Thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: 'Càng để lâu càng lỗ'

Thu Phương Thứ sáu, 09/08/2019 - 08:48

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, việc chậm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước càng lâu đồng nghĩa với khả năng gây thất thoát ngân sách càng lớn.

Lợi nhuận Habeco giảm mạnh từ 1.100 tỷ đồng năm 2014 xuống còn 310 tỷ đồng theo số kế hoạch năm 2019

Khi nhắc đến cổ phần hóa, thoái vốn, một trong những mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước hiện đang được đánh giá là quản trị yếu kém và hiệu quả thấp. Song, thực tế không ít doanh nghiệp lại đang trong tình trạng bán nhiều lần không ai mua hoặc không bán được do còn vướng mắc, tồn đọng chưa giải quyết được.

Những dự án như nhà máy Bột Giấy Phương Nam, Công ty Gang thép Thái Nguyên là ví dụ điển hình. Số liệu tại Diễn đàn M&A Vietnam cũng cho thấy, so với thời điểm 2016 - 2017, cổ phiếu của một số doanh nghiệp có vốn nhà nước trong một số ngành, lĩnh vực vốn rất hấp dẫn nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư ngoại như dược phẩm, công nghiệp nhựa, bia rượu nước giải khát đang giảm dần.

Nhiều thương hiệu đình đám một thời hiện đã bắt đầu hoặc đang có dấu hiệu lụi tàn như Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (Halico). Năm 2011, công ty này đã có đại gia ngoại mua 30% cổ phần với giá hơn 200.000 đồng/cổ phiếu. Tròn 1 năm trước lên sàn với giá 31.000 đồng/cổ phiếu nhưng hiện chỉ còn 12.000 đồng/cổ phiếu và hoàn toàn không có giao dịch. Công ty hoạt động lỗ liên tục từ 2015 đến nay.

Công ty mẹ của Halico là Habeco cũng xuống dốc, lợi nhuận sau thuế giảm từ 1.100 tỷ đồng năm 2014 xuống còn 310 tỷ đồng theo số kế hoạch năm 2019, thị phần giảm từ 21% xuống còn 16%.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, đối với những công ty này, nếu Nhà nước không có cơ chế đặc thù để xử lý dứt điểm khó khăn vướng mắc để thoái vốn càng nhanh càng tốt, thì chắc chắn bất lợi và thiệt hại về ngân sách sẽ càng nhiều. Trong nhiều trường hợp, chậm cổ phần hóa, thoái vốn cũng đồng nghĩa với khả năng gây thất thoát cho Nhà nước càng lớn.

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: 'Càng để lâu càng lỗ'
TS. Ngô Trí Long

Đáng lo ngại hơn, theo ông Long, sự chậm trễ trong cổ phần hóa, thoái vốn dễ dẫn đến tâm lý hoạt động cầm chừng chờ đợi, thậm chí là bất an của chính đội ngũ quản lý và người lao động, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã yếu kém sẽ lại càng yếu kém hơn và Nhà nước sẽ càng khó khăn hơn khi thoái vốn.

Tại Diễn đàn Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ngày 8/8 vừa qua, một vấn đề nan giải nữa đối với việc cổ phần hoá doanh nghiệp được ông Long chỉ ra là Nhà nước còn nắm tỉ lệ sở hữu lớn sau cổ phần hoá khiến doanh nghiệp nhà nước khó thay đổi về chất.

Qua theo dõi diễn biến trên thị trường chứng khoán trong hơn ba năm qua, trong tổng số 25 tổng công ty thuộc diện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020 có 20 tổng công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong khi đó, chỉ có một tổng công ty đã thực hiện thoái hết vốn nhà nước là Tổng công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng. Còn lại, có đến 8 tổng công ty gần như không có giao dịch cổ phiếu hoặc giao dịch không đáng kể.

Những doanh nghiệp này đều có một đặc điểm chung là Nhà nước vẫn đang nắm từ 80% đến 98% tổng số cổ phần. Trong khi đó, không có nhiều biến động tích cực nào về tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp này sau cổ phần hóa, thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn kinh doanh bết bát, kém hiệu quả hơn.

Trên thực tế, sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân vào khu vực doanh nghiệp nhà nước còn rất hạn chế. Tnh đến hết năm 2017 tỷ lệ vốn nhà nước thực bán qua cổ phần hoá và thoái vốn chỉ chiếm khoảng 7,5% của tổng số vốn nhà nước nắm giữ. Trong giai đoạn 2011 – 2016, trong số 426 doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược chỉ nắm giữ 7,3% vốn điều lệ của doanh nghiệp cổ phần hóa.

Điều này đã dẫn đến một thực tế đáng quan ngại là doanh nghiệp nhà nước không có sự thay đổi căn bản về cơ chế quản trị, nhân sự, là những yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, việc tham gia vào hội đồng quản trị của nhà đầu tư chiến lược chỉ mang tính hình thức vì tỉ lệ cổ phần nắm giữ cũng chưa quá được 35% để có tiếng nói trong quản lý, điều hành doanh nghiệp.

Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, quá trình cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chưa đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Hiện một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước còn chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành chế độ báo cáo.

Vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị còn chưa cao, chưa quyết liệt trong việc đổi mới hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo nguyên tắc thị trường, chống lợi ích nhóm trong cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước. Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần có nhiều thời gian để xử lý vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động trong giai đoạn trước cổ phần hóa làm kéo dài thời gian thực hiện cổ phần hóa.

