Quốc tế

Trung Quốc ‘vũ khí hóa’ nguồn nước bằng các đập thủy điện

Kiều Mai Thứ ba, 29/10/2019 - 20:00

Việc Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện bên trong lãnh thổ cũng như tham gia các dự án tại các nước láng giềng đang khiến khu vực hạ lưu ngày càng phụ thuộc vào thiện chí giải phóng nước của Bắc Kinh.

Châu Á, lục địa khô nhất thế giới xét theo lượng nước bình quân đầu người, hiện vẫn đang trải qua quá trình xây dựng đập, đóng góp hơn một nửa trong số 50.000 con đập đang được dựng lên trên khắp thế giới.

Hoạt động này đang làm rõ nét hơn các tranh chấp và đối đầu trong khu vực về nguồn nước, Brahma Chellaney, tác giả cuốn "Water: Asia's New Battleground" đánh giá trên Nikkei.

Việc tập trung vào xây dựng đập phản ánh mức ưu tiên liên tục trong thúc đẩy nguồn cung, đòi hỏi việc khai thác tài nguyên nước gia tăng trong khi lẽ ra điều cần theo đuổi lại là mục tiêu quản lý nước một cách thông minh và sử dụng nước tiết kiệm hơn.

Kết quả là không có nơi nào trên thế giới có tình hình địa chính trị xung quanh vấn đề xây đập căng thẳng như tại châu Á, châu lục sở hữu nhiều đập nhất.

Ông Brahma Chellaney cho rằng, việc cải thiện hệ thống thủy canh đòi hỏi mối quan hệ hợp tác được thể chế hóa, minh bạch trong các dự án, sắp xếp chia sẻ tài nguyên nước và một cơ chế giải quyết tranh chấp. Tuy vậy, châu Á chỉ có thể xây dựng một chế độ quản lý nước có nguyên tắc khi có sự đồng hành của Trung Quốc. Thế nhưng điều này dường như không có khả năng xảy ra.

a
Việc xây dựng các đập thủy điện tại thượng nguồn khiến dòng chảy bị chặn lại, gây ra tình trạng hạn hán nặng nề hơn ở khu vực hạ nguồn.

Mùa hè vừa qua, mực nước tại con sông Mê Kông có chiều dài gần 4.900 km rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 100 năm dù rằng mùa mưa vẫn diễn ra như thường lệ. Tình trạng này được đánh giá xuất phát từ việc Trung Quốc tiếp tục xây dựng đập trên thượng nguồn sau khi hoàn thành 11 con đập lớn.

Ông Brahma Chellaney cho rằng, Bắc Kinh gây thiệt hại đến dòng sông đang chảy qua nhiều quốc gia khác với vị trí trung tâm bản đồ châu Á.

Nhờ cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc là điểm khởi đầu của nhiều dòng sông chảy xuống 18 quốc gia ở phía dưới hạ nguồn. Chẳng có quốc gia nào trên thế giới lại sở hữu đầu nguồn của nhiều con sông đến vậy.

Thông qua việc xây dựng nhiều đập và nhiều hạ tầng phân phối nguồn nước ở vùng biên giới, Trung Quốc đang tạo ra một cơ sở rộng lớn tại thượng nguồn, giúp quốc gia này có thể vũ khí hóa nguồn nước. Hoạt động xây đập của Bắc Kinh được nhận định gây hại cho nhiều mối quan hệ tại khu vực châu Á.

Xây đập chặn dòng Mê-Kông nhưng không lấy điện, Trung Quốc toan tính gì?

Trên khắp lục địa này, không ít quốc gia cố gắng kiểm soát nguồn nước bằng cách xây đập dù vẫn yêu cầu sự minh bạch về thông tin dự án từ những nước xung quanh.

Một đợt hạn hán nghiêm trọng làm tê liệt nhiều phần của lục địa càng cho thấy rủi ro gia tăng từ việc theo đuổi các giải pháp kỹ thuật mà phần lớn là tập trung vào đập để giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt.

Các khu vực đông dân cư tại châu Á từng phải đối mặt với rủi ro khan hiếm nước do căng thẳng nước gia tăng. Cuộc cạnh tranh về nước từ các đập thủy điện cũng gia tăng nguy cơ căng thẳng và xung đột lớn hơn.

Ở phương Tây, việc xây dựng các con đập lớn phần lớn đã bị hủy bỏ. Quá trình xây dựng này cũng đang chậm lại ở các nền kinh tế lớn của châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Ấn Độ do sự phản đối ngày càng tăng.

Với vị thế là nhà xây dựng đập hàng đầu thế giới, Trung Quốc đã dựng lên con đập lớn nhất thế giới Tam Hiệp. Dự án này thực hiện chương trình chuyển nước liên sông và trong lòng sông đầy tham vọng từng được hình thành trong lịch sử loài người.

a 1
Trung Quốc gọi đập Tam Hiệp là kỳ quan kiến trúc vĩ đại nhất kể từ xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Ảnh: Reuters.

Thậm chí, quốc gia này còn có kế hoạch triển khai xây dựng đập trên con sông có độ cao lớn thứ 2 thế giới với công suất phát điện gần gấp đôi công suất của Tam Hiệp và có hồ chứa thậm chí rộng hơn Ngũ đại hồ (Great Lakes) tại khu vực Bắc Mỹ.

