Chuyển giao bắt buộc DongA Bank và GPBank
DongA Bank và GPBank được chuyển giao bắt buộc về HDBank và VPBank theo phương án được Chính phủ phê duyệt.
Tỷ giá USD/VND bật tăng mạnh được cho là do yếu tố tâm lý liên quan đến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Tiền đồng được dự báo có thể phá giá 2-3% trong năm 2019.
Tỷ giá USD/VND tăng mạnh và nguyên nhân
Trong 2 ngày 7 và 8/5, tỷ giá USD/VND bật tăng mạnh nhất từ đầu năm tới nay. Nếu trong suốt quí I và nửa đầu tháng 4, tỷ giá USD/VND khá ổn định ở quanh mức 23.150 VND/USD mua vào và 23.250 VND/USD bán ra tại các ngân hàng thương mại thì trong ngày 8/5, tỷ giá của cặp tiền này đã lập đỉnh mới ở mốc 23.300 - 23.420 VND/USD tại ngân hàng Vietcombank, tăng hơn 50 - 70 đồng so với một ngày trước đó.
Trong một động thái tương tự, nhiều ngân hàng trong ngày 8/5 đã tiếp tục tăng thêm 60 - 80 VND/USD tại mỗi chiều mua - bán. Hiện giá bán tại các ngân hàng phổ biến trong khoảng 22.400 - 22.420 VND/USD. Vietcombank hiện đang là ngân hàng có mức chênh lệch mua - bán lên tới 120 VND/USD.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sáng 8/5 đã điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm lên mức 23.046 đồng/USD, tăng 6 đồng so với một ngày trước đó và 16 đồng so với ngày 6/5. Với biên độ +/-3%, tỷ giá trần hiện tại là 23.737 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.355 VND/USD.
Theo ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, biến động tỷ giá trong 2 ngày vừa qua xảy ra do một số nguyên nhân, trong đó có căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tác động lên tâm lý thị trường.
Nguyên nhân thứ hai, theo ông Hải, là việc các ngân hàng mua lại ngoại tệ để cân bằng trạng thái do trước đó đã bán cho NHNN với kỳ vọng sẽ mua được USD giá rẻ hơn từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài - mà các ngân hàng kỳ vọng sẽ chảy mạnh vào trong nước, nhưng thực tế đã không diễn ra trong thời gian qua.
Một nguyên nhân nữa, cũng theo ông Hải, thuộc về yếu tố tâm lý chung của thị trường thế giới. Trong tuần vừa rồi, đồng Nhân dân tệ (NDT) mất giá tới hơn 1%, rồi biến động của các đồng tiền khác, dẫn đến tâm lý lo lắng và làm tăng nhu cầu tài sản trú ẩn là đồng USD.
Còn theo ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, mặc dù diễn biến thương mại (Mỹ - Trung) đang căng thẳng, số liệu cho thấy kinh tế vĩ mô của Mỹ vẫn tăng trưởng khá ấn tượng trong quí I, giúp đồng USD tăng giá trong những ngày vừa qua. Đến lượt điều này lại gây áp lực lên tỷ giá USD/VND.
Tiền đồng có thể phá giá 2-3% trong năm 2019
Theo ông Phạm Hồng Hải thì từ nay đến cuối năm, tỷ giá USD/VND chủ yếu chịu áp lực từ các yếu tố bên ngoài.
Ông Hải dự báo dòng vốn FDI vẫn sẽ chảy mạnh vào Việt Nam trong thời gian tới với những làn sóng đầu tư mới. “Ví dụ, các doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào Việt Nam hiện đang được yêu cầu chuyển dịch cơ sở sản xuất qua Việt Nam bởi họ thấy khi cùng sản xuất tại một địa điểm sẽ hiệu quả hơn nhiều so với một chuỗi cung phân tán”.
Xu hướng này, theo ông Hải, sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho Việt Nam thu hút dòng ngoại tệ. Cùng với đó là dòng vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp vào các doanh nghiệp trong nước.
Ông Hải nêu rõ hai yếu tố sẽ ảnh hưởng tới đồng nội tệ, đó là biến động của đồng NDT và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam hiện nay nên khi đồng NDT có biến động thì chắc chăn sẽ ảnh hưởng lên đồng VND. Trong khi đó, căng thẳng thương mại sẽ không dừng lại giữa Mỹ và Trung Quốc bởi đây là cuộc chiến phân định quyền lực của 2 quốc gia trên thị truờng thế giới.
“Cả Mỹ và Trung Quốc là hai đối tác thương mại lớn của Việt Nam và khi hai quốc gia này xảy ra tranh chấp sẽ tác động lên tâm lý nhà đầu tư - thông thường, khi có bất ổn thì các nhà đầu tư có thể ngừng hoặc hoãn kế hoạch đầu tư", ông Hải phân tích.
Tiền đồng, theo ông Hải, có thể phá giá trung bình trong khoảng 2-3% trong năm 2019. “Đây là mức độ có thể chấp nhận được của nền kinh tế và đây cũng là mức mà mọi người nhìn nhận là không tạo bất ổn cho thị trường nếu không có tác động quá lớn trên thị trường thế giới”.
DongA Bank và GPBank được chuyển giao bắt buộc về HDBank và VPBank theo phương án được Chính phủ phê duyệt.
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vừa công bố thay đổi tổng số lượng cổ phiếu lên gần 6,1 tỷ cổ phiếu, sau đợt phát hành cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 15%.
Nhóm cổ đông đứng sau bởi Công ty CP Đầu tư và phát triển Nguyễn Kim hiện nắm giữ 9,9% vốn điều lệ Saigonbank, trở thành cổ đông tư nhân lớn nhất của nhà băng này.
Theo dữ liệu từ Wichart, để ổn định tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút ròng gần 52.600 tỷ đồng chỉ trong vòng một tuần qua.
Nhóm ngân hàng quốc doanh đang cho thấy sức mạnh của các 'đầu tàu' dẫn dắt nền kinh tế khi tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô và lợi nhuận.
Dòng chảy âm nhạc Việt Nam từ cổ điển tới đương đại được tái hiện độc đáo trên đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 tại khu đô thị Mailand Hanoi City (An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội).
Kết thúc năm 2024, lợi nhuận trước thuế của SeABank đạt 6.039 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2023, hoàn thành 103% kế hoạch.
Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng và TP.HCM cần một cơ chế quản trị minh bạch, hiệu quả để đảm bảo năng lực cạnh tranh.
Technopark Việt Nam – Hàn Quốc muốn đầu tư khu công nghiệp – đô thị sáng tạo gắn với công viên công nghệ cao quy mô gần 400ha tại Quảng Ngãi.
Trong không khí náo nức của những ngày trước Tết, dòng người đã từ khắp nơi đổ về thành phố điểm đến phía Đông Hà Nội - Ocean City - nơi đang diễn ra Lễ hội ánh sáng phương Đông - lễ hội đèn lồng lần đầu tiên được tổ chức trên thế giới tại một khu đô thị ở Việt Nam.
Tỉnh Quảng Nam đề xuất bổ sung hai dự án nhiệt điện khí với tổng công suất 7.200MW vào đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, vận hành dự kiến giai đoạn 2026-2030.
Khu du lịch nghỉ dưỡng Lamori Resort & Spa được xây dựng trên diện tích 54ha, tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng vừa được Sao Mai Group đưa vào hoạt động.