Tư duy mới tạo khác biệt về giải ngân vốn đầu tư công giữa các địa phương

Nhật Hạ Thứ hai, 26/09/2022 - 20:17

Mặc dù cùng thể chế, chính sách, nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lại khác nhau, có nơi đạt trên 70%, có nơi lại dưới 20%. Cách biệt này dường như đến từ sự sáng tạo, tư duy mới và có kế hoạch sớm trong cách tổ chức thực hiện ở mỗi địa phương.

Chỉ có 2 cơ quan trung ương và 10 địa phương có tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 70% kế hoạch được giao sau 9 tháng.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư, 25 loại tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong giải ngân vốn đầu tư công đến từ 3 nhóm khó khăn chính.

Thứ nhất là thể chế, cơ chế, chính sách, cách làm. 

Thứ hai, công tác triển khai.

Thứ ba, mang tính đặc thù của năm 2022. Đây là năm thứ hai triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn nhưng thực chất là năm đầu do kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 được Quốc hội thông qua tháng 7/2021 trong lúc giá nguyên vật liệu, xăng dầu tăng cao, khan hiếm nguồn cung nguyên liệu đất cát để san lấp mặt bằng.

Tại hội nghị về đầu tư công hôm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “nguyên nhân chính là tổ chức thực hiện”.

Điều này cũng làm nên sự khác biệt trong tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công giữa các địa phương và các cơ quan khác.

Các địa phương có tỉ lệ giải ngân thấp thường có điểm chung gồm việc lập kế hoạch đầu tư chưa sát với khả năng thực hiện, còn tình trạng vốn chờ dự án, thủ tục, khảo sát, thiết kế dự án chưa tốt dẫn tới nhiều dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư nhưng vẫn chưa đủ điều kiện giải ngân; công tác tổ chức thực hiện tại các bộ, ngành, địa phương còn nhiều bất cập; các cấp, các ngành chưa thực sự vào cuộc; vai trò, trách nhiệm người đứng đầu chưa được đề cao, chưa rõ nét; còn bất cập về giải phóng mặt bằng, thủ tục thanh toán, quyết toán, năng lực các nhà thầu, nhà đầu tư, quản lý, tư vấn, công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát.

Ngoài những vấn đề trên, Thủ tướng còn bổ sung việc phát hiện kịp thời các vướng mắc liên quan cơ chế, chính sách và các vấn đề phát sinh khi triển khai thực hiện dự án mà khi lập dự án chưa thể lường trước được như biến động giá cả xăng dầu vừa qua cũng tạo nên sự khác biệt.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2 cơ quan trung ương và 10 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 70% kế hoạch Thủ tướng giao gồm Quảng Ngãi, Hưng Yên, Ngân hàng Chính sách xã hội, Thái Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình, Tây Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang.

Tuy nhiên, 39/51 bộ, cơ quan trung ương và 22/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả nước (46,70%), trong đó, 14 bộ, cơ quan Trung ương và một địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới 20% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Tư duy mới tạo khác biệt về giải ngân vốn đầu tư công giữa các địa phương
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị hôm nay. Ảnh: Nhật Bắc

Với mức giải ngân cao hơn mức vốn được giao (đạt 112,7%), lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt và coi giải ngân đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong công tác lãnh đạo của Ủy ban, gắn trách nhiệm cá nhân cho từng thủ trưởng cơ quan, đơn vị và đưa kết quả giải ngân của đơn vị vào đánh giá xếp loại cuối năm.

Tỉnh giao kế hoạch vốn ngay sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo phê duyệt chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án theo từng tháng và tổ chức theo dõi điều hành vốn đầu tư công năm 2022 theo kế hoạch đã xây dựng.

Bên cạnh đó, tổ công tác đặc biệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh thường xuyên tổ chức kiểm tra thực tế hiện trường, kịp thời tháo gỡ ,xử lý các vướng mắc có liên quan.

UBND tỉnh đã điều chỉnh và trình HĐND tỉnh điều chỉnh kế hoạch vốn linh hoạt giữa các dự án, giảm vốn của các dự án chậm tiến độ để bổ sung cho các dự án có tiến độ thực hiện nhanh.

Đến nay, hầu hết các công trình, dự án được giao kế hoạch vốn đã cơ bản đáp ứng đủ điều kiện, vận hành trong những tháng cuối năm.

Với tỷ lệ giải ngân đạt khá, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cho biết, hằng năm, thành phố chỉ tập trung vốn cho từ 7 đến 10 dự án trọng tâm, trọng điểm.

Đồng thời, ưu tiên bố trí vốn thực hiện dự án theo nguyên tắc: bố trí 100% chi phí giải phóng mặt bằng và 80% chi phí xây lắp.

Năm 2022, TP. Hải Phòng đã được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn là 12.720,72 tỷ đồng. Ước giải ngân của TP. Hải Phòng đạt trên 70% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Dự kiến trong năm 2022, Thành phố sẽ giải ngân hết 100% kế hoạch vốn được giao.

