Phát triển bền vững
Những mảnh đời vất vưởng sau hàng trăm con đập dọc dòng Mê-Kông
Các đập thủy điện được xây dựng trên sông Mê Kông đang khiến sinh kế và sinh tồn của hàng triệu nông dân rơi vào lao đao, buộc phải mò mẫm tìm đường sống khác.
Giữa những ngày hè đổ lửa tại Cù Lao Dung thuộc tỉnh Đồng Tháp, người đàn ông tên Diệp vẫn cần mẫn với công việc xe ôm của mình. Thế nhưng, ít ai biết rằng đằng sau dáng vẻ vất vả và dòng mồ hôi ướt đẫm kia lại là người từng làm chủ nông trường mía rộng tới 180ha.
Công việc kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn với ông khi chi phí sản xuất gia tăng, lợi nhuận giảm dần và đặc biệt, nhân công ngày một ít đi.
Dòng lao động dịch chuyển sang các nơi khác khiến ông Diệp không thể tuyển được người thu hoạch mía, buộc phải chuyển sang nghề xe ôm để mưu sinh qua ngày.
Tại hội thảo “Tác động từ những chính sách của Trung Quốc đối với sông Mê Kông” tổ chức bởi Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc (VCES), ông Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson, Mỹ cho biết hàng trăm nghìn người đã rời khỏi đồng bằng sông Cửu Long tới các khu đô thị lớn hoặc khu công nghiệp để kiếm việc làm.
Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là khu vực chính của lúa gạo, trái cây cũng như thủy sản xuất khẩu. Sự trù phú, phì nhiêu của vùng đất này không tự nhiên mà có, được bồi đắp hàng nghìn năm từ dòng chảy giàu phù sa của con sông Mê Kông.
Thế nhưng, hàng trăm đập thủy điện đã và đang được dựng lên, trở thành những bức tường thành vững chắc kéo dài từ thượng nguồn, qua trung nguồn và về hạ nguồn. Những con đập thủy điện ấy ngăn cản dòng chảy của nước, của phù sa và đặc biệt, cắt dòng di cư của cá tại dòng sông sản sinh ra lượng cá lớn nhất trong đất liền.
Ủy hội sông Mê Kông (MRC) hồi giữa tháng 7 thông báo mực nước trên sông vào thời gian đầu mùa lũ (từ tháng 6 đến tháng 7 năm nay) ở mức thấp nhất trong lịch sử.
MRC nhận định cho rằng 3 lý do dẫn tới tình trạng này bao gồm lượng mưa giảm, đập Cảnh Hồng tại Trung Quốc giảm mức xả để "bảo trì lưới điện" và tình trạng thời tiết khô nóng hơn bình thường ở nhiều quốc gia Đông Nam Á trong tháng 7.
Tuy nhiên, Mekong Butterfly, nhóm dân sự của Thái Lan chuyên nghiên cứu tác động của những con đập được xây dựng dọc sông Mê Kông, cho rằng 8 đập thủy điện tại Trung Quốc là “thủ phạm” chính khiến mực nước xuống thấp kỷ lục.
Nhóm này khẳng định các con đập của Trung Quốc đã chặn khoảng 40 tỷ mét khối nước để sử dụng cho sản xuất điện, tưới tiêu cũng như những mục đích khác, gây ra dòng chảy bất thường tại dòng sông này.

Xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng, lượng nước và phù sa giảm dần khiến người dân không còn mặn mà với canh tác nông nghiệp, ngư nghiệp, đẩy lao động tới những khu công nghiệp và thành phố lớn.
Không chỉ có ông Diệp, rất nhiều mảnh đời khác cũng đang bị đe dọa và rơi vào khốn khó vì đập thủy điện.
Tại khu tái định cư gần Luông Pha Bang (Lào), những người dân nơi đây sống trong cảnh bơ vơ vì mất đất, mất nhà, mất nơi lao động. Họ từng bị buộc đến đây với lời hứa trợ cấp ổn định cuộc sống từ những công ty xây đập nhưng khoảng thời gian ấy chỉ kéo dài 6 tháng.
Ông Brian Eyler cho biết những người dân tại đây cũng không được cho đất đai để trồng cây nông nghiệp. Không có đất canh tác, họ buộc phải đi bộ ngược trở lại khu vực trước đây và khi đến nơi thì trời đã chuyển chiều. Họ chỉ có thể làm khoảng 1 tiếng trên các cánh đồng cũ rồi lại quay trở về.
Nếu muốn có ruộng gần nơi ở mới, người dân tại đây phải thuê ruộng nhưng nếu mất mùa, họ sẽ rơi vào cảnh nợ nần. Trước đây, chẳng mấy ai có nợ nhưng từ khi di chuyển sang khu mới, hơn 1 nửa làng có nợ.