Ngoài ra, Trung Quốc còn tài trợ và thực hiện nhiều dự án đập tại khu vực Lào, Myanmar để tạo ra nguồn cung điện xuất khẩu trở lại Trung Quốc.

Kể từ khi một loạt các con đập khổng lồ trên sông Mê Kông được Trung Quốc dựng lên, hạn hán diễn ra thường xuyên và gay gắt hơn tại khu vực hạ lưu. Tuy nhiên, Bắc Kinh phủ nhận mối quan hệ này.

Dù vậy, Bắc Kinh cũng đưa ra lời hứa giải phóng nước từ các con đập nhiều hơn cho các quốc gia bị hạn hán nhưng rõ ràng, lời đề nghị này chỉ càng cho thấy rõ sự phụ thuộc của các nước hạ nguồn vào thiện chí của người láng giềng khổng lồ.

Trước nguy cơ các vấn đề về nước trở nên nghiêm trọng hơn trên khắp châu Á, lục địa này phải đối mặt với sự lựa chọn rõ ràng, hoặc là đi theo con đường hiện tại - có thể dẫn tới suy thoái môi trường nhiều hơn và thậm chí chiến tranh nước, hoặc là thay đổi cơ bản thông qua hợp tác dựa vào các quy tắc.

Tuy nhiên, con đường thứ hai rõ ràng không thể hiện hữu nếu không có sự hợp tác của Trung Quốc và cho đến nay, nước này vẫn từ chối tham gia vào các thỏa thuận chia sẻ nguồn nước với các nước láng giềng.

Ông Brahma Chellaney đánh giá, nếu Trung Quốc không từ bỏ cách tiếp cận hiện tại, triển vọng cho một trật tự dựa trên quy tắc tại châu Á có thể bị diệt vong mãi mãi.

Chia sẻ cùng quan điểm, ông Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson, Mỹ, cũng cho rằng, tình trạng hiện nay cần giải pháp toàn diện, có sự phối hợp giữa các bên, tuy nhiên cũng lưu ý rằng, an ninh nguồn nước liên quan đến những nỗ lực ngoại giao và điều này lại không hề dễ dàng.

Việc xây dựng các đập thủy điện dọc sông Mê Kông không chỉ cắt giảm lượng nước chảy xuống hạ nguồn mà còn khiến giảm dòng phù sa, giảm luồng cá di cư cũng như làm mất tính đa dạng sinh học của dòng sông.

Điều đáng chú ý là mặc dù các đập thủy điện nổi lên với nhiều công trình có công suất lớn, sản phẩm điện được tạo ra lại không được sử dụng. Tại tỉnh Vân Nam, lượng điện “bỏ không” thậm chí còn gấp đôi sản lượng điện tiêu thụ của toàn Thái Lan.

Ông Brian Eyler suy luận rằng, việc xây thêm các đập nhằm mục tiêu tích trữ nước cho lục địa này, dự đoán rằng, trong khoảng 3 thập kỷ tới, Trung Quốc có thể đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt do băng tan trên dãy Himalaya sẽ cạn dần.

Mặc dù những dòng chảy sẽ kết thúc tại Việt Nam, một viễn cảnh khác sẽ diễn ra nếu Trung Quốc tiến hành khơi nguồn nước chảy sang sông Dương Tử.

Những mảnh đời vất vưởng sau hàng trăm con đập dọc dòng Mê-Kông

Những mảnh đời vất vưởng sau hàng trăm con đập dọc dòng Mê-Kông

Phát triển bền vững -  5 năm
Các đập thủy điện được xây dựng trên sông Mê Kông đang khiến sinh kế và sinh tồn của hàng triệu nông dân rơi vào lao đao, buộc phải mò mẫm tìm đường sống khác.
Những mảnh đời vất vưởng sau hàng trăm con đập dọc dòng Mê-Kông

Những mảnh đời vất vưởng sau hàng trăm con đập dọc dòng Mê-Kông

Phát triển bền vững -  5 năm
Các đập thủy điện được xây dựng trên sông Mê Kông đang khiến sinh kế và sinh tồn của hàng triệu nông dân rơi vào lao đao, buộc phải mò mẫm tìm đường sống khác.
Thế kiềng 3 chân trong giải pháp cho vấn nạn môi trường

Thế kiềng 3 chân trong giải pháp cho vấn nạn môi trường

Phát triển bền vững -  5 năm

Trước những vấn đề môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, công trình xanh nổi lên là một trong những giải pháp dài hạn, tuy nhiên yêu cầu sự tham gia của người dân, chủ đầu tư và cả Nhà nước để phát triển bền vững.

Toan tính của 'ông lớn' pin năng lượng mặt trời tại Việt Nam

Toan tính của 'ông lớn' pin năng lượng mặt trời tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  5 năm

Là nhà sản xuất tấm pin mặt trời hàng đầu thế giới, JinkoSolar đang cho thấy sự phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam hiện nay cùng những kế hoạch mở rộng trong tương lai.

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Quốc tế -  5 năm

2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Quốc tế -  5 năm

Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Quốc tế -  5 năm

Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Quốc tế -  5 năm

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Quốc tế -  5 năm

Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  44 phút

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  5 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  9 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  9 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Sổ tay quản trị -  11 giờ

Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.