Nằm trong các địa phương đạt mức trung bình khá của cả nước (55%), Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho biết: “Thanh Hóa rút ra kinh nghiệm, đó là giao kế hoạch sớm và chi tiết cho từng chương trình, dự án ngay từ đầu năm, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư chủ động triển khai các bước tiếp theo”.

Tỉnh tập trung xác định mốc thời gian hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn năm 2022 đối với từng loại dự án. Thường xuyên rà soát, điều chuyển vốn từ các dự án có tiến độ giải ngân chậm sang dự án có tiến độ giải ngân tốt.

Cùng với đó, gắn vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, đơn vị, chủ đầu tư trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc giải ngân vốn đầu tư công. Thành lập các tổ thúc đẩy các dự án, nhất là các dự án trọng điểm mà chậm.

Ngược lại, TP.HCM và Hà Nội là 2 địa phương được giao vốn lớn trong kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 với hơn 100.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây cũng là 2 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp (TP.HCM đạt 25%; Hà Nội 34%), do đó cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh giải ngân, thì mới hoàn thành được kế hoạch chung của cả nước.

Theo lãnh đạo của 2 thành phố này, có 4 điểm nghẽn, nút thắt dẫn đến chậm giải ngân đầu tư công.

Thứ nhất là khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, trọng tâm là việc xác định nguồn gốc đất, xác định giá đất, người dân chưa đồng thuận với phương án bồi thường.

Thứ hai là khó khăn do biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu. Thứ ba, dự án ODA có rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

Thứ tư, việc hoàn thiện thủ tục đầu tư một số dự án còn chậm do vướng mắc trong thực hiện chỉ giới đường đỏ, quy hoạch, tuân thủ quy định chuyên ngành.

Nhìn chung, dường như sự sáng tạo, tư duy mới và có kế hoạch sớm trong cách tổ chức thực hiện ở mỗi địa phương đã tạo nên sự khác biệt trong tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công.

Quảng Bình, Quảng Trị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới trung bình

Quảng Bình, Quảng Trị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới trung bình

Tiêu điểm -  2 năm
Với cùng một mặt bằng thể chế, sự quyết tâm của các tỉnh là nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự khác biệt về tỉ lệ giải ngân giữa các địa phương, lãnh đạo của các bộ, ngành cho biết.
Quảng Bình, Quảng Trị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới trung bình

Quảng Bình, Quảng Trị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới trung bình

Tiêu điểm -  2 năm
Với cùng một mặt bằng thể chế, sự quyết tâm của các tỉnh là nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự khác biệt về tỉ lệ giải ngân giữa các địa phương, lãnh đạo của các bộ, ngành cho biết.
Quảng Bình, Quảng Trị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới trung bình

Quảng Bình, Quảng Trị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới trung bình

Tiêu điểm -  2 năm

Với cùng một mặt bằng thể chế, sự quyết tâm của các tỉnh là nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự khác biệt về tỉ lệ giải ngân giữa các địa phương, lãnh đạo của các bộ, ngành cho biết.

Vấn đề của đầu tư công là “Đầu tiên” chứ không phải “Tiền đâu”

Vấn đề của đầu tư công là “Đầu tiên” chứ không phải “Tiền đâu”

Leader talk -  2 năm

Đầu tiên ở đây là khâu chuẩn bị dự án. Theo Bộ trưởng KH&ĐT, để tăng tính khả thi, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu công thì phải chuẩn bị dự án từ sớm, từ xa, chuẩn bị dự án thật tốt, nghiên cứu và bổ sung quy định cần thiết… trước khi thực hiện dự án.

Giải ngân vốn đầu tư công vẫn rất 'ì ạch'

Giải ngân vốn đầu tư công vẫn rất 'ì ạch'

Tiêu điểm -  2 năm

Tỷ lệ ngân vốn đầu tư công nửa đầu năm 2022 ước đạt chỉ hơn 27%, con số rất thấp so với kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Doanh nghiệp xây dựng kỳ vọng phục hồi nhờ đầu tư công

Doanh nghiệp xây dựng kỳ vọng phục hồi nhờ đầu tư công

Doanh nghiệp -  2 năm

Trong dài hạn, tăng trưởng của ngành xây dựng được kỳ vọng vào nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng và bất động sản dân cư tại Việt Nam. Khi tiến độ đầu tư công đạt kế hoạch và các nút thắt của thị trường bất động sản được tháo gỡ, dư địa tăng trưởng của các công ty ngành xây dựng sẽ được rộng mở.

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Phát triển bền vững -  38 phút

Nhu cầu giống để phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 rất lớn, nhưng lượng giống trong kho dự trữ quốc gia chỉ còn ít.

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

Nhịp cầu kinh doanh -  38 phút

The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  13 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Đọc nhiều