hoảng đặc biệt của Nestlé Việt Nam

Kiều Mai Thứ ba, 25/08/2020 - 15:23

Chung tay cùng đối tác, cộng đồng giữa lúc cơn sóng dịch bệnh Covid-19 nổi lên là một trong những yếu tố giúp Nestlé Việt Nam có thêm sức mạnh để “vững tay chèo” vượt qua khủng hoảng.

Triết lý giúp vượt qua cơn sóng Covid-19

Theo báo cáo của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và đầu tư, số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn 7 tháng đầu 2020 là hơn 32.700 doanh nghiệp, tăng tới 41,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Đây là một trong những mức tăng cao nhất về số lượng đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong các kỳ 7 tháng giai đoạn 2015 – 2020, cho thấy sự ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, các ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp chờ giải thể lớn nhất là bán buôn, bán lẻ (chiếm hơn 37%); công nghiệp chế biến chế tạo (11,5%).

Giữa cơn sóng Covid-19, trong khi nhiều doanh nghiệp vùng vẫy “lo thân mình trước” thì Nestlé Việt Nam lại cho thấy hướng đi khá khác biệt từ triết lý hướng tới cộng đồng để phát triển bền vững. Gặp vị Tổng giám đốc (CEO) mới của Nestlé Việt Nam, ông Binu Jacob, triết lý ấy càng hiện hữu rõ hơn và rực cháy như ánh nắng của mùa hè Hà Nội.

Triết lý vượt qua khủng hoảng đặc biệt của Nestlé Việt Nam
Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam.

Ông Binu Jacob cho biết mặc dù đã có một số thay đổi về nhu cầu, hiện vẫn chưa thể định lượng tác động tài chính tổng thể của đợt bùng phát dịch bệnh. “Đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của nhân viên, gia đình và người tiêu dùng vẫn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Chúng tôi cam kết đảm bảo tiếp tục sản xuất và cung cấp thực phẩm và đồ uống cho người tiêu dùng Việt Nam. Để đạt được điều này, chúng tôi tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác chuỗi cung ứng, phân phối và bán lẻ”.

Trong bối cảnh làn sóng Covid-19 quay trở lại lần thứ hai, Nestlé Việt Nam cam kết tiếp tục sát cánh cùng các đối tác cũng như cùng các cơ quan của Chính phủ trong hoạt động hỗ trợ tuyến đầu chống dịch.

“Chúng tôi muốn lan tỏa thông điệp cũng như khuyến khích cộng đồng và người tiêu dùng sống khỏe mạnh, tích cực để cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19”, ông Binu Jacob cho biết thêm.

Theo tiết lộ của người đứng đầu, Nestlé Việt Nam ưu tiên ba vấn đề trong công tác quản lý khủng hoảng trong cả hai đợt dịch mà trước hết là bảo vệ nhân viên, đảm bảo đội ngũ nhân viên an toàn, khỏe mạnh.

Vấn đề ưu tiên thứ hai là duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, tránh tình trạng đứt gãy nguồn cung trong thời gian dịch bệnh bùng phát.

Ông Binu Jacob cho hay Nestlé Việt Nam đã nỗ lực kết hợp với các nhà cung ứng cấp một và cấp hai, đảm bảo đủ nguồn đầu vào trong bối cảnh gần 90% sản phẩm phân phối tại Việt Nam của thương hiệu này được sản xuất tại chỗ.

Trong đợt dịch bùng phát tạị Đà Nẵng vừa rồi, cũng với cùng mục tiêu, thương hiệu này đã áp dụng nhiều phương cách khác nhau, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch sản xuất, chia sẻ sản lượng cho nhiều nhà cung cấp khác nhau và đảm bảo mọi sự thay đổi trong kế hoạch có thể được áp dụng chỉ trong vòng từ một đến hai ngày.

Điều đáng chú ý nhất trong công tác quản lý khủng hoảng của Nestlé Việt Nam chính là đề cao vai trò của cộng đồng, hướng tới hỗ trợ cộng đồng – một bước đi mà không phải doanh nghiệp nào cũng dám thực hiện trong bối cảnh khủng hoảng đẩy nhiều đơn vị vào thua lỗ hay thậm chí là phá sản.

Triết lý này cũng giống như hình ảnh hai bàn tay chụm vào nhau – một biểu tượng trong văn hóa quê hương của vị CEO Ấn Độ, mang ý nghĩa vừa cho đi vừa nhận lại, thể hiện rằng khi một ai đó hoặc một doanh nghiệp nào đó hướng tới khách hàng, tới cộng đồng, họ cũng sẽ được nhận lại giá trị.

Ông Binu Jacob tin rằng: “Nếu chúng ta tập trung vào việc tạo ra những điều khác biệt cho cuộc sống của người dân theo đúng cách, chúng ta sẽ tự tạo ra công việc kinh doanh cho doanh nghiệp”.

Triết lý vượt qua khủng hoảng đặc biệt của Nestlé Việt Nam 1
Hàng chục nghìn khách hàng đã được Nestlé Việt Nam hỗ trợ các sản phẩm miễn phí.

Không ít nhà lãnh đạo doanh nghiệp hướng tới kết quả nhưng với vị CEO của Nestlé, quá trình là điều quan trọng và nếu chú trọng khách hàng, người lao động cũng như cộng đồng thì doanh nghiệp sẽ phát triển với tầm nhìn xa.

