Doanh nghiệp
Tỷ phú giàu nhất Việt Nam quyết tâm đi đến cùng cho giấc mơ xe điện
Với một người đã cam kết đầu tư 2 tỷ USD cho start-up sản xuất xe điện non trẻ VinFast, ông Phạm Nhật Vượng cho thấy sự thanh thản khác thường. Mong muốn của ông là để lại một hệ sinh thái xanh cho đời.
Cuộc phỏng vấn độc quyền của tạp chí Mỹ Bloomberg với Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng được đăng tải đúng dịp kỉ niệm 5 năm khánh thành nhà máy sản xuất ô tô VinFast (14/6/2019 - 14/6/2024).

Mặc dù mới chỉ bắt đầu sản xuất xe hơn 5 năm trước đây, nhưng giờ VinFast đang cạnh tranh với các đại gia như Tesla hay Hyundai khi bước chân vào thị trường Mỹ. VinFast cũng đang xâm nhập các thị trường như Ấn Độ và Indonesia.
Ông Phạm Nhật Vượng còn hỗ trợ tài chính cho VinFast đến bao giờ. “Cho đến khi tôi hết tiền thì thôi”, ông khẳng định trong cuộc trả lời phỏng vấn Bloomberg TV tại trụ sở Vingroup ở Hà Nội.
Ông Phạm Nhật Vượng sở hữu khối tài sản khoảng 5,3 tỷ USD. Ông tự tin rằng ông có thể lèo lái đưa VinFast vượt qua các thách thức, bất chấp việc những đại gia toàn cầu như Toyota hay Volkswagen đang gặp khó khăn.
VinFast niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ hồi tháng 8 năm ngoái, giá cổ phiếu tăng 700% trong hai tuần đầu. Tuy giá cổ phiếu đến nay đã giảm và tỷ lệ cổ phiếu thả nổi chỉ khoảng 2%, nhưng ông Phạm Nhật Vượng không vội vàng tăng tỷ lệ thả nổi.

“Chúng tôi không quan tâm đến giá cổ phiếu vào lúc này và không vội vàng đưa thêm cổ phiếu ra thị trường. Tỷ lệ thả nổi không ảnh hưởng đến các nhà đầu tư lớn và dài hạn”, ông Vượng giải thích.
VinFast đang đối mặt với nhiều thách thức để trở thành thương hiệu thành công trên phạm vi toàn cầu. Các hãng xe điện Trung Quốc đang đẩy mạnh xuất khẩu xe điện giá rẻ và Tesla đang giảm giá xe. VinFast cũng đang gặp nhiều thách thức ở Mỹ.
Ngành xe điện cũng chứng kiến nhiều nỗ lực như những gì tỷ phú Elon Musk làm được với Tesla. VinFast giao 9.689 xe trong quý 1 năm nay, mới chỉ khoảng 10% tổng kế hoạch dự kiến 100.000 xe.
Nhà phân tích Ken Foong của Bloomberg Intelligence nhận định VinFast cần xây dựng thương hiệu và cạnh tranh với các đối thủ lớn. “Sẽ không dễ để thành công tại Mỹ. Điều đó đòi hỏi nhiều thời gian và tiền đầu tư”, ông nói.
Vingroup, các công ty thành viên và các tổ chức tài chính đã cung cấp cho VinFast khoảng 12,9 tỷ USD từ năm 2017 đến tháng 3 năm nay. VinFast đang xây nhà máy ở North Carolina, đã khởi công ở Ấn Độ và có kế hoạch xây nhà máy ở Indonesia.

Ông Vượng tỏ ra không chùn bước trước mọi thách thức. Hàng sáng ông thức dậy chơi với các cháu. “Tôi ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và không lo lắng gì”, ông nói. “VinFast sẽ sớm đạt điểm hòa vốn và có thể tự chủ”.
Ông Vượng là nhà lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất Việt Nam. Tập đoàn Vingroup hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực ở Việt Nam.
Chủ tịch Vingroup khẳng định việc thúc đẩy mạnh mẽ VinFast nhằm đưa ngành sản xuất của Việt Nam lên tầm quốc tế bởi: “VinFast không chỉ là một dự án kinh doanh, mà còn là một dự án cống hiến.” VinFast không sản xuất xe giá rẻ, mà tập trung vào những sản phẩm có giá hợp lý, đúng với giá trị thực.
Về kế hoạch tại Mỹ, ông Vượng cho biết doanh thu năm nay tại đây sẽ tăng 30-40 lần, đồng thời đà tăng sẽ duy trì trong 5 năm tới. Chiến lược hiện nay của VinFast là phát triển mạng lưới đại lý để tăng doanh số bán hàng, đồng thời triển khai tiếp thị trực tiếp để khách hàng tự mình trải nghiệm xe.
Cổ phiếu VinFast tăng gần 200% sau kỷ lục đặt cọc VF 3
Cổ phiếu VinFast tăng gần 200% sau kỷ lục đặt cọc VF 3
Đóng cửa phiên 20/5 (giờ Mỹ), giá cổ phiếu VFS tăng lên 6,32 USD – mức đỉnh cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Nhờ đó, vốn hóa thị trường của VinFast lên khoảng 14,8 tỷ USD, đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng các hãng xe điện trên thế giới.
VinFast nhận hơn 27.600 đơn đặt cọc xe VF 3 chỉ sau 66 giờ mở bán
VinFast công bố đã có 27.649 đơn đăng ký mua xe VF 3 chỉ sau 66 giờ mở nhận đặt cọc sớm, đạt kỷ lục chưa từng có trên thị trường ô tô. Đặc biệt, 100% đơn hàng đều không được hoàn hủy hoặc chuyển nhượng, khẳng định sức hút ấn tượng, xứng tầm là “mẫu xe quốc dân” tại Việt Nam.
VinFast nhận đặt cọc VF 3 với nhiều đặc quyền hấp dẫn
Từ 06h00 ngày 13/05/2024, VinFast chính thức nhận đặt cọc cho mẫu xe điện thông minh VF 3 với mức giá 235 triệu đồng (thuê pin) và 315 triệu đồng (bao gồm pin). Trong đó, 6.868 khách hàng đặt cọc trong 66 giờ đầu có cơ hội nhận phiên bản giới hạn Creators’ Edition với những chi tiết thiết kế đặc biệt. Xe dự kiến sẽ bắt đầu được bàn giao cho khách hàng từ tháng 8/2024.
VinFast hợp tác Chợ Tốt thu cũ, đổi mới ô tô điện
Khách hàng sở hữu các dòng ô tô xăng và ô tô điện VinFast sẽ được Chợ Tốt cam kết thu mua với giá trị còn lại dựa trên mức khấu hao cố định theo năm, lên đến 88% so với giá bán niêm yết hiện hành.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.