Leader talk
Vấn đề của đầu tư công là “Đầu tiên” chứ không phải “Tiền đâu”
Đầu tiên ở đây là khâu chuẩn bị dự án. Theo Bộ trưởng KH&ĐT, để tăng tính khả thi, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu công thì phải chuẩn bị dự án từ sớm, từ xa, chuẩn bị dự án thật tốt, nghiên cứu và bổ sung quy định cần thiết… trước khi thực hiện dự án.
Đặc thù của giải ngân vốn đầu tư công
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 5 tháng đầu năm nay mới đạt 22,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Lý giải về việc giải ngân vốn còn chậm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận con số trên chưa đạt kỳ vọng.
Đó là lý do vì sao Thủ tướng Chính phủ đã phải thành lập 6 Tổ công tác để đi kiểm tra, đốc thúc việc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ ngành, địa phương có tỷ lệ phân bổ, giải ngân vốn còn thấp, đồng thời liên tục có các giải pháp quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngân.
Thực tế trong giai đoạn 2017 – 2022, tỷ lệ giải ngân 5 tháng đầu thường đạt khoảng 22 – 26% kế hoạch, trong đó thấp nhất là năm 2021 đạt 22,1%, cao nhất là năm 2019 đạt 26,4%. Tuy nhiên, giải ngân cả năm lại có sự biến động mạnh trong khoảng 76,9 – 96,5%, với năm 2021 có mức giải ngân cao thứ hai, còn năm 2019 có mức giải ngân thấp thứ hai trong giai đoạn này.
Như vậy, có thể thấy, tỷ lệ giải ngân thường tăng dần vào thời điểm cuối năm và có xu hướng trở thành quy luật.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đặc thù của giải ngân vốn đầu tư công là vậy, thấp vào những tháng đầu năm và tăng mạnh trong những tháng cuối năm, bởi các nhà thầu cũng cần thời gian để thi công, tích lũy khối lượng đủ để nghiệm thu, thanh toán.
Vì thế chưa thể khẳng định năm 2022 giải ngân đầu tư công nhanh hay chậm thông qua số liệu 5 tháng đầu.
Nhắc lại phát biểu trước Quốc hội mới đây, Bộ trưởng cho biết tỷ lệ giải ngân cả năm phản ánh rất rõ hiệu ứng của các giải pháp về mặt thể chế, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp đối với công tác giải ngân vốn đầu tư công. Đổi mới thể chế là khâu then chốt, nhưng công tác chỉ đạo, điều hành là khâu quyết định. Nơi nào cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, nơi đó đạt tỷ lệ giải ngân cao hơn…
Nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công còn chậm
Ông khẳng định giải ngân chậm không phải chỉ do điều hành, chỉ đạo mà đến từ nhiều nguyên nhân.
Có những nguyên nhân mang tính hệ thống, tồn tại trong nhiều năm; lại có nguyên nhân do chủ quan, khách quan, do đặc thù của từng năm. Ví dụ như do giải phóng mặt bằng chậm; do năng lực của chủ đầu tư, của nhà thầu còn hạn chế; do công tác chỉ đạo, điều hành chưa quyết liệt, triệt để…
Chưa kể, năm nay lại có những nguyên nhân rất đặc thù, như dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho tiến độ thi công dự án; đồng thời đầu năm, giá nguyên vật liệu tăng cao khiến nhiều nhà thầu có xu hướng thi công cầm chừng, chờ được điều chỉnh đơn giá…
Hơn nữa, 2022 tuy là năm thứ hai triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, nhưng thực tế lại là năm đầu tiên. Kế hoạch đầu tư công trung hạn mới được Quốc hội thông qua từ tháng 7/2021, nên thực tế đầu năm nay, chủ yếu là tiếp tục triển khai các dự án chuyển tiếp.
Trong khi đó, các dự án mới thì vẫn đang trong quá trình chuẩn bị, làm thủ tục, quá trình này thông thường mất khoảng 6-8 tháng, nên phải tới cuối năm mới có thể giải ngân được.