Trong đợt bùng phát đầu tiên, doanh nghiệp này đã quyên góp 12 tỷ đồng giá trị sản phẩm và tiền mặt để hỗ trợ những người tiền tuyến xử lý đại dịch Covid-19, 88.000 khẩu trang y tế cho Bộ Y tế và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh ở 5 tỉnh.

Với những khách hàng nhỏ như người bán thức ăn đường phố hay bán tại căng tin trường học, Nestlé Việt Nam đã hỗ trợ các sản phẩm miễn phí với tổng giá trị khoảng 22 tỷ đồng cho 22.000 khách hàng.

Trong đợt dịch thứ hai bắt đầu cuối tháng trước, công ty Nestlé Việt Nam và công ty La Vie (thành viên của Tập đoàn Nestlé) đã hỗ trợ gần 700.000 đơn vị sản phẩm gồm nước khoáng La Vie và thức uống, thực phẩm dinh dưỡng của các nhãn hàng NESCAFÉ, NESCAFÉ Espressoda, sữa chua uống Nestlé Yogu, MAGGI đến những người làm công tác tuyến đầu chống dịch – các nhân viên y tế, lực lượng làm nhiệm vụ tại các bệnh viện, trung tâm y tế, chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh, các khu cách ly tại các địa phương.

Số lượng đối tác hay lượng sản phẩm không phải là đích đến cuối cùng mà thương hiệu này muốn chạm tới, mà thay vào đó là mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp cho tương lai khỏe mạnh của khách hàng và cộng đồng, ông Binu Jacob nhấn mạnh.

Thích ứng với điều kiện mới

“Tôi đã ở Trung Quốc trong thời kỳ đỉnh cao của cuộc khủng hoảng Covid-19 và ở một mức độ nào đó, kinh nghiệm này đã chuẩn bị cho tôi một phương thức hợp lý để đảm nhận trách nhiệm mới tại Việt Nam. Thế nhưng, mọi tình huống đều là duy nhất và tôi vẫn không ngừng học hỏi về cách xử lý tính huống tại Việt Nam”, ông Binu Jacob tâm sự.

Ông nhớ lại thời điểm bắt đầu công việc tại Việt Nam cũng chính là lúc công ty thực hiện chế độ làm việc từ xa, khiến việc điều hành của ông càng trở nên thử thách.

Nhờ đội ngũ nhiệt tình, kiên cường và đồng lòng, Nestlé Việt Nam đã thành lập đội ứng phó nhanh, triển khai dự án đối phó với Covid-19 dựa trên những ưu tiên và trách nhiệm rõ ràng. Chính tinh thần trách nhiệm cao cùng nỗ lực của từng bộ phận, cá nhân được xác định rõ đã giúp doanh nghiệp này vượt qua cơn sóng đầu tiên.

Kết quả tích cực ấy đến từ dòng nhiệt huyết mà những người cấp trên truyền cho cấp dưới, đến từ sự an tâm của người lao động khi họ được đảm bảo về sức khỏe và tinh thần.

“Con người là trung tâm, là trái tim trong hoạt động kinh doanh của chúng tôi – những người đang làm việc đầy cam kết và không mệt mỏi để có thể duy trì nguồn cung. Nestlé đã nỗ lực hết mình để giữ cho yếu tố con người khỏe mạnh và an toàn thông qua hàng loạt biện pháp cũng như điều chỉnh tăng lương thưởng, phúc lợi vào tháng 3 theo đúng quy định”, ông Binu Jacob cho biết.

Không chỉ vậy, Nestlé còn hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan đến Covid-19, sự an toàn của nhân viên qua đường dây nóng cũng như bác sĩ tư vấn đề người lao động có thể yên tâm làm việc.

Theo ông Binu Jacob, ngành F&B dưới tác động của dịch bệnh đã ghi nhận niềm tin của người tiêu dùng nằm tại những sản phẩm có chất lượng cao, tốt cho sức khỏe. Sức khỏe của người già và trẻ em được ưu tiên và các sản phẩm dinh dưỡng tốt cho nhóm này được tìm kiếm rộng rãi.

Trong bối cảnh trạng thái mới với điều kiện kinh tế đầy bất ổn và không chắc chắn, người đứng đầu Nestlé Việt Nam cho rằng các doanh nghiệp nên ưu tiên vào dòng tiền thay vì lợi nhuận, tập trung vào sự linh hoạt và khả năng thích ứng hơn là sự hiệu quả cũng như nắm bắt các cách làm mới, ví dụ như số hóa. Cùng với đó, doanh nghiệp cần đưa ra các lựa chọn và mạnh dạn loại bỏ những vấn đề không cần thiết. 

Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hậu Covid-19 sao cho đúng và trúng?

Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hậu Covid-19 sao cho đúng và trúng?

Tiêu điểm -  4 năm
Ngân hàng thế giới cho rằng Chính phủ nên quan tâm nhiều hơn về đối tượng hỗ trợ tài chính, tránh rủi ro lãng phí nguồn lực công khan hiếm và gửi tín hiệu sai cho thị trường.
Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hậu Covid-19 sao cho đúng và trúng?

Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hậu Covid-19 sao cho đúng và trúng?

Tiêu điểm -  4 năm
Ngân hàng thế giới cho rằng Chính phủ nên quan tâm nhiều hơn về đối tượng hỗ trợ tài chính, tránh rủi ro lãng phí nguồn lực công khan hiếm và gửi tín hiệu sai cho thị trường.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Tiêu điểm -  3 giờ

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Tài chính -  3 giờ

Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  4 giờ

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tài chính -  4 giờ

Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.

Đọc nhiều