Mặt khác, nhiều doanh nghiệp chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các doanh nghiệp này.

Nhiều bài học về cổ phần hoá cần nhìn nhận lại

Nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, ông Ngô Trí Long cho rằng, Bộ Tài chính cần xem xét khi hoàn thiện cơ chế chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.

Trước hết, cần quy định rõ hơn về trách nhiệm của bộ ngành và các bên liên quan trong cổ phần hóa, thoái vốn. Tránh tư tưởng đùn đẩy, sợ trách nhiệm trong xử lý công việc, không “tròn vo, đẩy công văn xin ý kiến vòng quanh” gây ách tắc, trì trệ.

Thứ hai, thời gian vừa qua, nhiều vụ việc bán cho nhà đầu tư chiến lược trong nước cũng đã để lại những bài học như trường hợp Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) - một thương hiệu điện ảnh có tuổi đời gần 60 năm. Nhà đầu tư chiến lược là Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) không hề có kinh nghiệm và khả năng trong lĩnh vực sản xuất phim.

Không ít nhà đầu tư chiến lược Việt khác tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước chỉ nhằm mục đích chính là bất động sản và những khu đất vàng hơn là nhằm vào thương hiệu hoặc ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp.

Thanh tra kết luận nhiều sai phạm trong cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam

Do đó, ông Long cho rằng, trước mỗi thương vụ cổ phần hóa, việc thực hiện điều tra chi tiết về nhà đầu tư chiến lược tiềm năng là rất cần thiết. Việc lựa chọn nhà đầu tư nội hay ngoại sẽ không thực sự quan trọng bằng việc đánh giá, lựa chọn được nhà đầu tư với công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm với thị trường Việt Nam, có cam kết gắn bó với thị trường Việt Nam trong dài hạn, có chiến lược phát triển dựa trên những sản phẩm thuần Việt. 

Có như vậy thì quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại đoanh nghiệp mới thực sự trở thành công cụ hiệu quả giúp Nhà nước đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Để nâng cao hiệu quả quản lý và thoái vốn nhà nước, ông Trần Nguyên Nam, Phó trưởng ban phụ trách Ban kế hoạch tổng hợp SCIC cũng cho rằng, Chính phủ cần tạo môi trường để tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoạt động kinh doanh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

Các cơ quan quản lý cần xem xét, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước một cách tổng thể; các bộ, địa phương thực hiện nghiêm túc việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao về SCIC.

Riêng đối với quá trình cổ phần hóa, SCIC đề xuất cơ quan có thẩm quyền sớm phê duyệt phương án sắp xếp nhà đất và phương án sử dụng đất doanh nghiệp. Sớm ban hành các thông tư hướng dẫn về phê duyệt phương án sử dụng đất, xử lý về các vấn đề phát sinh liên quan đến việc xây dựng phương án cổ phần hóa, chính sách đối với người lao động dôi dư.

Mặt khác, ông Nam cũng kiến nghị cần tiếp tục tách bạch quá trình bán vốn và việc thu hồi nợ theo hướng việc theo dõi và thu hồi nợ cần được coi là công việc thường xuyên cả trước, trong và sau khi bán cổ phần đối với các doanh nghiệp. 

4 nguyên nhân khiến cổ phần hoá chưa hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

4 nguyên nhân khiến cổ phần hoá chưa hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Tiêu điểm -  6 năm
Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, việc các doanh nghiệp nhà nước muốn nắm cổ phần chi phối khi cổ phần hoá là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều thương vụ M&A không thành công.
4 nguyên nhân khiến cổ phần hoá chưa hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

4 nguyên nhân khiến cổ phần hoá chưa hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Tiêu điểm -  6 năm
Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, việc các doanh nghiệp nhà nước muốn nắm cổ phần chi phối khi cổ phần hoá là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều thương vụ M&A không thành công.
Áp lực cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước năm 2019

Áp lực cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước năm 2019

Tiêu điểm -  5 năm

Theo kế hoạch, năm 2019, cả nước sẽ cổ phần hoá 19 doanh nghiệp, song con số này sẽ phải cộng dồn thêm 40 doanh nghiệp chưa cổ phần hoá của năm 2018.

Thanh tra kết luận nhiều sai phạm trong cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam

Thanh tra kết luận nhiều sai phạm trong cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam

Tiêu điểm -  5 năm

Nhiều vi phạm trong việc sử dụng đất đai, thực hiện cổ phần hoá, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược của Hãng phim truyện Việt Nam đã được Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý dứt điểm.

Nửa đầu năm 2018 thu 28.000 tỷ đồng từ cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước

Nửa đầu năm 2018 thu 28.000 tỷ đồng từ cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước

Tài chính -  6 năm

Lũy kế từ năm 2016 đến nay, tổng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn đạt khoảng 198.000 tỷ đồng cao gấp 2,5 lần số thu được trong giai đoạn từ 2011 đến 2015.

4 nguyên nhân khiến cổ phần hoá chưa hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

4 nguyên nhân khiến cổ phần hoá chưa hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Tiêu điểm -  6 năm

Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, việc các doanh nghiệp nhà nước muốn nắm cổ phần chi phối khi cổ phần hoá là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều thương vụ M&A không thành công.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.