Hiện nay, việc triển khai dự án mới đang là một điểm yếu cốt lõi dẫn tới giải ngân vốn đầu tư công chậm, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ngoài chuyện chuẩn bị, lựa chọn dự án chưa tốt, vẫn còn tình trạng chọn dự án chưa thực sự cấp thiết, chưa có tầm nhìn trung và dài hạn, trong khi nguồn lực có hạn, thì còn có chuyện các bộ ngành, địa phương chưa chuẩn bị đầu tư từ sớm, từ xa, chưa quan tâm đến việc sử dụng kinh phí của kỳ kế hoạch này để chuẩn bị cho dự án của kỳ kế hoạch sau, không có sự đồng bộ giữa tiến độ chuẩn bị dự án với tiến độ giao kế hoạch chi tiết.
Do vậy, đã dẫn tới tình trạng vốn chờ dự án, trung ương đã giao kế hoạch nhưng bộ ngành, địa phương không giao được kế hoạch chi tiết, do dự án chưa xong thủ tục…
Nếu chất lượng chuẩn bị dự án thấp, quản lý đất đai không tốt nữa thì sẽ dẫn tới phải điều chỉnh dự án nhiều lần, tăng chi phí, đội vốn, có khi phải điều chỉnh quyết định đầu tư, chủ trương đầu tư liên tục. Thủ tục vì thế sẽ kéo dài thêm, do vậy, khó mà triển khai và giải ngân nhanh được.
Còn về thể chế, chính sách, Bộ trưởng phủ nhận việc các quy định của Luật đầu tư công đang làm khó các địa phương, đặc biệt trong chuyện phân cấp, phân quyền.
Ông cho rằng thời gian qua, luật đã có những đổi mới rất quan trọng, căn bản, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ. Cơ bản đã giao hết, giao một lần vốn vào cuối năm trước và trong năm các bộ, cơ quan trung ương và địa phương được toàn quyền điều chuyển vốn giữa các dự án do mình quản lý, từ dự án có nhu cầu vốn thấp sang dự án có nhu cầu vốn cao…
Bên cạnh đó là đổi mới tư duy và phương pháp lập kế hoạch từ ngắn hạn hàng năm sang kế hoạch trung hạn 5 năm, chuyển từ quản lý, điều hành bằng văn bản dưới luật sang quản lý bằng Luật Đầu tư công, thay đổi từ cơ chế theo dõi tiền kiểm sang hậu kiểm… Nhờ vậy, thời gian qua, đã khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, phê duyệt dự án không gắn với khả năng cân đối vốn, phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản…
Quy trình, thủ tục cũng đã rõ, việc chậm giao là do các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Chậm giải ngân vốn đầu tư công, nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư khẳng định.
Còn về thể thế, đúng là vẫn còn những khó khăn, vướng mắc nhất định, dù thời gian qua, Chính phủ đã nỗ lực tháo gỡ, cải thiện rất nhiều. Nhưng nếu nói là do Luật Đầu tư công thì không hẳn.
Một dự án đầu tư công khi được triển khai thực hiện thì phải chấp hành không chỉ quy định của Luật Đầu tư công, mà tùy thuộc tính chất dự án, còn phải chịu sự điều chỉnh của các luật liên quan khác như Luật Quy hoạch, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật khoáng sản và các luật chuyên ngành khác… Thậm chí, còn cả các điều ước, cam kết quốc tế.
Ông Dũng lấy ví dụ về dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, mặc dù Luật Đầu tư công cho phép và Quốc hội đã quyết định cho tách thành dự án độc lập, được áp dụng một số cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ, bố trí đủ vốn để thực hiện. Nhưng thực tế triển khai dự án này rất chậm, tiến độ giải ngân không đạt yêu cầu đề ra, Quốc hội phải quyết nghị cho phép bố trí vốn trong giai đoạn 2021-2025 để tiếp tục triển khai.
Điều này cho thấy rằng trên thực tế, kể cả đối với dự án giải phóng mặt bằng được quy định tách riêng, được thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù với nguồn vốn được bố trí đầy đủ, tạo điều kiện trong triển khai nhưng vẫn có thể gặp vướng mắc trong chính bản thân việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
Cách 'đả thông' đầu tư công
Do đó để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng không thể chỉ quan tâm giải quyết vấn đề trước mắt, mà phải được giải quyết căn cơ, lâu dài, thông qua việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, thay đổi cách tiếp cận, quản lý, sử dụng nguồn vốn này phù hợp với yêu cầu phát triển.
