'Ủy ban quản lý vốn nhà nước không phải là đơn vị hành chính gây khó doanh nghiệp'

Nhật Hạ Thứ sáu, 17/01/2020 - 11:49

Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp không phải là đơn vị hành chính gây khó khăn cho doanh nghiệp mà tạo thuận lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, chú ý nhân lực có đức, có tài cho các tập đoàn, tổng công ty, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị.

Theo báo cáo mới đây của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (gọi tắt là Ủy ban), năm 2019, Ủy ban đã phối hợp với các cơ quan nhà nước xử lý các vấn đề liên quan đến các dự án đầu tư phát triển của các doanh nghiệp, góp phần đưa vào vận hành nhiều dự án năng lượng tái tạo, trong đó trên 4.000 MW điện mặt trời. 

Đồng thời, phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương tiến hành sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trong các tập đoàn, tổng công ty theo quy định; xây dựng phương án sử dụng đất trước khi tiến hành cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa.

Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 19 tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện vốn nhà nước, năm qua, đa số các đơn vị này đã hoàn thành các chỉ tiêu do Ủy ban giao. Doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, thu nhập bình quân của lao động tăng lên.

Đa số tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện vốn chủ sở hữu nhà nước đã hoàn thành các chỉ tiêu được giao về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2019.

Trong đó, doanh thu hợp nhất của cả 19 tập đoàn, tổng công ty đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng, tăng gần 6,4% so với năm 2018. Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt gần 100 nghìn tỷ đồng, tăng 28% kế hoạch năm. Nộp ngân sách hợp nhất trên 221.000 tỷ đồng.

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2019, phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 tập đoàn, tổng công ty diễn ra ngày 16/1, bên cạnh việc ghi nhận những kết quả tích cực sau hơn 1 năm hoạt động của Ủy ban, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu lên những tồn tại của Ủy ban thời gian qua.

Có các tồn tại như còn tình trạng chậm thực hiện một số công việc quan trọng, chậm phê duyệt chức danh quản lý của một số tập đoàn, tổng công ty; chậm cổ phần hóa thoái vốn. Một số tập đoàn, tổng công ty chưa hoàn thành nhiệm vụ lợi nhuận, doanh thu, nộp ngân sách nhà nước.

Việc sắp xếp lại nhà, đất của các tổng công ty, tập đoàn còn vướng mắc khiến cổ phần hóa, thoái vốn bị chậm. Cán bộ tập đoàn chậm củng cố, chậm mạnh dạn thay đổi, cán bộ yếu kém về năng lực. Một số cán bộ chưa bám thực tiễn nên giải quyết nhiệm vụ chưa thuyết phục, gây chậm trễ thời gian dài. Chất lượng thẩm định, phê duyệt đối với một số dự án đầu tư còn thấp.

Thủ tướng nhấn mạnh, "không đầu tư, khó có thể phát triển. Đây là cái nền tảng rất quan trọng". 

Trong khi đó, giải ngân FDI năm nay đạt trên 20 tỷ USD. Và đã có thêm 140 nghìn doanh nghiệp tư nhân với số vốn bình quân 12 tỷ đồng. Theo Thủ tướng, "Nếu chúng ta không đầu tư phát triển thì sẽ thất bại, thua cuộc ngay trên sân nhà".

Thủ tướng cũng cho rằng, còn có những cơ chế, chính sách chồng chéo, chưa rõ ràng, khiến việc triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh và các nhiệm vụ khác của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gặp khó khăn. Tuy nhiên, Ủy ban cũng chưa đề xuất được thể chế để sửa các vướng mắc này. 

Đặc biệt, theo Thủ tướng, việc chậm trễ, vướng mắc có nguyên nhân từ việc phối hợp giữa Ủy ban và các bộ, ngành chưa hiệu quả. 

Không thể thiếu những “quả đấm thép” của nền kinh tế

Thủ tướng cũng yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương phải có trách nhiệm lớn đối với Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhất là khi hiệu quả hoạt động của tập đoàn, tổng công ty sẽ góp phần tăng ngân sách tại chính các địa phương. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Ủy ban báo cáo Thủ tướng những bộ, ngành chậm hoặc không phối hợp triển khai nhiệm vụ.

Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2020 là năm quan trọng đối với đất nước, nhiều sự kiện, nhiệm vụ lớn phải thực hiện, song cũng nhiều thách thức đặt ra. 

Do đó, trong thời gian tới, Ủy ban, các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, trong đó có doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt là không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm và phải chủ động, tích cực thực hiện tốt hơn, hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện tái cơ cấu và đổi mới doanh nghiệp nhà nước với nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, huy động sử dụng các nguồn lực xã hội, tiếp tục đưa doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt. Đây là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

Thủ tướng khẳng định không thể thiếu những “quả đấm thép” của nền kinh tế. Nếu doanh nghiệp nhà nước không vươn lên thì “quả đấm thép” có thể là doanh nghiệp tư nhân. Do đó, thời gian tới, doanh nghiệp nhà nước phải đi tiên phong trong nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Ủy ban, các tập đoàn, tổng công ty cần quán triệt thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại nghị quyết của trung ương, Quốc hội và Nghị quyết số 01 và 02 của Chính phủ. Trong đó có vấn đề chậm giải ngân vốn đầu tư công.

Thủ tướng nhấn mạnh, Ủy ban không phải là đơn vị hành chính gây khó khăn cho doanh nghiệp mà tạo thuận lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, chú ý nhân lực có đức, có tài cho các tập đoàn, tổng công ty.

Cùng với đó là phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý dứt điểm những công việc của các tập đoàn, tổng công ty mà Ủy ban đã nhận chuyển tiếp từ các bộ, ngành. 

Trong đó có những vấn đề liên quan đến các dự án đầu tư của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam; việc quyết toán cổ phần hóa một số doanh nghiệp đã cổ phần hóa thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí.

Đặc biệt, cần giúp việc Ban Chỉ đạo xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả ngành công thương, nhất là trong năm 2020 này; trình kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Vướng mắc lớn nhất nằm ở đất đai

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Vướng mắc lớn nhất nằm ở đất đai

Tiêu điểm -  5 năm

Một số bộ, ngành địa phương gặp vướng mắc trong triển khai thực hiện xác định giá trị sử dụng đất, giá trị doanh nghiệp. Cổ phần hóa làm sao không gây ra mất đất, chuyển quyền mục đích sử dụng đất như thế nào trong từng trường hợp là bài toán nan giải.

Thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: 'Càng để lâu càng lỗ'

Thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: 'Càng để lâu càng lỗ'

Tiêu điểm -  5 năm

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, việc chậm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước càng lâu đồng nghĩa với khả năng gây thất thoát ngân sách càng lớn.

Hai bài toán lớn của siêu ủy ban quản lý 2,3 triệu tỷ đồng vốn nhà nước

Hai bài toán lớn của siêu ủy ban quản lý 2,3 triệu tỷ đồng vốn nhà nước

Tiêu điểm -  5 năm

Theo GS.TSKH Nguyễn Mại, sức mạnh của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp không phải đến từ tên gọi, nếu không có cơ chế quản lý và bộ máy nhân sự đủ tầm, cơ quan này sẽ không thể hoạt động hiệu quả.

Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động

Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động

Tiêu điểm -  6 năm

Ngày 30/9, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức ra mắt, chấm dứt vai trò quản lý của các bộ ngành đối với doanh nghiệp nhà nước.

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  24 phút

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  25 phút

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  52 phút

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  1 giờ

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  1 giờ

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  1 giờ

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  2 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực