Tiêu điểm
Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động
Ngày 30/9, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức ra mắt, chấm dứt vai trò quản lý của các bộ ngành đối với doanh nghiệp nhà nước.
Trước thực trạng nhiều doanh nghiệp nhà nước đầu tư dàn trải, hoạt động không hiệu quả, đặc biệt là sự thua lỗ của 12 dự án lớn ngành công thương, sau gần 8 tháng thành lập, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Ủy ban) đã sẵn sàng đi vào hoạt động.
Với mục đích hình thành cơ quan chuyên trách, tập trung đầu mối thực hiện quyền đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban này có nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; tuân thủ các quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính về chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp.
Cơ chế giám sát về tài chính đối với các doanh nghiệp do ủy ban làm đại diện chủ sở hữu nhưng không can thiệp vào những vấn đề thuộc thẩm quyền của doanh nghiệp trong lĩnh vực điều hành, quản trị kinh doanh.
Theo đó, 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang trực thuộc các bộ ngành hiện nay sẽ “khởi động” việc chuyển về trực thuộc Ủy ban, chấm dứt vai trò quản lý trực tiếp của các bộ ngành đối với những doanh nghiệp này.
Tổng tài sản Ủy ban này quản lý ước tính vào khoảng 5 triệu tỷ đồng.
Việc ra đời của Ủy ban được kỳ vọng sẽ tách bạch chức năng quản lý nhà nước và quản lý vốn tại doanh nghiệp, chấm dứt tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước.
Ngày 29/9 vừa qua, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 131/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo đó, Ủy ban này là cơ quan thuộc Chính phủ được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.
Ủy ban có nhiệm vụ xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của ủy ban theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định.
Đồng thời thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giao Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu như sau: Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, trừ các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; thực hiện đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Chia sẻ tại buổi Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước: Minh bạch thông tin, đổi mới quản trị” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức mới đây, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, những cơ chế chính sách của các bộ ngành ban hành hiện nay đã đủ khung khổ pháp lý cần thiết để Ủy ban có thể duy nhất là người thực hiện.
Nếu như trước đây, khi các bộ thực hiện quản lý các doanh nghiệp nhà nước khiến xảy ra tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” thì sắp tới đây Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với vai trò đại diện chủ sở hữu có thể yêu cầu doanh nghiệp thực hiện, doanh nghiệp nào không thực hiện sẽ bị xử lý mà không phải đợi ý kiến các bộ ngành.
Đồng quan điểm, ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng cho rằng, việc thành lập "siêu ủy ban" quản lý vốn nhà nước là cần thiết, mục đích của Ủy ban là làm sao quản lý và sử dụng vốn nhà nước hiệu quả.
Ủy ban sẽ quản lý lượng vốn lớn của các Tập đoàn, mục đích đặt ra là khắc phục tình trạng như trước đây, các bộ ngành vừa ban hành chính sách lại vừa đi quản lý các doanh nghiệp dẫn đến nảy sinh nhiều bất cập, không công khai minh bạch, ông Hùng nhấn mạnh.
Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có chủ tịch và không quá 4 phó chủ tịch. Chủ tịch và phó chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức gồm: Vụ Nông nghiệp; Vụ Công nghiệp; Vụ Năng lượng; Vụ Công nghệ và hạ tầng; Vụ Tổng hợp; Vụ Pháp chế - kiểm soát nội bộ; Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng; Trung tâm thông tin.
Các doanh nghiệp do Ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu gồm:
Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; Tổng công ty Viễn thông Mobifone; Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam; Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam; Tổng công ty Cà phê Việt Nam; Tổng công ty Lương thực miền Nam; Tổng công ty Lương thực miền Bắc; Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam; Các doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nửa đầu năm 2018 thu 28.000 tỷ đồng từ cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước
Đừng để sức hấp dẫn của doanh nghiệp nhà nước chỉ nằm ở quỹ đất vàng
Nhiều doanh nghiệp nhà nước hiện đang dựa quá nhiều vào ưu đãi từ đất đai để hấp dẫn các nhà đầu tư khi cổ phần hóa chứ không phải từ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Vì sao doanh nghiệp nhà nước vẫn được 'bao bọc' sau cổ phần hóa
Trong nhiều thông điệp của mình, Chính phủ đã nhấn mạnh quan điểm, doanh nghiệp nhà nước phải theo nguyên tắc thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tuy nhiên, trên thực tế, không nhiều doanh nghiệp làm được điều này.
'Miếng bánh' cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp nhà nước
Theo nhiều đại biểu Quốc hội, việc Nhà nước vẫn nắm giữ tỷ lệ cổ phần cao tại các doanh nghiệp sau cổ phần hoá để chi phối hoạt động chính là một trong những nguyên nhân khó hấp dẫn nhà đầu tư chiến lược.
Quỹ ngoại chịu lỗ sau khi mua cổ phần doanh nghiệp nhà nước
Cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp nhà nước được đưa vào giao dịch trên thị trường chứng khoán đã giảm mạnh sau khi IPO thành công.
LuxGroup Foundation trồng 2.000 cây xanh tại Yên Bái
LuxGroup Foundation phối hợp cùng tổ chức Green Dream tổ chức sự kiện trồng hơn 2.000 cây rừng tại thôn Vàng Ngần, xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.