Bên cạnh đó, không chỉ cần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến Luật Đầu tư công, mà còn phải quan tâm sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật khác liên quan. Bảo đảm hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng, liên tục là điều kiện tiên quyết để thực hiện dự án đầu tư công thuận lợi.
Một yếu tố rất quan trọng là phải chuẩn bị dự án từ sớm, từ xa, chuẩn bị dự án thật tốt, nghiên cứu và bổ sung quy định về một số hành động trước được thực hiện trong quá trình chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án để bảo đảm tính khả thi, tính sẵn sàng, nhất là về mặt bằng, để nếu được phân bổ vốn có thể đưa vào thực hiện, giải ngân sớm.
Liên quan đến vấn đề này, Chính phủ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để báo cáo Quốc hội cho phép tách giải phóng mặt bằng thành một dự án độc lập, được thực hiện với các quy định đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tế, tạo thuận lợi hơn cho công tác chuẩn bị, nâng cao tính sẵn sàng và triển khai dự án.
Cùng với đó, bên cạnh yêu cầu chung là quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư công hiệu quả, tiết kiệm, không lãng phí, đúng mục tiêu, đối tượng, tuân thủ quy định về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn…, thì cũng cần tiếp cận thẳng ngay vào nguyên nhân của những điểm nghẽn đang cản trở, làm chậm tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công.
Chẳng hạn, chuyện kỷ cương, kỷ luật đầu tư công; năng lực chuyên môn của cán bộ các cấp; trách nhiệm người đứng đầu… Nếu từng điểm nghẽn, hạn chế nêu trên được giải quyết thì giải ngân vốn đầu tư công nhất định sẽ được cải thiện, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.
Giải ngân vốn đầu tư công vẫn rất 'ì ạch'
Giải ngân vốn đầu tư công vẫn rất 'ì ạch'
Tỷ lệ ngân vốn đầu tư công nửa đầu năm 2022 ước đạt chỉ hơn 27%, con số rất thấp so với kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
Doanh nghiệp xây dựng kỳ vọng phục hồi nhờ đầu tư công
Trong dài hạn, tăng trưởng của ngành xây dựng được kỳ vọng vào nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng và bất động sản dân cư tại Việt Nam. Khi tiến độ đầu tư công đạt kế hoạch và các nút thắt của thị trường bất động sản được tháo gỡ, dư địa tăng trưởng của các công ty ngành xây dựng sẽ được rộng mở.
Đâu là lý do giải ngân vốn đầu tư công chậm?
Chậm chạp trong công tác thực hiện, ách tắc trong giải phóng mặt bằng và giá đất đai, nguyên vật liệu tăng cao là những nguyên nhân chính khiến chậm giải ngân vốn đầu tư công.
Doanh nghiệp xây dựng, hạ tầng đón chờ sóng đầu tư công
Việc giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh ngay từ đầu năm 2022 sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính cho ngành xây dựng hạ tầng năm nay. Các nhà thầu đã chứng minh được năng lực thi công và đang thực hiện hàng loạt dự án giao thông trọng điểm sẽ đươc hưởng lợi chính từ làn sóng này.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.
Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất
Được xướng tên trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” là minh chứng cho cam kết hiện thực hóa mục tiêu ESG, hướng tới tương lai bền vững của Alphanam.
Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh
Trải qua hàng loạt thử thách theo thời gian, các nhà quản lý gen Z sẽ trưởng thành hơn và sẵn sàng gánh vác những vai trò lớn trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?
Thách thức về pháp lý, lao động, năng lượng tiếp tục khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn với nhà đầu tư Mỹ.
Hạnh phúc của chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực
Chủ tịch FPT Software Chu Thị Thanh Hà tiết lộ lý do ngày nào đi làm cũng là ngày hạnh phúc nhờ hai yếu tố văn hóa và con người ở FPT.
Khu công nghiệp sinh thái hướng đến nâng cao hiệu suất
Khu công nghiệp sinh thái có mục đích cao nhất là nâng cao hiệu suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đem lại tác động tích cực cho môi trường, xã hội.