30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Tư duy thân hữu ngấm sâu vào giới doanh nghiệp Việt Nam lúc nào không biết và mỗi khi có chuyện xảy ra, họ lại dùng quan hệ, nhờ vả để xử lý.
Qua gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có sự lột xác, chuyển mình từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, đã có được những thương hiệu lớn như Vinamilk, Viettel, Kinh Đô, Masan, Trung Nguyên … Tuy nhiên xét về bình diện quốc tế, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ trọng quá lớn.
Vì sao vậy?
Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp Việt chính là vốn. Hầu hết các doanh nghiệp đều rất khó tiếp cận với nguồn vốn vì rào cản khắt khe của ngân hàng. Ngân hàng hầu như chỉ “chăm chăm” vào tài sản đảm bảo là bất động sản. Đó chính là lý do doanh nghiệp ngại vay ngân hàng, và quỹ đầu tư đã chiếm lĩnh cơ hội này để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn mà không cần thế chấp bằng tài sản cố định.
Tuy nhiên, làm việc với quỹ đầu tư lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Quỹ sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện mọi cam kết đã được ghi trong hợp đồng theo đúng quy định quốc tế, áp lực lên doanh nghiệp rất lớn. Doanh nghiệp phải minh bạch hóa hoạt động của mình, nỗ lực hết sức để hoàn thành cam kết. Mọi điều khoản trong hợp đồng nếu không thực hiện được thì thiệt hại đối với chủ doanh nghiệp là không nhỏ, thậm chí là mất luôn cả công ty (như trường hợp KAFE).
Về phía quỹ đầu tư, để bảo đảm cho thương vụ an toàn vì không có tài sản cố định để bảo đảm, hợp đồng của họ chắc chắn sẽ rất chặt chẽ về mặt pháp lý. Họ đưa ra các chỉ tiêu KPI cụ thể để doanh nghiệp bảo đảm khoản đầu tư mang lại hiệu quả nhanh. Nếu thực hiện đầy đủ các KPI này thì doanh nghiệp sẽ hoàn thiện được bản thân và lớn mạnh, hai bên đều vui vẻ (như trường hợp VinaCapital đầu tư vào Thế Giới Di Động).
Khó khăn thứ hai là “một rừng” giấy phép, thông tư, nghị định, quy chế, luật lệ… chính vì rắc rối này, cộng với căn bệnh tham nhũng, quan liêu buộc doanh nghiệp phải dựa vào quan chức nếu muốn tồn tại và phát triển. Từ đây đã hình thành nên “nhóm lợi ích” hay còn gọi là “tư bản thân hữu”.
Lẽ dĩ nhiên, muốn kinh doanh thành công và vượt qua rào cản luật lệ, doanh nghiệp phải tìm cách “quen biết” với các lãnh đạo, chính nhờ mối quan hệ thân hữu này, họ dễ dàng kiếm được các hợp đồng, hoặc chí ít ra cũng “nhờ vả” để kinh doanh mà không bị người khác dòm ngó “kiếm chuyện”.
Thế rồi, tư duy thân hữu ngấm sâu vào giới doanh nghiệp Việt Nam lúc nào không biết, mỗi khi có chuyện xảy ra, họ lại dùng quan hệ, nhờ vả để xử lý.
Cũng từ đó phát sinh ra rất nhiều câu chuyện bi hài, như chuyện công ty Ba Huân gửi đơn cầu cứu Thủ tướng. Công ty Ba Huân có doanh thu ngàn tỷ, có lực lượng nhân viên đông đảo và có trình độ đủ để đọc và hiểu hợp đồng (hoặc giả sử không đọc được thì chỉ cần trả cho luật sư 10 triệu đồng để rà soát hợp đồng, hoặc nếu thuê trọn gói M&A thì cũng chỉ khoản 0,1% giá trị hợp đồng).
Trong làm ăn kinh doanh, không ai không đàm phán mang lại cái lợi cho mình. VinaCapital khi đầu tư tiền, hiển nhiên họ sẽ phải đàm phán điều tốt nhất về phía họ với các điều kiện kèm theo. Bên Ba Huân nhận tiền thì phải thực hiện việc mình cam kết (kể cả phần thiệt về phía mình).
Luật chơi là luật chơi, hợp đồng là hợp đồng, không ai bắt công ty Ba Huân phải ký vào hợp đồng ấy nếu họ không muốn. Doanh nghiệp làm việc trên cơ sở “giấy trắng mực đen”, một khi đã đồng ý ký kết thì phải thực hiện đúng cam kết, đó mới là tư duy làm ăn quốc tế. Nếu làm ăn không thành công thì thiệt thòi hai phía đều phải chịu, chứ không riêng gì công ty Ba Huân.
Nếu VinaCapital vi phạm luật trong việc ký kết hợp đồng sẽ có tòa án dân sự xét xử, đó chính là thượng tôn pháp luật. Còn việc Ba Huân cầu cứu Thủ tướng là một việc làm mang thiếu chuyên nghiệp và nặng về tư tưởng thân hữu trong giới doanh nghiệp Việt.
Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì tất cả các hoạt động phải dựa trên nền tảng tôn trọng pháp luật Việt Nam và quốc tế. Mỗi doanh nghiệp phải tự nâng cấp hệ thống nhân lực, pháp chế, quản trị, tài chính lành mạnh, tạo ra sản phẩm tốt nhất, mang lại giá trị hữu ích cho xã hội và cộng đồng để làm nền tảng cho sự phát triển và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình một bộ nguyên tắc ứng xử theo tiêu chuẩn quốc tế (code of conduct), phù hợp với pháp luật Việt Nam, để tránh những việc làm vi phạm pháp luật, vi phạm đạo lý và đạo đức kinh doanh, đó là điều chủ doanh nghiệp cần ý thức để bảo vệ mình trong quá trình phát triển
Nếu không làm được điều này, doanh nghiệp Việt sẽ mãi mãi chôn vùi ở “ao nhà”, mơ ước ra “biển lớn” sẽ là quá xa xôi.
*Bài viết thể hiện quan điểm tác giả Võ Xuân Yên, CEO công ty dầu nhờn NANO Việt Nam.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.