Những ngôi nhà mới chưa được bao lâu đã rơi vào tình trạng mối mọt. Một người phụ nữ kể với ông Brian Eyler cho biết những căn nhà sàn cũ làm bằng gỗ tốt bị doanh nghiệp Trung Quốc lấy và bán lại về nước, chỉ cho tái định cư bằng loại gỗ tồi nhất.
Hơn 60 triệu người dân của nhiều quốc gia đang phải phụ thuộc vào dòng sông Mê Kông để sinh kế và sinh tồn nhưng dòng huyết mạch ấy đang bị thắt lại hàng trăm đoạn bởi hệ thống thủy điện chằng chịt.
Trong bối cảnh chưa thể có một giải pháp toàn diện và hợp tác chặt chẽ giữa các nước dọc sông Mê Kông, nhiều người dân đã tự tìm lấy vị anh hùng cứu thế trong chính bản thân.
Sở hữu một trang trại trồng cây và nuôi cá chỉ khoảng 1ha tại khu vực gần Cần Thơ, người nông dân tên Thành đã tự tạo ra một hệ thống hoàn toàn hữu cơ, tự nhân giống cá cũng như tự tạo ra khí gas phục vụ gia đình.
Ông còn dạy sinh viên nước ngoài cũng như nhiều người nông dân khác cách tạo ra quần thể, tạo ra khí gas. Nhờ mô hình này, dòng thu nhập của ông Thành ổn định hàng năm mà không cần phụ thuộc vào vụ lúa.
Ông Brian Eyler nhận định rằng mô hình này cho thấy tương lai của khu vực sông Mê Kông là sự đổi mới, canh tác thông minh và những sản phẩm có giá trị cao.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh hàng trăm đập thủy điện vẫn đang trong kế hoạch xây dựng, cuộc sống của hàng triệu con người sẽ bị ảnh hưởng và thay đổi theo chiều hướng xấu đi nếu các quốc gia dọc sông Mê Kông không thể cùng tìm ra một giải pháp toàn diện và phối hợp hành động.
Xây đập chặn dòng Mê-Kông nhưng không lấy điện, Trung Quốc toan tính gì?
Lời giải cho nhiệt điện than, nhu cầu năng lượng và biến đổi khí hậu
'Hãy sử dụng năng lượng sạch ngay từ hôm nay, bất kỳ ai nói năng lượng từ than rẻ hơn thì có nghĩa là họ đã quên không tính chi phí ngoại biên từ hệ quả của các nguồn năng lượng hóa thạch gây ra như bệnh ung thư, phổi... Nếu tính điều này, nhiệt điện than sẽ không rẻ hơn các năng lượng mới, năng lượng sạch', ông John Kerry, Cựu Ngoại trưởng Mỹ, Chủ tịch danh dự Quỹ Hòa Bình Quốc tế Carnegie nhấn mạnh.
Chính phủ ban hành nghị quyết về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Tôn Đông Á 'xoay trục' nội địa trước áp lực thuế quan
Tôn Đông Á kỳ vọng vượt qua những biến động nhờ chiến lược xoay trục về thị trường nội địa, kết hợp với tái cấu trúc chuỗi cung ứng và đầu tư dài hạn.
Sở hữu xe Peugeot giá từ 808 triệu đồng cùng quà tặng hấp dẫn
Tháng 6/2025, khách hàng sở hữu xe Peugeot sẽ được hưởng ưu đãi lên đến 121 triệu đồng cùng gói quà tặng bảo dưỡng miễn phí cho các mẫu xe New Peugeot 2008, Peugeot 2008 Allure, Peugeot 3008, 5008 và 408.
Trải nghiệm khách hàng: Lõi tăng trưởng của nhà thuốc Long Châu
Với một thương hiệu không trực tiếp sản xuất thuốc như Long Châu, trải nghiệm khách hàng không chỉ là ưu tiên mà là còn được xem là chiến lược sống còn.
Vietnam Airlines mở đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Đan Mạch
Đường bay TP.HCM – Copenhagen sẽ được khai thác ba chuyến mỗi tuần bằng dòng máy bay thân rộng hiện đại Boeing 787-9 Dreamliner.
Giá vàng hôm nay 16/6, tăng ngay khi mở cửa, dự báo còn tăng tiếp
Giá vàng hôm nay 16/6 tăng tiếp 200-700 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC. Dự báo giá vàng tuần này phần lớn đều nghiêng về tăng.
Kinh tế học hài hước
Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.
PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil
PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.