Doanh nghiệp
Truyền hình K+ lỗ lũy kế 2.733 tỷ đồng
Năm ngoái hãng truyền hình trả tiền K+ do VTV nắm giữ 51% để mất hàng chục nghìn thuê bao và chịu thua lỗ 448 tỷ đồng, mức lỗ cao nhất trong 3 năm qua của công ty này.
Thành lập năm 2009 từ liên doanh giữa Đài truyền hình Việt Nam (VTV) và Canal+ (Pháp), công ty TNHH truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV), đơn vị cung cấp dịch vụ K+ là một trong những doanh nghiệp truyền hình trả tiền lớn nhất trong nước.
Hiện tại, K+ có hệ thống 130 kênh truyền hình đa dạng và đặc biệt là đơn vị phân phối độc quyền giải Ngoại hạng Anh tại Việt Nam. Đây là yếu tố nổi bật giúp K+ giữ vững vị thế so với các đối thủ trên thị trường.
Mặc dù vậy, hoạt động kinh doanh của K+ lại không mấy tích cực. Sau khi gây dựng được một lượng thuê bao nhờ phân phối độc quyền giải Ngoại hạng, tăng trưởng thuê bao của K+ bắt đầu giảm từ giữa năm 2016.
Việc giảm thuê bao của hãng truyền hình trả tiền này diễn ra ngay cả khi công ty tuyên bố giảm giá dịch vụ chỉ còn 125.000 đồng/tháng từ đầu năm 2016, thấp hơn gần một nửa so với mức giá premium HD (220.000 đồng/tháng) trước đó.
Thống kê từ Vivendi, đơn vị sở hữu Canal+ cho biết, tới cuối năm 2017, K+ chỉ có 789.000 thuê bao, giảm hơn 60.000 thuê bao so khoảng một năm trước đó. Đáng chú ý thuê bao của K+ giảm trong bối cảnh số lượng thuê bao truyền hình trả tiền trong nước tiếp tục tăng mạnh. Ước tính năm 2017, số lượng thuê bao truyền hình trả tiền đạt 14 triệu, tăng 1,5 triệu so với con số 12,5 triệu năm 2016.
Lượng thuê bao giảm khiến doanh thu và lợi nhuận của K+ giảm theo. Năm 2017, công ty đạt doanh thu 1.114 tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2016. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp doanh thu của K+ suy giảm.
Nghiêm trọng hơn, chiến lược một mức giá thuê bao duy nhất (125.000 đồng/ tháng) đã khiến K+ chịu thua lỗ nghiêm trọng.
Năm 2017, công ty này báo lỗ 446 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2016. Khoản lỗ tăng đến từ chi phí chi trả cho bản quyền giải Ngoại hạng và một số chương trình độc quyền của K+ ngày một lớn.
Điển hình là việc K+ đã chi đậm mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh tại Việt Nam trong 3 mùa bóng từ 2016 đến 2019 với giá được công bố là 'thấp hơn 46 triệu USD'.

Với mức giá thuê bao thấp và sức hấp dẫn từ 'món hàng' Ngoại hạng Anh, đại diện K+ cho biết hy vọng công ty sẽ có lãi từ năm 2017. Tuy nhiên kết quả không như mong đợi, thuê bao sụt giảm và công ty tiếp tục thua lỗ lớn.
Tính tới cuối năm 2017, K+ đã lỗ lũy kế tổng cộng 2.733 tỷ đồng sau chưa đầy 10 năm có mặt tại Việt Nam. Trong khi đó, vốn điều lệ của công ty chỉ là 344 tỷ đồng. Đề duy trì hoạt động, công ty thường xuyên có các khoản vay ngắn hạn quy mô lớn. Cuối năm 2017, khoản vay ngắn hạn lên tới 1.167 tỷ đồng.
Hiện nay Đài truyền hình Việt Nam (VTV) đang nắm giữ 51% cổ phần trong liên doanh của K+. Trong khi dù đối tác Canal+ của Pháp chỉ nắm giữ 49% nhưng có toàn quyền trong việc điều hành hoạt động và tài chính của liên doanh này.
Sự sa sút của K+ phản ánh tình trạng cạnh tranh khốc liệt của thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam. Nếu trước đây, chỉ có vài đài truyền hình lớn như SCTV, VTV tham gia vào cuộc chơi này thì hiện nay, đã có thêm nhiều tên tuổi có tiềm lực mạnh xuất hiện, đặc biệt là các doanh nghiệp viễn thông như Viettel, Mobifone hay FPT. Cùng với đó là sự xuất hiện của truyền hình OTT (Over the top) khiến cuộc chơi càng thêm khốc liệt.
Theo thống kê, năm 2017, dù có 14 triệu thuê bao truyền hình trả tiền, tăng 1,5 triệu so với năm 2016, song doanh thu toàn ngành chỉ đạt 7,5 nghìn tỷ đồng, kém xa so với con số 12 nghìn tỷ đồng năm 2016. Việc số lượng thuê bao tăng trong khi tổng doanh thu từ truyền hình trả tiền giảm mạnh cho thấy các nhà đài sẵn sàng hy sinh lợi nhuận để chiếm lấy thị phần.
Về phần K+, sau năm 2017 bết bát, doanh nghiệp này cũng đang nỗ lực để có những bước đi cạnh tranh với đối thủ trên thị trường. Hiện tại, đơn vị này đã cung cấp các dịch vụ đầy đủ trên các nền tảng, kể cả trên OTT. Với thế mạnh về bóng đá, K+ muốn tận dụng triệt để năm 2018, thời điểm diễn ra nhiều sự kiện bóng đá lớn như World Cup và các giải liên quan đến đội tuyển Việt Nam.
Những thay đổi bước đầu có hiệu quả. Tính tới cuối tháng 6/2018, số lượng thuê bao của K+ bất ngờ tăng mạnh trở lại. Công ty cho biết, mình đang có 1 triệu thuê bao, tăng vọt so với cuối năm 2017 và cao nhất từ trước đến nay.
Giảm sâu giá dịch vụ, K+ vẫn mất hơn 60.000 thuê bao trong năm qua
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.
Sắp diễn ra sự kiện lớn về trải nghiệm khách hàng
Tại CX Leader Summit 2025, hơn 300 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những người làm chuyên môn về trải nghiệm khách hàng sẽ bàn về cách thức xây dựng thương hiệu khác biệt.